Các Đại sứ thân mến,
Năm vừa mới bắt đầu có một số lễ kỷ niệm quan trọng, ngoài lễ kỷ niệm Hội đồng Châu Âu, mà tôi đã đề cập ở trên. Trong số này, tôi muốn nêu lên một lễ đặc biệt: đó là lễ kỷ niệm một trăm năm Hội Quốc Liên, được thành lập bởi Hiệp ước Versailles, ký ngày 28 tháng 6 năm 1919. Tại sao tôi lại đề cập đến một tổ chức mà ngày nay không còn tồn tại? Bởi vì nó đại diện cho sự khởi đầu của nền ngoại giao đa phương hiện đại, theo đó các quốc gia cố gắng tách biệt mối liên hệ hỗ tương của họ ra khỏi não trạng thống trị từng dẫn đến chiến tranh. Thử nghiệm Hội Quốc Liên nhanh chóng gặp phải những khó khăn nổi tiếng mà đúng hai mươi năm sau khi ra đời đã dẫn đến một cuộc xung đột mới và tàn khốc hơn, đó là Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, thử nghiệm đó đã mở đường cho việc thành lập vào năm 1945 Tổ chức Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn, cách đó vẫn còn đầy khó khăn và trở ngại, cũng không phải lúc nào cũng hữu hiệu, vì các xung đột vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay, nhưng không thể phủ nhận rằng nó cung cấp cơ hội cho các quốc gia gặp gỡ và tìm kiếm các giải pháp chung.
Một điều kiện không thể thiếu cho sự thành công của nền ngoại giao đa phương là thiện chí và ý hướng tốt của các bên, sự sẵn sàng của họ trong việc cư xử với nhau một cách công bằng và trung thực, và sự cởi mở của họ, sẵn sàng chấp nhận các thỏa hiệp không thể tránh khỏi phát sinh từ các tranh chấp. Bất cứ khi nào dù chỉ một trong các yếu tố này thiếu đi, thì kết quả sẽ là tìm kiếm các giải pháp đơn phương và cuối cùng, sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Hội Quốc Liên đã thất bại vì những lý do này, và người ta lưu ý với sự hối tiếc rằng cùng những thái độ như thế hiện đang đe dọa sự ổn định của các tổ chức quốc tế lớn.
Trong tâm trí tôi, điều quan trọng là cả ngày nay nữa, người ta cũng không nên giảm bớt ước muốn có được các cuộc thảo luận thanh thản và mang tính xây dựng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, rõ ràng là các mối liên hệ trong cộng đồng quốc tế và toàn bộ hệ thống đa phương đang gặp một thời kỳ khó khăn, với việc tái xuất hiện của các khuynh hướng duy quốc gia đi ngược lại ơn gọi của các Tổ chức quốc tế phải là một khung cảnh để đối thoại và gặp gỡ cho mọi quốc gia. Điều này một phần là do hệ thống đa phương không có khả năng đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho một số tình huống chưa được giải quyết lâu dài, như một số vụ xung đột kéo dài hoặc đối đầu với các thách thức hiện tại một cách làm thỏa mãn mọi người. Một phần, nó cũng là kết quả của sự phát triển các chính sách quốc gia được xác định nhiều hơn bởi việc tìm kiếm sự đồng thuận nhanh chóng có tính bè phái hơn là việc kiên nhẫn theo đuổi ích chung bằng cách cung ứng các giải pháp dài hạn. Một phần, nó cũng là kết quả của ảnh hưởng ngày càng tăng trong các cơ quan quyền lực và các nhóm lợi ích muốn áp đặt viễn kiến và các ý niệm của riêng họ, làm dấy lên các hình thức thực dân ý thức hệ mới lạ, thường coi thường bản sắc, phẩm giá và các nhạy cảm của các dân tộc. Một phần, nó cũng là hậu quả của phản ứng ở một số nơi trên thế giới đối với việc hoàn cầu hóa, việc mà ở một số khía cạnh đã phát triển quá nhanh và vô trật tự, dẫn đến chỗ căng thẳng giữa việc hoàn cầu hóa và các thực tại địa phương. Chiều kích hoàn cầu phải được xem xét mà không bao giờ được quên chiều kích địa phương. Như một phản ứng đối với ý niệm hoàn cầu hóa có tính “hình cầu” (spherical), một ý niệm san bằng các dị biệt và giảm thiểu các điểm đặc thù, quả rất dễ để các hình thức của chủ nghĩa duy quốc gia tái hiện. Tuy nhiên, hoàn cầu hóa có thể được chứng minh là có tính hứa hẹn bao lâu nó mang hình thức đa diện (polyhedric), tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực giữa bản sắc các dân tộc và quốc gia cá thể và chính việc hoàn cầu hóa, phù hợp với nguyên tắc: toàn bộ lớn hơn từng phần. [2]
Một số các thái độ trên quay trở lại thời kỳ giữa hai Thế chiến, khi các đòi hỏi dân túy và duy quốc gia tỏ ra mạnh mẽ hơn hoạt động của Hội Quốc Liên. Sự tái xuất hiện của những xung lực này ngày nay đang ngày càng làm suy yếu hệ thống đa phương, dẫn đến sự thiếu tin tưởng chung, cuộc khủng hoảng uy tín trong đời sống chính trị quốc tế và dần dần đẩy qua bên lề t các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong gia đình các quốc gia.
Trong diễn văn đáng nhớ của mình tại Liên Hiệp Quốc - lần đầu tiên một vị Giáo hoàng phát biểu trước Hội đồng đó – Thánh Phaolô VI, người mà tôi có niềm vui được phong thánh cho ngài vào năm ngoái, đã nói về mục đích của nền ngoại giao đa phương, các đặc điểm và trách nhiệm của nó trong bối cảnh đương thời, mà cả về các điểm tiếp xúc của nó với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo hoàng và do đó của Tòa thánh.
[2] x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (24/11/2013), 234
Năm vừa mới bắt đầu có một số lễ kỷ niệm quan trọng, ngoài lễ kỷ niệm Hội đồng Châu Âu, mà tôi đã đề cập ở trên. Trong số này, tôi muốn nêu lên một lễ đặc biệt: đó là lễ kỷ niệm một trăm năm Hội Quốc Liên, được thành lập bởi Hiệp ước Versailles, ký ngày 28 tháng 6 năm 1919. Tại sao tôi lại đề cập đến một tổ chức mà ngày nay không còn tồn tại? Bởi vì nó đại diện cho sự khởi đầu của nền ngoại giao đa phương hiện đại, theo đó các quốc gia cố gắng tách biệt mối liên hệ hỗ tương của họ ra khỏi não trạng thống trị từng dẫn đến chiến tranh. Thử nghiệm Hội Quốc Liên nhanh chóng gặp phải những khó khăn nổi tiếng mà đúng hai mươi năm sau khi ra đời đã dẫn đến một cuộc xung đột mới và tàn khốc hơn, đó là Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, thử nghiệm đó đã mở đường cho việc thành lập vào năm 1945 Tổ chức Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn, cách đó vẫn còn đầy khó khăn và trở ngại, cũng không phải lúc nào cũng hữu hiệu, vì các xung đột vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay, nhưng không thể phủ nhận rằng nó cung cấp cơ hội cho các quốc gia gặp gỡ và tìm kiếm các giải pháp chung.
Một điều kiện không thể thiếu cho sự thành công của nền ngoại giao đa phương là thiện chí và ý hướng tốt của các bên, sự sẵn sàng của họ trong việc cư xử với nhau một cách công bằng và trung thực, và sự cởi mở của họ, sẵn sàng chấp nhận các thỏa hiệp không thể tránh khỏi phát sinh từ các tranh chấp. Bất cứ khi nào dù chỉ một trong các yếu tố này thiếu đi, thì kết quả sẽ là tìm kiếm các giải pháp đơn phương và cuối cùng, sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Hội Quốc Liên đã thất bại vì những lý do này, và người ta lưu ý với sự hối tiếc rằng cùng những thái độ như thế hiện đang đe dọa sự ổn định của các tổ chức quốc tế lớn.
Trong tâm trí tôi, điều quan trọng là cả ngày nay nữa, người ta cũng không nên giảm bớt ước muốn có được các cuộc thảo luận thanh thản và mang tính xây dựng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, rõ ràng là các mối liên hệ trong cộng đồng quốc tế và toàn bộ hệ thống đa phương đang gặp một thời kỳ khó khăn, với việc tái xuất hiện của các khuynh hướng duy quốc gia đi ngược lại ơn gọi của các Tổ chức quốc tế phải là một khung cảnh để đối thoại và gặp gỡ cho mọi quốc gia. Điều này một phần là do hệ thống đa phương không có khả năng đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho một số tình huống chưa được giải quyết lâu dài, như một số vụ xung đột kéo dài hoặc đối đầu với các thách thức hiện tại một cách làm thỏa mãn mọi người. Một phần, nó cũng là kết quả của sự phát triển các chính sách quốc gia được xác định nhiều hơn bởi việc tìm kiếm sự đồng thuận nhanh chóng có tính bè phái hơn là việc kiên nhẫn theo đuổi ích chung bằng cách cung ứng các giải pháp dài hạn. Một phần, nó cũng là kết quả của ảnh hưởng ngày càng tăng trong các cơ quan quyền lực và các nhóm lợi ích muốn áp đặt viễn kiến và các ý niệm của riêng họ, làm dấy lên các hình thức thực dân ý thức hệ mới lạ, thường coi thường bản sắc, phẩm giá và các nhạy cảm của các dân tộc. Một phần, nó cũng là hậu quả của phản ứng ở một số nơi trên thế giới đối với việc hoàn cầu hóa, việc mà ở một số khía cạnh đã phát triển quá nhanh và vô trật tự, dẫn đến chỗ căng thẳng giữa việc hoàn cầu hóa và các thực tại địa phương. Chiều kích hoàn cầu phải được xem xét mà không bao giờ được quên chiều kích địa phương. Như một phản ứng đối với ý niệm hoàn cầu hóa có tính “hình cầu” (spherical), một ý niệm san bằng các dị biệt và giảm thiểu các điểm đặc thù, quả rất dễ để các hình thức của chủ nghĩa duy quốc gia tái hiện. Tuy nhiên, hoàn cầu hóa có thể được chứng minh là có tính hứa hẹn bao lâu nó mang hình thức đa diện (polyhedric), tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực giữa bản sắc các dân tộc và quốc gia cá thể và chính việc hoàn cầu hóa, phù hợp với nguyên tắc: toàn bộ lớn hơn từng phần. [2]
Một số các thái độ trên quay trở lại thời kỳ giữa hai Thế chiến, khi các đòi hỏi dân túy và duy quốc gia tỏ ra mạnh mẽ hơn hoạt động của Hội Quốc Liên. Sự tái xuất hiện của những xung lực này ngày nay đang ngày càng làm suy yếu hệ thống đa phương, dẫn đến sự thiếu tin tưởng chung, cuộc khủng hoảng uy tín trong đời sống chính trị quốc tế và dần dần đẩy qua bên lề t các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong gia đình các quốc gia.
Trong diễn văn đáng nhớ của mình tại Liên Hiệp Quốc - lần đầu tiên một vị Giáo hoàng phát biểu trước Hội đồng đó – Thánh Phaolô VI, người mà tôi có niềm vui được phong thánh cho ngài vào năm ngoái, đã nói về mục đích của nền ngoại giao đa phương, các đặc điểm và trách nhiệm của nó trong bối cảnh đương thời, mà cả về các điểm tiếp xúc của nó với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo hoàng và do đó của Tòa thánh.
[2] x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (24/11/2013), 234