Gần tới Hội Nghị về lạm dụng tình dục ở Vatican, Michael J. O’Loughlin của tờ America cho ta một cái nhìn cập nhật về hội nghị này.
Theo ký giả trên, cuối tuần trước, Đức Hồng Y Cupich của Chicago đã gửi 1 thư luân lưu cho giáo dân của ngài, đề cập đến Hội nghị. Ngài nói với họ: hội nghị sẽ thành công.
Gọi các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng là “can đảm”, Đức Hồng Y nói: Đức Giáo Hoàng hiểu vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục và việc một số giám mục che đậy các lạm dụng này là một “một vấn đề hoàn vũ cần 1 giải pháp hoàn vũ”.
Ngài cho biết: “Mục đích của Đức Thánh Cha khi triệu tập hội nghị vào cuối tháng này là để bảo đảm việc mọi giám mục trên thế giới nhận trách nhiệm bản thân và phải giải trình trách nhiệm này về cách các ngài xử lý vấn đề. Nhưng Đức Giáo Hoàng cũng có y định chỉ rõ cho các vị những biện pháp cụ thể để tuân thủ nghị trình này”.
Như mọi người đã biết hồi tháng Chín năm ngoái, sau nhiều tháng có những tiết lộ liên tiếp về lạm dụng tình dục ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, Tòa Thánh công bố Đức Phanxicô sẽ triệu tập các chủ tịch các hội đồng giám mục của 130 quốc gia về Vatican tham dự hội nghị vừa nói.
Tuy Đức Phanxicô khuyên những người quá hy vọng vào hội nghị nên dè dặt, nhưng các kỳ vọng vào hội nghị vẫn rất cao, một phần do một số viên chức Giáo Hội vốn thúc đẩy các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải xem xét vân đề lạm dụng một cách nghiêm túc hơn.
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, một chuyên viên về lạm dụng tình dục trong Giáo hội, hồi tháng 10, nói với các nhà báo rằng “chúng tôi biết người ta đang rất mong có nhiều giải trình trách nhiệm (accountability) hơn” và người Công Giáo “cần tín thác Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc khai triển 1 hệ thống căn cứ vào đó sẽ có nhiều giải trình trách nhiệm hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna là một trong bốn viên chức trong ban tổ chức Hội Nghị sắp tới.
Trong khi đó, viết cho Religion News Service, linh mục Thomas Reese, S.J., thì cho rằng hội nghị “rất có thể thất bại trước lúc khai mạc”. Lý do: không dành đủ thì giờ cho việc lên kế hoạch cho hội nghị, phạm vi hội nghị quá rộng lớn và 1 cuộc họp hoàn vũ ít khi có được một bộ chính sách chung.
Cha Reese nói rằng “Đức Phanxicô có thể thành công, nhưng khi hội nghị kết thúc, nó chỉ được coi như 1 bước nhỏ tiến tới trong 1 cố gắng cần rất nhiều năm”.
Ấy thế nhưng Zach Hiner, đứng đầu mạng lưới Survivors Network for those Abused by Priests, nói rằng nhóm của ông hy vọng “có được một thứ kế hoạch giải trình trách nhiệm nào đó đối với bât cứ vị giám mục hay Hồng Y nào đóng 1 vai trò nào đó trong việc che đậy hay giảm thiểu các lời tố cao lạm dụng”.
Nhóm trên mong việc thực thi các qui định buộc các giám mục phải giải trình trách nhiệm đối với việc che đậy lạm dụng mà không đòi Vatican điều tra và hành dộng, 1 diễn trình họ coi là quá luộm thuộm.
Ông Hiner cho rằng ông không dự ứng “bất cứ thay đổi đột phá nào nhưng tôi hy vọng các thay đổi loại này sẽ được xem xét”.
Ở Hoa Kỳ, nhiều nhóm Công Giáo đã tổ chức các buổi thảo luận liên quan đến hội nghị nói trên. Đại học Công Giáo America có 1 buổi tập huấn vào ngày 6 tháng 2 vừa qua, tổ chức Catholic Commonground Initiatives tổ chức 1 hội nghị vào ngày 18 tháng 2 sắp tới và nhóm chủ trương cải tổ Leadership Roundtable vừa tổ chức tuần rồi 1 cuộc hội thảo với sự tham dự của hơn 200 nhà lãnh đạo Giáo hội, trong đó có các Hồng Y Cupich, O’Malley và Tobin, cũng như Cha Zoller, và một số nạn nhân bị lạm dụng. Các tham dự viên thảo luận “các biện pháp cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dẫn đến cuộc cải tổ và phục hồi cần thiết”. Kerry Robinson, đại sứ hoàn cầu của nhóm cho biết như thế.
Bà Robinson nói rằng thời gian ngắn dành cho hội nghị có thể giới hạn thành quả của nó, nhưng bà được khích lệ bởi việc Đức Phanxicô cam kết tiếp tục gặp gỡ các nạn nhân và bản chất hoàn cầu của hội nghị.
Bà nhận định: “dựa vào các chuyến viếng thăm giáo hội khắp thế giới, tôi có thể chứng thực rằng đây là 1 vấn nạn có hệ thống, nhưng mức độ ý thức về tính khẩn trương và ưu tiên về nó như một thách thức đối với giáo hội thì rất khác nhau tùy theo bạn ở chỗ nào trên thế giới. Đem mọi người lên cùng một bình diện ý thức về tính trầm trọng và khẩn trương là một thành tố quan yếu của hội nghị”.
Người ta cũng nhớ, ủy ban tổ chức hội nghị, hồi tháng 12, có gửi cho các vị chủ tịch các hội đồng giám mục một lá thư thúc giục các ngài tìm dịp thăm viếng các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, trước khi đi phó hội, “để đích thân học biết nỗi đau khổ họ phải chịu”.
Một bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó, gửi cho các giám mục Hoa Kỳ, lúc đó đang tĩnh tâm tại Chicago để yêu cầu các ngài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng lạm dụng, đã kết án “não trạng che đậy sự việc”.
Ngài viết rằng “Đấu tranh chống nền văn hóa lạm dụng, đánh mất khả tín tính, sự ngỡ ngàng và bối rối do đó mà ra, và sự giảm lòng tin tưởng ở sứ mệnh của chúng ta đòi ta phải có 1 cách tiếp cận đổi mới và cương quyết để giải quyết các tranh chấp”.
Nhưng trong những ngày gần đây, Đức Phnaxicô đã cho hiểu là đừng quá trông mong vào hội nghị. Nói với các nhà báo trong chuyến bay từ Panama trở lại Rôma, ngài bảo: “tôi nhận thấy đã có những mong đợi thổi phồng. Chúng ta cần xì hơi các mong chờ ấy xuống tới những điểm tôi đã đưa ra vì vấn đề lạm dụng sẽ vẫn tiếp tục; nó là một vấn đề của con người, một vấn đề của con người ở khắp nơi”. Đức Giáo Hoàng cho hay: Thay vì tạo ra các qui định mới, hội nghị sẽ thông tri cho các giám mục về tầm cỡ của cuộc khủng hoảng lạm dụng và cho các ngài biết các ngài giả thiết phải xử lý các khiếu nại ra sao.
Trong khi ấy, một khía cạnh khác của nạn lạm dụng tình dục lại vừa được công luận nêu lên và được Đức Phanxicô chính thức nhìn nhận: đó la việc các nữ tu bị một số giao sĩ và giáo phẩm lạm dụng.
Nicole Winfield của A.P. khi thuật lại câu trả lời của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Abu Dhabi trở về Vatican, cho hay: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hôm thứ Ba, công khai nhìn nhận tai tiếng một số linh mục và giám mục đã lạm dụng tình dục các nữ tu và đoan hứa sẽ làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề, (đây là) dấu hiệu mới nhất cho thấy chưa có kết thúc nào ở chân trời đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo”.
Dịp này, Đức Phanxicô nói rằng: “không phải mọi người làm việc này, nhưng đã có những linh mục và giám mục làm thế. Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp diễn vì không có chuyện một khi bạn hiểu ra nó, nó sẽ chấm dứt. Nó sẽ tiếp tục. Và chúng tôi vốn đã đang làm việc đối với nó trong thời gian qua”.
Ngài nói với các nhà báo “Chúng ta có nên làm nhiều hơn không? Có. Có ý chí không ? Có. Nhưng là con đường chúng ta đã bắt đầu”.
Theo Nicole, hiện đã có bằng chứng lạm dụng loại này tại Ấn Độ, Phi Châu, Âu Châu và Nam Mỹ. Tháng 11, Hiệp hội Quốc tế Các Bề Trên cả, đại diện cho các dòng nữ Công Giáo thế giới, đã công khai tố cáo “nền văn hóa im lặng và bí mật” vốn ngăn cản các nữ tu tố cáo, và thúc giục họ báo cáo việc lạm dụng cho các bề trên của họ và cảnh sát.
Và tuần rồi, tờ báo chính thức của Tòa thánh, tờ L’Osservatore Romano đã chỉ rõ nền văn hóa giáo sĩ trị là thủ phạm. Tạp chí “Women Church World” của tờ báo này cho hay các nữ tu nạn nhân buộc phải hoài thai đứa con của các linh mục phạm tội hoặc mang thai đứa con nhưng không được các linh mục phạm tội nhìn nhận.
Đức Phanxicô trưng dẫn việc Đức Bênêđíctô từng hành động chống lại 1 dòng tu tại Pháp vì đã thừa nhận vị linh mục sáng lập dòng đã vi phạm lời khấn khiết tịnh với các tuyển sinh nữ. Ngài nói rằng các nữ tu đã bị biến thành “nô lệ tình dục” trong tay linh mục Marie-Dominique Philippe và các linh mục khác.
Ngày 6 tháng 2 vừa qua, quyền giám đốc phòng Báo chí, Alessandro Gisotti, cải chính câu “nô lệ tình dục” trên đây của Đức Phanxicô. Ông nói: “khi Đức Thánh Cha, nhân nhắc đến việc giải tán 1 hội dòng, đã nói đến ‘nô lệ tình dục’, ngài có ý nói đến ‘thao túng’, 1 hình thức lạm dụng quyền hành cũng phản ảnh trong việc lạm dụng tình dục”.
Phòng Báo chí minh xác: việc thao túng tình dục đã diễn ra tại dòng tu đó chứ không phải nô lệ tình dục và dòng tu đó là Dòng Nữ Chiêm Niệm Thánh Gioan, bị Đức Bênêđíctô XVI dẹp bỏ năm 2013.
Người ta hy vọng khía cạnh này sẽ được bàn đến trong hội nghị cuối tháng này vì quả tình vấn đề này nổi bật ở những nước như Phi Châu hơn là lạm dụng tình dục vị thành niên.
Theo ký giả trên, cuối tuần trước, Đức Hồng Y Cupich của Chicago đã gửi 1 thư luân lưu cho giáo dân của ngài, đề cập đến Hội nghị. Ngài nói với họ: hội nghị sẽ thành công.
Gọi các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng là “can đảm”, Đức Hồng Y nói: Đức Giáo Hoàng hiểu vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục và việc một số giám mục che đậy các lạm dụng này là một “một vấn đề hoàn vũ cần 1 giải pháp hoàn vũ”.
Ngài cho biết: “Mục đích của Đức Thánh Cha khi triệu tập hội nghị vào cuối tháng này là để bảo đảm việc mọi giám mục trên thế giới nhận trách nhiệm bản thân và phải giải trình trách nhiệm này về cách các ngài xử lý vấn đề. Nhưng Đức Giáo Hoàng cũng có y định chỉ rõ cho các vị những biện pháp cụ thể để tuân thủ nghị trình này”.
Như mọi người đã biết hồi tháng Chín năm ngoái, sau nhiều tháng có những tiết lộ liên tiếp về lạm dụng tình dục ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, Tòa Thánh công bố Đức Phanxicô sẽ triệu tập các chủ tịch các hội đồng giám mục của 130 quốc gia về Vatican tham dự hội nghị vừa nói.
Tuy Đức Phanxicô khuyên những người quá hy vọng vào hội nghị nên dè dặt, nhưng các kỳ vọng vào hội nghị vẫn rất cao, một phần do một số viên chức Giáo Hội vốn thúc đẩy các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải xem xét vân đề lạm dụng một cách nghiêm túc hơn.
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, một chuyên viên về lạm dụng tình dục trong Giáo hội, hồi tháng 10, nói với các nhà báo rằng “chúng tôi biết người ta đang rất mong có nhiều giải trình trách nhiệm (accountability) hơn” và người Công Giáo “cần tín thác Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc khai triển 1 hệ thống căn cứ vào đó sẽ có nhiều giải trình trách nhiệm hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna là một trong bốn viên chức trong ban tổ chức Hội Nghị sắp tới.
Trong khi đó, viết cho Religion News Service, linh mục Thomas Reese, S.J., thì cho rằng hội nghị “rất có thể thất bại trước lúc khai mạc”. Lý do: không dành đủ thì giờ cho việc lên kế hoạch cho hội nghị, phạm vi hội nghị quá rộng lớn và 1 cuộc họp hoàn vũ ít khi có được một bộ chính sách chung.
Cha Reese nói rằng “Đức Phanxicô có thể thành công, nhưng khi hội nghị kết thúc, nó chỉ được coi như 1 bước nhỏ tiến tới trong 1 cố gắng cần rất nhiều năm”.
Ấy thế nhưng Zach Hiner, đứng đầu mạng lưới Survivors Network for those Abused by Priests, nói rằng nhóm của ông hy vọng “có được một thứ kế hoạch giải trình trách nhiệm nào đó đối với bât cứ vị giám mục hay Hồng Y nào đóng 1 vai trò nào đó trong việc che đậy hay giảm thiểu các lời tố cao lạm dụng”.
Nhóm trên mong việc thực thi các qui định buộc các giám mục phải giải trình trách nhiệm đối với việc che đậy lạm dụng mà không đòi Vatican điều tra và hành dộng, 1 diễn trình họ coi là quá luộm thuộm.
Ông Hiner cho rằng ông không dự ứng “bất cứ thay đổi đột phá nào nhưng tôi hy vọng các thay đổi loại này sẽ được xem xét”.
Ở Hoa Kỳ, nhiều nhóm Công Giáo đã tổ chức các buổi thảo luận liên quan đến hội nghị nói trên. Đại học Công Giáo America có 1 buổi tập huấn vào ngày 6 tháng 2 vừa qua, tổ chức Catholic Commonground Initiatives tổ chức 1 hội nghị vào ngày 18 tháng 2 sắp tới và nhóm chủ trương cải tổ Leadership Roundtable vừa tổ chức tuần rồi 1 cuộc hội thảo với sự tham dự của hơn 200 nhà lãnh đạo Giáo hội, trong đó có các Hồng Y Cupich, O’Malley và Tobin, cũng như Cha Zoller, và một số nạn nhân bị lạm dụng. Các tham dự viên thảo luận “các biện pháp cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dẫn đến cuộc cải tổ và phục hồi cần thiết”. Kerry Robinson, đại sứ hoàn cầu của nhóm cho biết như thế.
Bà Robinson nói rằng thời gian ngắn dành cho hội nghị có thể giới hạn thành quả của nó, nhưng bà được khích lệ bởi việc Đức Phanxicô cam kết tiếp tục gặp gỡ các nạn nhân và bản chất hoàn cầu của hội nghị.
Bà nhận định: “dựa vào các chuyến viếng thăm giáo hội khắp thế giới, tôi có thể chứng thực rằng đây là 1 vấn nạn có hệ thống, nhưng mức độ ý thức về tính khẩn trương và ưu tiên về nó như một thách thức đối với giáo hội thì rất khác nhau tùy theo bạn ở chỗ nào trên thế giới. Đem mọi người lên cùng một bình diện ý thức về tính trầm trọng và khẩn trương là một thành tố quan yếu của hội nghị”.
Người ta cũng nhớ, ủy ban tổ chức hội nghị, hồi tháng 12, có gửi cho các vị chủ tịch các hội đồng giám mục một lá thư thúc giục các ngài tìm dịp thăm viếng các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, trước khi đi phó hội, “để đích thân học biết nỗi đau khổ họ phải chịu”.
Một bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó, gửi cho các giám mục Hoa Kỳ, lúc đó đang tĩnh tâm tại Chicago để yêu cầu các ngài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng lạm dụng, đã kết án “não trạng che đậy sự việc”.
Ngài viết rằng “Đấu tranh chống nền văn hóa lạm dụng, đánh mất khả tín tính, sự ngỡ ngàng và bối rối do đó mà ra, và sự giảm lòng tin tưởng ở sứ mệnh của chúng ta đòi ta phải có 1 cách tiếp cận đổi mới và cương quyết để giải quyết các tranh chấp”.
Nhưng trong những ngày gần đây, Đức Phnaxicô đã cho hiểu là đừng quá trông mong vào hội nghị. Nói với các nhà báo trong chuyến bay từ Panama trở lại Rôma, ngài bảo: “tôi nhận thấy đã có những mong đợi thổi phồng. Chúng ta cần xì hơi các mong chờ ấy xuống tới những điểm tôi đã đưa ra vì vấn đề lạm dụng sẽ vẫn tiếp tục; nó là một vấn đề của con người, một vấn đề của con người ở khắp nơi”. Đức Giáo Hoàng cho hay: Thay vì tạo ra các qui định mới, hội nghị sẽ thông tri cho các giám mục về tầm cỡ của cuộc khủng hoảng lạm dụng và cho các ngài biết các ngài giả thiết phải xử lý các khiếu nại ra sao.
Trong khi ấy, một khía cạnh khác của nạn lạm dụng tình dục lại vừa được công luận nêu lên và được Đức Phanxicô chính thức nhìn nhận: đó la việc các nữ tu bị một số giao sĩ và giáo phẩm lạm dụng.
Nicole Winfield của A.P. khi thuật lại câu trả lời của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Abu Dhabi trở về Vatican, cho hay: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hôm thứ Ba, công khai nhìn nhận tai tiếng một số linh mục và giám mục đã lạm dụng tình dục các nữ tu và đoan hứa sẽ làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề, (đây là) dấu hiệu mới nhất cho thấy chưa có kết thúc nào ở chân trời đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo”.
Dịp này, Đức Phanxicô nói rằng: “không phải mọi người làm việc này, nhưng đã có những linh mục và giám mục làm thế. Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp diễn vì không có chuyện một khi bạn hiểu ra nó, nó sẽ chấm dứt. Nó sẽ tiếp tục. Và chúng tôi vốn đã đang làm việc đối với nó trong thời gian qua”.
Ngài nói với các nhà báo “Chúng ta có nên làm nhiều hơn không? Có. Có ý chí không ? Có. Nhưng là con đường chúng ta đã bắt đầu”.
Theo Nicole, hiện đã có bằng chứng lạm dụng loại này tại Ấn Độ, Phi Châu, Âu Châu và Nam Mỹ. Tháng 11, Hiệp hội Quốc tế Các Bề Trên cả, đại diện cho các dòng nữ Công Giáo thế giới, đã công khai tố cáo “nền văn hóa im lặng và bí mật” vốn ngăn cản các nữ tu tố cáo, và thúc giục họ báo cáo việc lạm dụng cho các bề trên của họ và cảnh sát.
Và tuần rồi, tờ báo chính thức của Tòa thánh, tờ L’Osservatore Romano đã chỉ rõ nền văn hóa giáo sĩ trị là thủ phạm. Tạp chí “Women Church World” của tờ báo này cho hay các nữ tu nạn nhân buộc phải hoài thai đứa con của các linh mục phạm tội hoặc mang thai đứa con nhưng không được các linh mục phạm tội nhìn nhận.
Đức Phanxicô trưng dẫn việc Đức Bênêđíctô từng hành động chống lại 1 dòng tu tại Pháp vì đã thừa nhận vị linh mục sáng lập dòng đã vi phạm lời khấn khiết tịnh với các tuyển sinh nữ. Ngài nói rằng các nữ tu đã bị biến thành “nô lệ tình dục” trong tay linh mục Marie-Dominique Philippe và các linh mục khác.
Ngày 6 tháng 2 vừa qua, quyền giám đốc phòng Báo chí, Alessandro Gisotti, cải chính câu “nô lệ tình dục” trên đây của Đức Phanxicô. Ông nói: “khi Đức Thánh Cha, nhân nhắc đến việc giải tán 1 hội dòng, đã nói đến ‘nô lệ tình dục’, ngài có ý nói đến ‘thao túng’, 1 hình thức lạm dụng quyền hành cũng phản ảnh trong việc lạm dụng tình dục”.
Phòng Báo chí minh xác: việc thao túng tình dục đã diễn ra tại dòng tu đó chứ không phải nô lệ tình dục và dòng tu đó là Dòng Nữ Chiêm Niệm Thánh Gioan, bị Đức Bênêđíctô XVI dẹp bỏ năm 2013.
Người ta hy vọng khía cạnh này sẽ được bàn đến trong hội nghị cuối tháng này vì quả tình vấn đề này nổi bật ở những nước như Phi Châu hơn là lạm dụng tình dục vị thành niên.