Một Vị Thánh Thời Đại: Đức Hồng Y John Henry Newman
Hôm thứ Tư vừa qua 13/2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê sắc lệnh thừa nhận phép lạ mà ĐHY John Henry Newman thể hiện như là điều kiện để Ngài được nâng lên hàng Hiển thánh.
Đức Hồng Y John Henry Newman sắp được nâng lên hàng hiển thánh, một vị thánh mới cho nước Anh kể từ khi Thánh John Ogilvie được Đức thánh Giáo hoàng Paul VI phong thánh vào năm 1976.
Đức Hồng Y Newman, người được Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI phong chân phước vào năm 2010, Ngài sinh vào năm 1801. Ngài là một linh mục Anh giáo, đã thành lập Hiệp hội sống tinh thần Chúa Kitô tại Đại học Oxford, và sau này Ngài đã tuyên xưng Đức tin Công Giáo và thông hiệp hoàn toàn vào Giáo Hội Công Giáo vào năm 1845.
Sau đó Ngài được tấn phong Hồng Y và qua đời ở tuổi 89. Trong lễ an táng của Ngài, hơn 15.000 người đã xếp hàng dài trên đường phố để tiễn đưa Ngài đến nơi an nghỉ cuối cùng…
Hồ sơ phong thánh cho Ngài được bắt đầu vào năm 1958 và Ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô tuyên dương là Đầy tớ Chúa vào năm 1991 sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Ngài và quảng bá lối sống hùng anh của Ngài trên bước đường tiến tới việc phong thánh.
Sau khi được phong chân phước, Đức ông Roderick Strange, một học giả chuyên nghiên cứu về ĐHY Newman và là tác giả của tác phẩm mang tựa đề John Newman, Một nhà Tư tưởng sống của Thời đại; còn tác giả Veronica Scarisbrick nói về vị Hồng Y người Anh này như là một trong những nhân vật quan trọng vào bậc nhất của thế kỷ 19.
Phỏng vấn Đức ông Roderick Strange
Tư tưởng của ĐHY Newman còn âm vang, vì Ngài không phải là một nhà trí thức trong giảng đường đại học, mà Ngài là một người biết thông truyền những suy tưởng, cảm hóa tâm tư của rất nhiều người. Đức ông Roderick Strange, qua cuộc trao đổi với tác giả Veronica Scarisbrick, nói về ĐHY Newman là một nhà tư tưởng, một người bạn, một linh mục.
Trước hết, Đức ông chia sẻ ĐHY Newman, là nguồn cảm hứng cho nhiều người, dù phải sống một cuộc sống phức tạp, vật lộn với cơm áo, bạc tiền nhưng vẫn có thể vươn lên trong đời sống tâm linh làm người… trong một cuộc sống đảo điên, tục hóa của thực tại của một xã hội tục hóa ngày nay…
ĐHY Newman, một người bạn
Đức ông Strange tiếp tục mô tả: dù ĐHY là một người với cá tính phức tạp: nhiều khi cương trực cố hữu, tự hào với lối suy tư riêng của mình, nhưng Ngài vẫn là một người bạn rộng mở lòng, sẻ chia với người khác!
Ngài sống hòa đồng với mọi người, nam cũng như nữ, quý ông cũng như quí bà, với các nữ tu… ĐHY có một năng khiếu nối kết xã giao với mọi người một các tuyệt vời.
Một Học giả
Đức ông Strange mô tả ĐHY Newman được nhiều người biết đến như là một học giả tuyệt vời, với những suy tư phong phú, phản ánh cuộc sống qua những hành trình tâm linh và hiện thực trong đời mục vụ của Ngài dành cho đại chúng.
Đức ông Strange còn cho hay khía cạnh nổi bật nhất của ĐHY là việc rao giảng và truyền đạt đạo lý thật sâu sắc của ĐHY đã đi vào tâm trí của nhiều người mà hoán cải, đổi mới tâm tư của họ.
Cuối cùng, Đức ông Strange tóm tắt cuộc đời của ĐHY là một người rất hoàn hảo: Ngài là một con người, mà cũng là một vị thánh nhân, là một nhà thần học, một nhạc sĩ, một nhạc sĩ vĩ cầm và là một linh mục tốt lành.
Newman và Manning
Đức ông Strange so sánh những tương đồng và tương phản mà người đương thời của ĐHY thường so sánh Ngài với Đức Tổng Giám Mục Henry Edward Manning, cũng là một người trong Giáo hội Anh giáo đã trở về hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Tuy thế có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai nhân vật này. Rất nhiều câu chuyện đã được kể về Đức Hồng Y Newman, những tương đồng và tương phản giữa hai vị, nhưng theo Đức ông Strange thì sự khác biệt cốt lõi nhất của cuộc đời Đức Hồng Y Newman là công việc mục vụ rất linh hoạt của Ngài đã đem lại nhiều hoa trái cho Giáo hội.
Gia sản Tinh thần của ĐHY
Theo Đức ông Strange thì ĐHY Newman đã để lại cho Giáo hội và hậu thế một gia sản tinh thần: những tư tưởng thần học về Huấn quyền, vai trò quan trọng của Đức Maria trong tiến trình đại kết, cũng như vị trí của người giáo dân trong Giáo hội , thái độ và tâm tư của chúng ta đối về đời sống tâm linh và cuối cùng là tấm gương trung tín của Ngài trước mọi khó khăn thử thách.
Đức ông Strange cũng nói nhiều về tình bạn giữa ĐHY Newman với Edward Pusey, một người bạn cùng sinh hoạt trong Phong trào Kitô hữu tại Đại học Oxford, một phong trào củng cố Giáo hội Anh giữ được cốt tủy của Anh giáo nhưng lại hướng tới một lối sống và phát huy những truyền thống Công Giáo.
Đức ông Strange cho hay ĐHY Newman trở thành người Công Giáo trong khi Pusey vẫn giữ nguyên là người Anh giáo, cả hai vẫn là những người bạn tâm giao thân thiết. Đức ông cho hay: Có một thời điểm, cả hai đã công khai tranh luận về giáo lý: mặc dù họ tranh luận công khai, nhưng họ vẫn trao đổi với nhau qua thư từ: thật là một ví dụ tuyệt vời về cách xử lý, tranh luận những dị biệt hầu xây dựng đi tới những điểm tương đồng…
Đức ông Strange nói về niềm xác tín cá nhân của ĐHY Newman là một đặc điểm quan trọng trong tất cả các mối quan hệ đại kết – ĐHY Newman đã làm thế nào để giữ đưiợc một sự quân bình trước thực tại này và làm thế nào Ngài vẫn giữ được mối thân tình liên đới với Giáo hội Anh giáo ngày nay: Đức Hồng Y không chỉ là một người của một quá khứ xa xôi mà là một người thực sự có những liên đới rất phong phú và đầy ý nghĩa đối với tất cả chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay.
Hôm thứ Tư vừa qua 13/2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê sắc lệnh thừa nhận phép lạ mà ĐHY John Henry Newman thể hiện như là điều kiện để Ngài được nâng lên hàng Hiển thánh.
Đức Hồng Y John Henry Newman sắp được nâng lên hàng hiển thánh, một vị thánh mới cho nước Anh kể từ khi Thánh John Ogilvie được Đức thánh Giáo hoàng Paul VI phong thánh vào năm 1976.
Đức Hồng Y Newman, người được Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI phong chân phước vào năm 2010, Ngài sinh vào năm 1801. Ngài là một linh mục Anh giáo, đã thành lập Hiệp hội sống tinh thần Chúa Kitô tại Đại học Oxford, và sau này Ngài đã tuyên xưng Đức tin Công Giáo và thông hiệp hoàn toàn vào Giáo Hội Công Giáo vào năm 1845.
Sau đó Ngài được tấn phong Hồng Y và qua đời ở tuổi 89. Trong lễ an táng của Ngài, hơn 15.000 người đã xếp hàng dài trên đường phố để tiễn đưa Ngài đến nơi an nghỉ cuối cùng…
Hồ sơ phong thánh cho Ngài được bắt đầu vào năm 1958 và Ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô tuyên dương là Đầy tớ Chúa vào năm 1991 sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Ngài và quảng bá lối sống hùng anh của Ngài trên bước đường tiến tới việc phong thánh.
Sau khi được phong chân phước, Đức ông Roderick Strange, một học giả chuyên nghiên cứu về ĐHY Newman và là tác giả của tác phẩm mang tựa đề John Newman, Một nhà Tư tưởng sống của Thời đại; còn tác giả Veronica Scarisbrick nói về vị Hồng Y người Anh này như là một trong những nhân vật quan trọng vào bậc nhất của thế kỷ 19.
Phỏng vấn Đức ông Roderick Strange
Tư tưởng của ĐHY Newman còn âm vang, vì Ngài không phải là một nhà trí thức trong giảng đường đại học, mà Ngài là một người biết thông truyền những suy tưởng, cảm hóa tâm tư của rất nhiều người. Đức ông Roderick Strange, qua cuộc trao đổi với tác giả Veronica Scarisbrick, nói về ĐHY Newman là một nhà tư tưởng, một người bạn, một linh mục.
Trước hết, Đức ông chia sẻ ĐHY Newman, là nguồn cảm hứng cho nhiều người, dù phải sống một cuộc sống phức tạp, vật lộn với cơm áo, bạc tiền nhưng vẫn có thể vươn lên trong đời sống tâm linh làm người… trong một cuộc sống đảo điên, tục hóa của thực tại của một xã hội tục hóa ngày nay…
ĐHY Newman, một người bạn
Đức ông Strange tiếp tục mô tả: dù ĐHY là một người với cá tính phức tạp: nhiều khi cương trực cố hữu, tự hào với lối suy tư riêng của mình, nhưng Ngài vẫn là một người bạn rộng mở lòng, sẻ chia với người khác!
Ngài sống hòa đồng với mọi người, nam cũng như nữ, quý ông cũng như quí bà, với các nữ tu… ĐHY có một năng khiếu nối kết xã giao với mọi người một các tuyệt vời.
Một Học giả
Đức ông Strange mô tả ĐHY Newman được nhiều người biết đến như là một học giả tuyệt vời, với những suy tư phong phú, phản ánh cuộc sống qua những hành trình tâm linh và hiện thực trong đời mục vụ của Ngài dành cho đại chúng.
Đức ông Strange còn cho hay khía cạnh nổi bật nhất của ĐHY là việc rao giảng và truyền đạt đạo lý thật sâu sắc của ĐHY đã đi vào tâm trí của nhiều người mà hoán cải, đổi mới tâm tư của họ.
Cuối cùng, Đức ông Strange tóm tắt cuộc đời của ĐHY là một người rất hoàn hảo: Ngài là một con người, mà cũng là một vị thánh nhân, là một nhà thần học, một nhạc sĩ, một nhạc sĩ vĩ cầm và là một linh mục tốt lành.
Newman và Manning
Đức ông Strange so sánh những tương đồng và tương phản mà người đương thời của ĐHY thường so sánh Ngài với Đức Tổng Giám Mục Henry Edward Manning, cũng là một người trong Giáo hội Anh giáo đã trở về hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Tuy thế có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai nhân vật này. Rất nhiều câu chuyện đã được kể về Đức Hồng Y Newman, những tương đồng và tương phản giữa hai vị, nhưng theo Đức ông Strange thì sự khác biệt cốt lõi nhất của cuộc đời Đức Hồng Y Newman là công việc mục vụ rất linh hoạt của Ngài đã đem lại nhiều hoa trái cho Giáo hội.
Gia sản Tinh thần của ĐHY
Theo Đức ông Strange thì ĐHY Newman đã để lại cho Giáo hội và hậu thế một gia sản tinh thần: những tư tưởng thần học về Huấn quyền, vai trò quan trọng của Đức Maria trong tiến trình đại kết, cũng như vị trí của người giáo dân trong Giáo hội , thái độ và tâm tư của chúng ta đối về đời sống tâm linh và cuối cùng là tấm gương trung tín của Ngài trước mọi khó khăn thử thách.
Đức ông Strange cũng nói nhiều về tình bạn giữa ĐHY Newman với Edward Pusey, một người bạn cùng sinh hoạt trong Phong trào Kitô hữu tại Đại học Oxford, một phong trào củng cố Giáo hội Anh giữ được cốt tủy của Anh giáo nhưng lại hướng tới một lối sống và phát huy những truyền thống Công Giáo.
Đức ông Strange cho hay ĐHY Newman trở thành người Công Giáo trong khi Pusey vẫn giữ nguyên là người Anh giáo, cả hai vẫn là những người bạn tâm giao thân thiết. Đức ông cho hay: Có một thời điểm, cả hai đã công khai tranh luận về giáo lý: mặc dù họ tranh luận công khai, nhưng họ vẫn trao đổi với nhau qua thư từ: thật là một ví dụ tuyệt vời về cách xử lý, tranh luận những dị biệt hầu xây dựng đi tới những điểm tương đồng…
Đức ông Strange nói về niềm xác tín cá nhân của ĐHY Newman là một đặc điểm quan trọng trong tất cả các mối quan hệ đại kết – ĐHY Newman đã làm thế nào để giữ đưiợc một sự quân bình trước thực tại này và làm thế nào Ngài vẫn giữ được mối thân tình liên đới với Giáo hội Anh giáo ngày nay: Đức Hồng Y không chỉ là một người của một quá khứ xa xôi mà là một người thực sự có những liên đới rất phong phú và đầy ý nghĩa đối với tất cả chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay.