Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 29 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư về ngày thế mạt và nói rằng đời sống Kitô không thể tương hợp với tâm thức thế gian.
Suy tư của Đức Thánh Cha về ngày thế mạt được dựa trên những ý chính trong bài đọc Một trích từ Sách Khải Huyền, mô tả sự tàn phá của thành Babylon, là một biểu tượng cho tinh thần thế gian; và từ bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm Thánh Luca (21: 20-28), trong đó Chúa Giêsu nói về sự tàn phá của thành thánh Giêrusalem.
Sự sụp đổ của Babylon
Vào ngày phán xét, Babylon sẽ bị phá hủy cùng với một tiếng hô to chiến thắng, Đức Thánh Cha nói. Con điếm đầu đàn sẽ ngã quỵ, và khi bị Chúa lên án, nó sẽ cho thấy bộ mặt thật của mình là “sào huyệt của ma quỷ, hang ổ của mọi thần ô uế.”
Đức Thánh Cha nói rằng sự thối nát đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy của nó sẽ được phơi bày và những hoan lạc của nó sẽ hiện nguyên hình là thứ hạnh phúc giả tạo.
“Trong thành Babylon, người ta sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng nhạc du dương của các nhạc sĩ, tiếng hạc cầm, tiếng sáo, tiếng kèn - chẳng còn những tiệc tùng tráng lệ. Trong thành sẽ chẳng bao giờ còn thấy những thợ thủ công thuộc mọi ngành nghề bởi vì ngươi không phải là một thành của dựng xây, mà là một thành của thối nát. Trong thành sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng cối xay bột nữa, cũng chẳng còn ánh đèn đêm. Thành này có thể được chiếu sáng nhưng lại không tỏa ra ánh sáng. Xã hội trong cái thành này là một xã hội thối nát. Trong thành người ta sẽ chẳng bao giờ còn được nghe tiếng tân nương và tân lang. Có rất nhiều cặp tình nhân, có rất nhiều người, nhưng lại chẳng hề có tình yêu. Sự tàn phá bắt đầu từ bên trong và sẽ kết thúc khi Chúa nói: “Đủ rồi”. Và sẽ đến ngày Chúa nói: “Đủ rồi đối với vẻ bề ngoài của thế gian này”. Đó sẽ là cuộc khủng hoảng của một xã hội trong đó người ta vẫn coi chính nó là một niềm tự hào, sung túc, độc tài. Và nó kết thúc như thế.”
Giêrusalem đã mở tung cửa cho các dân ngoại
Quay sang phần số của thành Giêrusalem, Đức Thánh Cha nói rằng thành này sẽ nhìn thấy sự sụp đổ của mình vì một loại sa đoạ khác, đó là “sự mục nát do sự bất trung trong tình yêu, nó đã không có khả năng nhận biết tình yêu Thiên Chúa nơi Người Con của Chúa Cha”.
Thành Thánh sẽ “bị giày xéo dưới chân các dân ngoại” vì nó đã mở tung lòng mình ra cho những kẻ không có lòng kính sợ Chúa.
“Hiện tượng ngoại giáo hoá đời sống có thể xảy ra đối với chúng ta là các Kitô hữu. Liệu chúng ta có đang sống như những Kitô hữu không? Dường như là thế. Nhưng sự thật chúng ta sống không khác gì dân ngoại khi những điều này xảy ra: đó là khi chúng ta bị quyến rũ bởi Babylon và rồi Giêrusalem sống như Babylon. Cả hai thành tìm kiếm một sự tổng hợp không thể được. Và cả hai cùng bị lên án. Anh chị em có phải là Kitô hữu không? Hãy sống như một Kitô hữu. Nước với dầu không hòa tan được với nhau. Chúng luôn tách biệt. Một xã hội mâu thuẫn vừa tuyên xưng niềm tin Kitô vừa sống như một dân ngoại sẽ diệt vong.
Ơn cứu rỗi dành cho những ai hy vọng nơi Chúa
Trở lại với hai bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, sau lời lên án hai thành phố, tiếng nói của Chúa sẽ rền vang: Ơn cứu rỗi sẽ tiếp nối sự hủy diệt. “Thiên thần bảo tôi: ‘Hãy viết: Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên!’” (Kh 19:9) “Bữa tiệc lớn; bữa tiệc thật sự,” ngài nói.
“Đối diện với những bi kịch của cuộc đời, chúng ta được mời gọi để nhìn về hướng chân trời, bởi vì chúng ta đã được cứu chuộc và Chúa sẽ đến cứu chúng ta. Điều này dạy chúng ta làm sao sống với những thử thách của thế gian, không thỏa hiệp với tinh thần thế gian hay ngoại giáo là những thứ chỉ mang đến sự hủy diệt chúng ta, nhưng sống trong hy vọng, tách mình ra khỏi những quyến rũ trần thế bằng cách hướng nhìn về chân trời và hy vọng nơi Chúa Kitô. Hy vọng là sức mạnh của chúng ta để tiến lên phía trước. Nhưng chúng ta phải cầu xin đức cậy nơi Chúa Thánh Thần.”
Người khiêm nhu vẫn còn sau khi tất cả sụp đổ
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta hãy nghĩ đến những người dân thành Babylon trong thời đại của chúng ta và nghĩ đến nhiều đế quốc hùng mạnh trong thế kỷ qua mà nay đã tan tành.
Ngài nói: “Các thành phố lớn ngày hôm nay cũng sẽ kết thúc và cuộc sống của chúng ta cũng thế, nếu chúng ta tiếp tục đi dọc theo con đường hướng về ngoại giáo.”
Đức Thánh Cha nói rằng những người duy nhất vẫn đứng vững là những ai đặt hy vọng nơi Chúa.
Ngài kết luận rằng:
“Chúng ta hãy mở lòng mình ra với hy vọng và dứt khoát đừng sống như dân ngoại”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘So-called Christian societies will end if pagan'
Suy tư của Đức Thánh Cha về ngày thế mạt được dựa trên những ý chính trong bài đọc Một trích từ Sách Khải Huyền, mô tả sự tàn phá của thành Babylon, là một biểu tượng cho tinh thần thế gian; và từ bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm Thánh Luca (21: 20-28), trong đó Chúa Giêsu nói về sự tàn phá của thành thánh Giêrusalem.
Sự sụp đổ của Babylon
Vào ngày phán xét, Babylon sẽ bị phá hủy cùng với một tiếng hô to chiến thắng, Đức Thánh Cha nói. Con điếm đầu đàn sẽ ngã quỵ, và khi bị Chúa lên án, nó sẽ cho thấy bộ mặt thật của mình là “sào huyệt của ma quỷ, hang ổ của mọi thần ô uế.”
Đức Thánh Cha nói rằng sự thối nát đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy của nó sẽ được phơi bày và những hoan lạc của nó sẽ hiện nguyên hình là thứ hạnh phúc giả tạo.
“Trong thành Babylon, người ta sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng nhạc du dương của các nhạc sĩ, tiếng hạc cầm, tiếng sáo, tiếng kèn - chẳng còn những tiệc tùng tráng lệ. Trong thành sẽ chẳng bao giờ còn thấy những thợ thủ công thuộc mọi ngành nghề bởi vì ngươi không phải là một thành của dựng xây, mà là một thành của thối nát. Trong thành sẽ chẳng bao giờ còn nghe tiếng cối xay bột nữa, cũng chẳng còn ánh đèn đêm. Thành này có thể được chiếu sáng nhưng lại không tỏa ra ánh sáng. Xã hội trong cái thành này là một xã hội thối nát. Trong thành người ta sẽ chẳng bao giờ còn được nghe tiếng tân nương và tân lang. Có rất nhiều cặp tình nhân, có rất nhiều người, nhưng lại chẳng hề có tình yêu. Sự tàn phá bắt đầu từ bên trong và sẽ kết thúc khi Chúa nói: “Đủ rồi”. Và sẽ đến ngày Chúa nói: “Đủ rồi đối với vẻ bề ngoài của thế gian này”. Đó sẽ là cuộc khủng hoảng của một xã hội trong đó người ta vẫn coi chính nó là một niềm tự hào, sung túc, độc tài. Và nó kết thúc như thế.”
Giêrusalem đã mở tung cửa cho các dân ngoại
Quay sang phần số của thành Giêrusalem, Đức Thánh Cha nói rằng thành này sẽ nhìn thấy sự sụp đổ của mình vì một loại sa đoạ khác, đó là “sự mục nát do sự bất trung trong tình yêu, nó đã không có khả năng nhận biết tình yêu Thiên Chúa nơi Người Con của Chúa Cha”.
Thành Thánh sẽ “bị giày xéo dưới chân các dân ngoại” vì nó đã mở tung lòng mình ra cho những kẻ không có lòng kính sợ Chúa.
“Hiện tượng ngoại giáo hoá đời sống có thể xảy ra đối với chúng ta là các Kitô hữu. Liệu chúng ta có đang sống như những Kitô hữu không? Dường như là thế. Nhưng sự thật chúng ta sống không khác gì dân ngoại khi những điều này xảy ra: đó là khi chúng ta bị quyến rũ bởi Babylon và rồi Giêrusalem sống như Babylon. Cả hai thành tìm kiếm một sự tổng hợp không thể được. Và cả hai cùng bị lên án. Anh chị em có phải là Kitô hữu không? Hãy sống như một Kitô hữu. Nước với dầu không hòa tan được với nhau. Chúng luôn tách biệt. Một xã hội mâu thuẫn vừa tuyên xưng niềm tin Kitô vừa sống như một dân ngoại sẽ diệt vong.
Ơn cứu rỗi dành cho những ai hy vọng nơi Chúa
Trở lại với hai bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, sau lời lên án hai thành phố, tiếng nói của Chúa sẽ rền vang: Ơn cứu rỗi sẽ tiếp nối sự hủy diệt. “Thiên thần bảo tôi: ‘Hãy viết: Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên!’” (Kh 19:9) “Bữa tiệc lớn; bữa tiệc thật sự,” ngài nói.
“Đối diện với những bi kịch của cuộc đời, chúng ta được mời gọi để nhìn về hướng chân trời, bởi vì chúng ta đã được cứu chuộc và Chúa sẽ đến cứu chúng ta. Điều này dạy chúng ta làm sao sống với những thử thách của thế gian, không thỏa hiệp với tinh thần thế gian hay ngoại giáo là những thứ chỉ mang đến sự hủy diệt chúng ta, nhưng sống trong hy vọng, tách mình ra khỏi những quyến rũ trần thế bằng cách hướng nhìn về chân trời và hy vọng nơi Chúa Kitô. Hy vọng là sức mạnh của chúng ta để tiến lên phía trước. Nhưng chúng ta phải cầu xin đức cậy nơi Chúa Thánh Thần.”
Người khiêm nhu vẫn còn sau khi tất cả sụp đổ
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta hãy nghĩ đến những người dân thành Babylon trong thời đại của chúng ta và nghĩ đến nhiều đế quốc hùng mạnh trong thế kỷ qua mà nay đã tan tành.
Ngài nói: “Các thành phố lớn ngày hôm nay cũng sẽ kết thúc và cuộc sống của chúng ta cũng thế, nếu chúng ta tiếp tục đi dọc theo con đường hướng về ngoại giáo.”
Đức Thánh Cha nói rằng những người duy nhất vẫn đứng vững là những ai đặt hy vọng nơi Chúa.
Ngài kết luận rằng:
“Chúng ta hãy mở lòng mình ra với hy vọng và dứt khoát đừng sống như dân ngoại”
Source: Vatican News - Pope at Mass: ‘So-called Christian societies will end if pagan'