Theo bản tin của các vị giám mục Ba Lan, thì Thượng Hội Đồng hôm nay, 17 tháng Mười, nhấn mạnh tới việc giáo dục và đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.
Bối cảnh xã hội và giáo dục
Thực vậy, bối cảnh xã hội của người Công Giáo trẻ sống trong các xã hội đa văn hóa và đa giáo phái là trung tâm chú ý tại Thượng Hội Đồng ngày 17 tháng Mười. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Trong phiên họp buổi sáng, nhiều tiếng nói từ Châu Phi và Châu Á đã được gióng lên. Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, của Lodz nói rằng “Người dân Châu Phi nhấn mạnh tới cảnh nghèo và việc thiếu cơ hội giáo dục. Điều này dẫn tới việc di dân rộng lớn hoặc ở ngay trong xứ sở, từ vùng quê lên các tỉnh thành, hoặc ra ngoại quốc. Mọi cuộc di dân loại này đều là một thách đố đối với người trẻ vì, khi đã thiếu giáo dục, họ không có khả năng tự lên khuôn chính căn tính của họ. Đàng khác, các tiếng nói Châu Á cũng nhấn mạnh việc cần phải đối thoại liên tôn, vì nhiều người trẻ của Châu Á thuộc các giáo hội thiểu số. Do đó, người trẻ buộc phải dấn thân vào cuộc đối thoại liên tôn để chống lại hàng loạt các chủ nghĩa cực đoan nguy hiểm”.
Trong các cuộc thảo luận, các bối cảnh xã hội khác nhau trong đó người trẻ đang sống đã được nhắc đến. Đức Cha Marian Florczyk cho rằng “Trong các cuộc thảo luận hôm nay, tôi ngạc nhiên một cách tích cực trước các tiếng nói nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc mở rộng suy nghĩ về bối cảnh xã hội trong đó người trẻ đang sinh sống, tức là, trường học, đại học, chính trị. Đại diện của nhiều nước đã nói đến các bối cảnh này. Một số người Công Giáo trẻ sống trong bối cảnh đa văn hóa đang phải đương đầu với sự kiện này: họ là thiểu số và đôi khi bị bách hại vì lý do này”.
Các nghị phụ cũng lưu ý tới tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Florczyk nói rằng “Khi nhắc nhớ nguồn gốc Ngày Giới Trẻ Thế Giới và do đó, Đức Gioan Phaolô II, thiện ích lớn lao phát sinh từ các ngày này đã được nhấn mạnh... Những ngày này đã góp phần lớn lao vào việc hòa nhập người trẻ”.
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số
Trong khi ấy, theo Cha Russell Pollitt, SJ, thuộc Vatican News, tại cuộc họp báo ngày 17 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, chủ đề thảo luận tại phiên họp Thượng Hội Đồng hôm nay xoay quanh vấn đề Giáo Hội có thể trở nên một thành phần của thế giới kỹ thuật số như thế nào. Để được như thế, Giáo Hội cần phải có “các nhà truyền giáo kỹ thuật số”.
Tiến sĩ Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh, bắt đầu buổi họp báo bằng cách liệt kê một số vấn đề được đề cập tại phiên khoáng đại của Thượng Hội Đồng. Ông cho hay: di dân, cả trong một nước lẫn ở ngoài nước, là vấn đề được thảo luận sôi nổi.
Ông cho rằng người trẻ ưu tư đối với việc quản lý môi trường. Ông nói rằng phiên họp được nghe biết người trẻ phản ứng tiêu cực đối với việc tham nhũng trong chính trị. Ông cũng nhận xét rằng người ta vẫn bảo người trẻ muốn Giáo Hội trở thành nơi xuất sắc. Các vấn đề khác được nêu lên liên quan đến lương tâm, sự thật và lòng thương xót, việc giảng dậy tại các trường và đại học Công Giáo và việc sử dụng ma túy và rượu chè thường dẫn người trẻ đến tội ác ra sao.
Hiện diện tại buổi họp báo là Đức Cha David Bartimej Tencer, O.F.M. Cap., Giám mục của Reykjavík, Iceland; Viện Phụ Tổng Quyền Dòng Xitô, Mauro Giorgio Giuseppe Lepori, O. Cist.; Thầy Alois, Bề Trên Cộng Đồng Đại Kết Taizé, Pháp; và Đại Diện Anh Em, Mục Sư Marco Fornerone của Hiệp Thông Thế Giới các Giáo Hội Cải Cách.
Thế giới Kỹ Thuật Số
Tiến sĩ Ruffini nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho giới trẻ trong thế giới kỹ thuật số đã được bàn thảo. Thượng Hội Đồng cân nhắc việc làm thế nào để Giáo Hội có thể tích cực trong thế giới truyền thông xã hội nơi người trẻ đang hiện diện. Ông nói rằng Giáo Hội muốn cư ngụ trong thế giới kỹ thuật số một cách chính thức và nghiêm túc. Giáo Hội nên đào tạo ra sao các nhà truyền giáo cho thế giới kỹ thuật số và đưa người vào thế giới này mà phải là những người chủ đạo của tự do và trách nhiệm? Ông nhấn mạnh: Giáo Hội muốn được là thành phần của thế giới kỹ thuật số một cách có cơ cấu nhiều hơn.
Đức cha Tencer cho rằng hiện nay Giáo Hội vốn đã có một thái độ tích cực đối với thế giới kỹ thuật số rồi. Ý kiến được lặp đi lặp lại nhiều lần là: một máy vi tính hay một điện thoại tự nó không tốt không xấu, nó trung lập. Ngài bảo: tại Iceland, các phương tiện này có thể mất hút nếu không có thế giới kỹ thuật số. Vị giám mục này cho hay: các ngài đã tổ chức việc dạy giáo lý nhờ hệ thống “skype” ra sao. Ngài nói rằng ngài đã ngồi trước một máy vi tính và liên lạc với người trẻ, nói với họ một cách rất thực. Ngài khuyến khích họ tải Thánh Kinh xuống điện thoại của họ để tìm kiếm nhanh hơn. Ngài nói đây không phải là chuyện suy đồi mà là một phát triển tích cực. Thế giới kỹ thuật số đang đẩy Giáo Hội tiến lên phía trước và điều này là điều tốt đẹp.
Lắng nghe và hồi tâm
Thầy Alois nói hồi tâm thường được nhắc đến luôn. Thầy cho biết thầy cảm thấy việc hồi tâm các não trạng đang diễn ra. Thầy cảm thấy nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng muốn được gần gũi hơn với người trẻ. Thầy tin rằng điều này đang dẫn tới việc hồi tâm trong các cơ cấu của Giáo Hội.
Theo thầy, tình bằng hữu là một hạn từ được lặp đi lặp lại. Thầy muốn đào sâu hơn nữa vào ý nghĩa thần học của từ ngữ này, nhìn sâu hơn vào Chúa Giêsu như người bạn. Thầy bảo: người trẻ cũng muốn được lắng nghe nhưng, có lúc, họ không thể tìm ra cửa bước vào Giáo Hội để được lắng nghe. Theo thầy, ta nên thăm dò tình bằng hữu như một hợp nhất và liên đới. Thầy Alois chia sẻ điều này: tại Taizé, việc lắng nghe là việc căn bản; và thầy nói thêm: toàn thể Giáo Hội cần tìm cách phát biểu sự cởi mở và biểu lộ nó ra.
Thầy Alois cũng nhắc đến tầm quan trọng của phong trào đại kết. Thầy nói rằng không có bao nhiêu các đại diện đại kết, và có lẽ nên có nhiều hơn, nhưng quả là đẹp đẽ được thấy một cố gắng đại kết có phối hợp. Nhưng đáng tiếc là việc này đã không được nhắc đến đủ tại Thượng Hội Đồng. Thầy cho rằng việc này là việc cần và người trẻ đang tìm kiếm các không gian đại kết để chia sẻ với nhiều người khác. Thầy cũng cho hay Giáo Hội không nên tổ chức các buổi cầu nguyện cho người trẻ mà nên cầu nguyện với họ.
Thượng hội đồng là một công trường xây dựng
Cha Lepori nói rằng Thượng Hội Đồng giống như một công trường xây dựng. Bạn sẽ không bao giờ tìm được một phương pháp lý tưởng, như với bất cứ điều gì ở trên đời, nhưng bạn phải bắt đầu từ dưới đất và xây lên cả một toà dinh thự mới.
Đức Cha Tencer nói rằng một điều khiến ngài ngạc nhiên là Thượng Hội Đồng này đã là một thành công lớn lao vì được chuẩn bị rất kỹ càng. Tín liệu đến từ khắp thế giới. Ngài cảm thấy các cuộc đàm luận rất tích cực và Thượng Hội Đồng này chắc chắn giúp Giáo Hội tiến lên.
Thế giới kỹ thuật số hoạt động tại Thượng Hội Đồng
Nữ Tu Bernadette Mary Reis, fsp, cũng của Vatican News đề cập tới những người của thế giới kỹ thuật số đang làm việc cho Thượng Hội Đồng lần này. Đó là Allyson Kenny, một trong 5 người trẻ giúp phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Ngoài việc là một người chuyên nghiệp trong ngành truyền thông Công Giáo, Allyson cũng là một tân tòng mới trở lại Công Giáo 5 năm nay. Cô chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Thượng Hội Đồng và tầm quan trọng của việc phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng trong thời đại kỹ thuật số.
Không như các Thượng Hội Đồng trước đây, Allyson được nghe nói bầu khí tại Thượng Hội Đồng lần này là bầu khí của “bạn bè và hợp nhất”. Hợp nhất là điều cần thiết vì chủ đề là truyền giảng tin mừng cho người trẻ, một chủ đề cũng đem lại “cảm thức hân hoan có thực chất”.
Allyson tiếp tục cho hay đồng hành là một chủ đề được lặp đi lặp lại. Cô cho rằng hiện có chuyện xa rời “thứ cơ cấu phẩm trật”, tức cơ cấu người trên “ban phát thông tin” và đang có sự hướng tới “Một cuộc hội họp của những người ngang hàng biết nhìn nhận rằng người trẻ có nhiều điều để cung ứng và cho đi trong tầm nhìn của họ, và rồi họ cũng có thể học hỏi trở lại từ các vị cao niên trong đức tin”.
Các thể tài khác được Allyson lưu ý bao gồm tính dục, “làm thế nào phát triển một nền tính dục toàn diện”, và uớc mong của người trẻ đối với “truyền giáo và ý nghĩa cho đời họ”. Cô cho hay: “Các nghị phụ Thượng Hội Đồng và các dự thính viên thực sự nói nhiều đến việc làm thế nào để cụ thể hóa điều đó và biến nó thành một điều có thể hiện hữu ở bình diện dân chúng”.
Cái khó của việc diễn dịch Thượng Hội Đồng
Cũng dịp này, Vatican News phổ biến nhận định của một vị giám mục truyền giáo người Ba Lan, hiện là giám mục một giáo phận vùng quê ở Nam Phi. Đó là Đức Cha Stanislaw Jan Dziuba. Ngài cũng là giám mục liên lạc với giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi.
Ngài tin rằng cho đến nay, Thượng Hội Đồng là một trải nghiệm đẹp đẽ và thực sự nói lên tính Công Giáo của Giáo Hội. Các tham dự viên đem kinh nghiệm của người trẻ đến Thượng Hội Đồng, cả các loay hoay lẫn các niềm vui của họ, để Thượng Hội Đồng tìm ra những cách thế mới mẻ để truyền giảng tin mừng và để lôi cuốn các người trẻ khác tới với Chúa Giêsu và với Giáo Hội của Người.
Các giám mục nói rằng các quan tâm của người trẻ và các hoàn cảnh sống của họ không luôn luôn hiện diện nhưng, theo ngài, một Thượng Hội Đồng không thể bàn đến mọi hoàn cảnh sống chuyên biệt của người trẻ được. Ngài cho rằng các nghị phụ có nhận ra các bối cảnh và hoàn cảnh thay đổi của người trẻ. Đối với ngài, điều quan trọng là tài liệu sau cùng được các thừa tác viên tuổi trẻ giải thích trong các bối cảnh khác nhau và các hoàn cảnh chuyên biệt. Ngài cho rằng điều quan trọng là Giáo Hội hợp nhất như một gia đình của Thiên Chúa để giải quyết các vấn đề chuyên biệt liên quan tới người trẻ.
Đức Cha Dziuba coi việc phiên dịch như thách đố lớn nhất sau Thượng Hội Đồng, không những sang tiếng Zulu (ngôn ngữ của giáo phận ngài) mà cả sang các ngôn ngữ khác, nhưng việc phiên dịch, đúng hơn, diễn dịch này phải thực hiện sao để nó có liên quan tới người trẻ trong chính các hoàn cảnh địa phương của họ.
Thách thức thứ hai, theo ngài, là làm thế nào tìm được những người trẻ và người trưởng thành được động viên để họ đáp ứng người trẻ và tìm cách đồng hành với họ. Ngài cho rằng việc đào tạo các cộng đồng địa phương và các nhà đào tạo tuổi trẻ là điều quan trọng nhưng không dễ dàng. Ngài cũng nói thêm rằng điều khó là tìm ra tài nguyên, cả tài chánh lẫn nhân sự, để thi hành tài liệu.
Đức Cha Dziuba ngạc nhiên trước đức tin của người trẻ vào Chúa Giêsu, họ sẵn sàng hy sinh để theo chân Chúa Giêsu. Ngài nói ngài nhận ra rằng các giám mục không đơn độc, người trẻ muốn ở bên cạnh các ngài trên đường theo chân Chúa Giêsu. Ngài cho biết ngài khám phá ra việc người trẻ có lòng say mê đối với Giáo Hội và họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Giáo Hội. Ngài rất thán phục trước sự kiện ngay tại các nơi trong đó, các Kitô hữu đang chịu bách hại, người trẻ vẫn đang có mặt, đang chiến đấu và mạnh mẽ trong đức tin.
Nhận định về thế giới kỹ thuật số, ngài nói việc này đã trở thành một vấn đề khi người trẻ không liên hệ với nhau mà chỉ rà tin nhắn và chỉ những muốn ‘thấy mình đẹp trong các tin nhắn của mình”. Ngài cho rằng điều này thường không phản ảnh chính cuộc sống của họ mà chỉ tạo ra một hình ảnh về đời sống họ, một hình ảnh vốn không tượng trưng cho điều họ thực sự là và cách sống thực sự của họ. Ngài nói rằng điều này không giúp họ liên hệ với người trẻ khác, với cộng đồng và với gia đình họ. Ngài bảo: nhiều người trẻ hiện nay dành nhiều thì giờ và tiền bạc để bảo đảm được nối kết về phương diện kỹ thuật số.
Tuy nhiên, theo ngài, đây cũng là một cơ hội để Châu Phi và Nam Phi phiên dịch sứ điệp của Chúa Kitô thành những tin nhắn ngắn, các tin nhắn của các phương tiện truyền thông, không những sử dụng từ ngữ mà còn sử dụng cả hình ảnh để đi sâu hơn vào tâm trí giới trẻ giúp họ nhớ lâu hơn. Thế giới kỹ thuật số là cơ hội giúp làm cho Giáo Hội hiện diện, không những với giới trẻ mà với mọi người.
Sau cùng, Đức Cha Dziuba nói rằng ngài hy vọng tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng cũng sẽ được phiên dịch thành một tài liệu của các phương tiện truyền thông giúp nó thu hút hơn. Làm như thế, Giáo Hội không những vận động trí khôn người ta mà cả các giác quan khác của họ để học hỏi tài liệu, giúp nó thấm nhập vào cõi lòng họ.
Bối cảnh xã hội và giáo dục
Thực vậy, bối cảnh xã hội của người Công Giáo trẻ sống trong các xã hội đa văn hóa và đa giáo phái là trung tâm chú ý tại Thượng Hội Đồng ngày 17 tháng Mười. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Trong phiên họp buổi sáng, nhiều tiếng nói từ Châu Phi và Châu Á đã được gióng lên. Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, của Lodz nói rằng “Người dân Châu Phi nhấn mạnh tới cảnh nghèo và việc thiếu cơ hội giáo dục. Điều này dẫn tới việc di dân rộng lớn hoặc ở ngay trong xứ sở, từ vùng quê lên các tỉnh thành, hoặc ra ngoại quốc. Mọi cuộc di dân loại này đều là một thách đố đối với người trẻ vì, khi đã thiếu giáo dục, họ không có khả năng tự lên khuôn chính căn tính của họ. Đàng khác, các tiếng nói Châu Á cũng nhấn mạnh việc cần phải đối thoại liên tôn, vì nhiều người trẻ của Châu Á thuộc các giáo hội thiểu số. Do đó, người trẻ buộc phải dấn thân vào cuộc đối thoại liên tôn để chống lại hàng loạt các chủ nghĩa cực đoan nguy hiểm”.
Trong các cuộc thảo luận, các bối cảnh xã hội khác nhau trong đó người trẻ đang sống đã được nhắc đến. Đức Cha Marian Florczyk cho rằng “Trong các cuộc thảo luận hôm nay, tôi ngạc nhiên một cách tích cực trước các tiếng nói nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc mở rộng suy nghĩ về bối cảnh xã hội trong đó người trẻ đang sinh sống, tức là, trường học, đại học, chính trị. Đại diện của nhiều nước đã nói đến các bối cảnh này. Một số người Công Giáo trẻ sống trong bối cảnh đa văn hóa đang phải đương đầu với sự kiện này: họ là thiểu số và đôi khi bị bách hại vì lý do này”.
Các nghị phụ cũng lưu ý tới tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Florczyk nói rằng “Khi nhắc nhớ nguồn gốc Ngày Giới Trẻ Thế Giới và do đó, Đức Gioan Phaolô II, thiện ích lớn lao phát sinh từ các ngày này đã được nhấn mạnh... Những ngày này đã góp phần lớn lao vào việc hòa nhập người trẻ”.
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số
Trong khi ấy, theo Cha Russell Pollitt, SJ, thuộc Vatican News, tại cuộc họp báo ngày 17 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, chủ đề thảo luận tại phiên họp Thượng Hội Đồng hôm nay xoay quanh vấn đề Giáo Hội có thể trở nên một thành phần của thế giới kỹ thuật số như thế nào. Để được như thế, Giáo Hội cần phải có “các nhà truyền giáo kỹ thuật số”.
Tiến sĩ Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh, bắt đầu buổi họp báo bằng cách liệt kê một số vấn đề được đề cập tại phiên khoáng đại của Thượng Hội Đồng. Ông cho hay: di dân, cả trong một nước lẫn ở ngoài nước, là vấn đề được thảo luận sôi nổi.
Ông cho rằng người trẻ ưu tư đối với việc quản lý môi trường. Ông nói rằng phiên họp được nghe biết người trẻ phản ứng tiêu cực đối với việc tham nhũng trong chính trị. Ông cũng nhận xét rằng người ta vẫn bảo người trẻ muốn Giáo Hội trở thành nơi xuất sắc. Các vấn đề khác được nêu lên liên quan đến lương tâm, sự thật và lòng thương xót, việc giảng dậy tại các trường và đại học Công Giáo và việc sử dụng ma túy và rượu chè thường dẫn người trẻ đến tội ác ra sao.
Hiện diện tại buổi họp báo là Đức Cha David Bartimej Tencer, O.F.M. Cap., Giám mục của Reykjavík, Iceland; Viện Phụ Tổng Quyền Dòng Xitô, Mauro Giorgio Giuseppe Lepori, O. Cist.; Thầy Alois, Bề Trên Cộng Đồng Đại Kết Taizé, Pháp; và Đại Diện Anh Em, Mục Sư Marco Fornerone của Hiệp Thông Thế Giới các Giáo Hội Cải Cách.
Thế giới Kỹ Thuật Số
Tiến sĩ Ruffini nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho giới trẻ trong thế giới kỹ thuật số đã được bàn thảo. Thượng Hội Đồng cân nhắc việc làm thế nào để Giáo Hội có thể tích cực trong thế giới truyền thông xã hội nơi người trẻ đang hiện diện. Ông nói rằng Giáo Hội muốn cư ngụ trong thế giới kỹ thuật số một cách chính thức và nghiêm túc. Giáo Hội nên đào tạo ra sao các nhà truyền giáo cho thế giới kỹ thuật số và đưa người vào thế giới này mà phải là những người chủ đạo của tự do và trách nhiệm? Ông nhấn mạnh: Giáo Hội muốn được là thành phần của thế giới kỹ thuật số một cách có cơ cấu nhiều hơn.
Đức cha Tencer cho rằng hiện nay Giáo Hội vốn đã có một thái độ tích cực đối với thế giới kỹ thuật số rồi. Ý kiến được lặp đi lặp lại nhiều lần là: một máy vi tính hay một điện thoại tự nó không tốt không xấu, nó trung lập. Ngài bảo: tại Iceland, các phương tiện này có thể mất hút nếu không có thế giới kỹ thuật số. Vị giám mục này cho hay: các ngài đã tổ chức việc dạy giáo lý nhờ hệ thống “skype” ra sao. Ngài nói rằng ngài đã ngồi trước một máy vi tính và liên lạc với người trẻ, nói với họ một cách rất thực. Ngài khuyến khích họ tải Thánh Kinh xuống điện thoại của họ để tìm kiếm nhanh hơn. Ngài nói đây không phải là chuyện suy đồi mà là một phát triển tích cực. Thế giới kỹ thuật số đang đẩy Giáo Hội tiến lên phía trước và điều này là điều tốt đẹp.
Lắng nghe và hồi tâm
Thầy Alois nói hồi tâm thường được nhắc đến luôn. Thầy cho biết thầy cảm thấy việc hồi tâm các não trạng đang diễn ra. Thầy cảm thấy nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng muốn được gần gũi hơn với người trẻ. Thầy tin rằng điều này đang dẫn tới việc hồi tâm trong các cơ cấu của Giáo Hội.
Theo thầy, tình bằng hữu là một hạn từ được lặp đi lặp lại. Thầy muốn đào sâu hơn nữa vào ý nghĩa thần học của từ ngữ này, nhìn sâu hơn vào Chúa Giêsu như người bạn. Thầy bảo: người trẻ cũng muốn được lắng nghe nhưng, có lúc, họ không thể tìm ra cửa bước vào Giáo Hội để được lắng nghe. Theo thầy, ta nên thăm dò tình bằng hữu như một hợp nhất và liên đới. Thầy Alois chia sẻ điều này: tại Taizé, việc lắng nghe là việc căn bản; và thầy nói thêm: toàn thể Giáo Hội cần tìm cách phát biểu sự cởi mở và biểu lộ nó ra.
Thầy Alois cũng nhắc đến tầm quan trọng của phong trào đại kết. Thầy nói rằng không có bao nhiêu các đại diện đại kết, và có lẽ nên có nhiều hơn, nhưng quả là đẹp đẽ được thấy một cố gắng đại kết có phối hợp. Nhưng đáng tiếc là việc này đã không được nhắc đến đủ tại Thượng Hội Đồng. Thầy cho rằng việc này là việc cần và người trẻ đang tìm kiếm các không gian đại kết để chia sẻ với nhiều người khác. Thầy cũng cho hay Giáo Hội không nên tổ chức các buổi cầu nguyện cho người trẻ mà nên cầu nguyện với họ.
Thượng hội đồng là một công trường xây dựng
Cha Lepori nói rằng Thượng Hội Đồng giống như một công trường xây dựng. Bạn sẽ không bao giờ tìm được một phương pháp lý tưởng, như với bất cứ điều gì ở trên đời, nhưng bạn phải bắt đầu từ dưới đất và xây lên cả một toà dinh thự mới.
Đức Cha Tencer nói rằng một điều khiến ngài ngạc nhiên là Thượng Hội Đồng này đã là một thành công lớn lao vì được chuẩn bị rất kỹ càng. Tín liệu đến từ khắp thế giới. Ngài cảm thấy các cuộc đàm luận rất tích cực và Thượng Hội Đồng này chắc chắn giúp Giáo Hội tiến lên.
Thế giới kỹ thuật số hoạt động tại Thượng Hội Đồng
Nữ Tu Bernadette Mary Reis, fsp, cũng của Vatican News đề cập tới những người của thế giới kỹ thuật số đang làm việc cho Thượng Hội Đồng lần này. Đó là Allyson Kenny, một trong 5 người trẻ giúp phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Ngoài việc là một người chuyên nghiệp trong ngành truyền thông Công Giáo, Allyson cũng là một tân tòng mới trở lại Công Giáo 5 năm nay. Cô chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Thượng Hội Đồng và tầm quan trọng của việc phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng trong thời đại kỹ thuật số.
Không như các Thượng Hội Đồng trước đây, Allyson được nghe nói bầu khí tại Thượng Hội Đồng lần này là bầu khí của “bạn bè và hợp nhất”. Hợp nhất là điều cần thiết vì chủ đề là truyền giảng tin mừng cho người trẻ, một chủ đề cũng đem lại “cảm thức hân hoan có thực chất”.
Allyson tiếp tục cho hay đồng hành là một chủ đề được lặp đi lặp lại. Cô cho rằng hiện có chuyện xa rời “thứ cơ cấu phẩm trật”, tức cơ cấu người trên “ban phát thông tin” và đang có sự hướng tới “Một cuộc hội họp của những người ngang hàng biết nhìn nhận rằng người trẻ có nhiều điều để cung ứng và cho đi trong tầm nhìn của họ, và rồi họ cũng có thể học hỏi trở lại từ các vị cao niên trong đức tin”.
Các thể tài khác được Allyson lưu ý bao gồm tính dục, “làm thế nào phát triển một nền tính dục toàn diện”, và uớc mong của người trẻ đối với “truyền giáo và ý nghĩa cho đời họ”. Cô cho hay: “Các nghị phụ Thượng Hội Đồng và các dự thính viên thực sự nói nhiều đến việc làm thế nào để cụ thể hóa điều đó và biến nó thành một điều có thể hiện hữu ở bình diện dân chúng”.
Cái khó của việc diễn dịch Thượng Hội Đồng
Cũng dịp này, Vatican News phổ biến nhận định của một vị giám mục truyền giáo người Ba Lan, hiện là giám mục một giáo phận vùng quê ở Nam Phi. Đó là Đức Cha Stanislaw Jan Dziuba. Ngài cũng là giám mục liên lạc với giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi.
Ngài tin rằng cho đến nay, Thượng Hội Đồng là một trải nghiệm đẹp đẽ và thực sự nói lên tính Công Giáo của Giáo Hội. Các tham dự viên đem kinh nghiệm của người trẻ đến Thượng Hội Đồng, cả các loay hoay lẫn các niềm vui của họ, để Thượng Hội Đồng tìm ra những cách thế mới mẻ để truyền giảng tin mừng và để lôi cuốn các người trẻ khác tới với Chúa Giêsu và với Giáo Hội của Người.
Các giám mục nói rằng các quan tâm của người trẻ và các hoàn cảnh sống của họ không luôn luôn hiện diện nhưng, theo ngài, một Thượng Hội Đồng không thể bàn đến mọi hoàn cảnh sống chuyên biệt của người trẻ được. Ngài cho rằng các nghị phụ có nhận ra các bối cảnh và hoàn cảnh thay đổi của người trẻ. Đối với ngài, điều quan trọng là tài liệu sau cùng được các thừa tác viên tuổi trẻ giải thích trong các bối cảnh khác nhau và các hoàn cảnh chuyên biệt. Ngài cho rằng điều quan trọng là Giáo Hội hợp nhất như một gia đình của Thiên Chúa để giải quyết các vấn đề chuyên biệt liên quan tới người trẻ.
Đức Cha Dziuba coi việc phiên dịch như thách đố lớn nhất sau Thượng Hội Đồng, không những sang tiếng Zulu (ngôn ngữ của giáo phận ngài) mà cả sang các ngôn ngữ khác, nhưng việc phiên dịch, đúng hơn, diễn dịch này phải thực hiện sao để nó có liên quan tới người trẻ trong chính các hoàn cảnh địa phương của họ.
Thách thức thứ hai, theo ngài, là làm thế nào tìm được những người trẻ và người trưởng thành được động viên để họ đáp ứng người trẻ và tìm cách đồng hành với họ. Ngài cho rằng việc đào tạo các cộng đồng địa phương và các nhà đào tạo tuổi trẻ là điều quan trọng nhưng không dễ dàng. Ngài cũng nói thêm rằng điều khó là tìm ra tài nguyên, cả tài chánh lẫn nhân sự, để thi hành tài liệu.
Đức Cha Dziuba ngạc nhiên trước đức tin của người trẻ vào Chúa Giêsu, họ sẵn sàng hy sinh để theo chân Chúa Giêsu. Ngài nói ngài nhận ra rằng các giám mục không đơn độc, người trẻ muốn ở bên cạnh các ngài trên đường theo chân Chúa Giêsu. Ngài cho biết ngài khám phá ra việc người trẻ có lòng say mê đối với Giáo Hội và họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Giáo Hội. Ngài rất thán phục trước sự kiện ngay tại các nơi trong đó, các Kitô hữu đang chịu bách hại, người trẻ vẫn đang có mặt, đang chiến đấu và mạnh mẽ trong đức tin.
Nhận định về thế giới kỹ thuật số, ngài nói việc này đã trở thành một vấn đề khi người trẻ không liên hệ với nhau mà chỉ rà tin nhắn và chỉ những muốn ‘thấy mình đẹp trong các tin nhắn của mình”. Ngài cho rằng điều này thường không phản ảnh chính cuộc sống của họ mà chỉ tạo ra một hình ảnh về đời sống họ, một hình ảnh vốn không tượng trưng cho điều họ thực sự là và cách sống thực sự của họ. Ngài nói rằng điều này không giúp họ liên hệ với người trẻ khác, với cộng đồng và với gia đình họ. Ngài bảo: nhiều người trẻ hiện nay dành nhiều thì giờ và tiền bạc để bảo đảm được nối kết về phương diện kỹ thuật số.
Tuy nhiên, theo ngài, đây cũng là một cơ hội để Châu Phi và Nam Phi phiên dịch sứ điệp của Chúa Kitô thành những tin nhắn ngắn, các tin nhắn của các phương tiện truyền thông, không những sử dụng từ ngữ mà còn sử dụng cả hình ảnh để đi sâu hơn vào tâm trí giới trẻ giúp họ nhớ lâu hơn. Thế giới kỹ thuật số là cơ hội giúp làm cho Giáo Hội hiện diện, không những với giới trẻ mà với mọi người.
Sau cùng, Đức Cha Dziuba nói rằng ngài hy vọng tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng cũng sẽ được phiên dịch thành một tài liệu của các phương tiện truyền thông giúp nó thu hút hơn. Làm như thế, Giáo Hội không những vận động trí khôn người ta mà cả các giác quan khác của họ để học hỏi tài liệu, giúp nó thấm nhập vào cõi lòng họ.