Theo thông lệ, hằng năm cứ vào tháng 8, TGP Adelaide Nam Úc đều có tổ chức thánh lễ trọng thể kỷ niệm ngày Quốc Tế Người Di Dân & Tỵ Nạn. Năm nay, văn phòng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc của TGP đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm lần thứ 104 vào lúc 02 giờ 30 chiều Chúa Nhật ngày 26/8/2018 tại nhà thờ chính tòa Thánh Francis Xavier TGP Adelaide, gian cung thánh được trang hoàng rất đẹp với đầy đủ những lá cờ biểu tượng của các quốc gia trên thế giới.
Thánh lễ do Cha Anthoni Adimai chánh xứ giáo xứ Hectoville được Đức Cha Greg. O’Kelly SJ giám quản tông tòa Tổng Giáo Phận Adelaide đề cử và thay thế chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng đồng tế có khoảng 20 linh mục các sắc tộc trong TGP Adelaide và hai thầy Sáu phụ tế. Cùng với nhiều vị khách mời trong chính quyền tiểu bang South Australia, các tu sĩ nam nữ, và rất đông tín hữu thuộc đủ các sắc tộc đến từ nhiều cộng đoàn và giáo xứ của TGP trong nhiều trang phục khác nhau đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho người di dân và tỵ nạn chiều hôm nay. Sự hiện diện của đông đảo mọi tín hữu đã nói lên ý muốn củng cố, thắt chặt, tinh thần liên kết với nhau, thể hiện tinh thần hiệp nhất trong sự đa dạng của các sắc tộc đến từ nhiều nơi trên khắp thế giới hiện đang sinh sống và làm việc tại Nam Úc.

XEM HÌNH – SEE PHOTOS

Sau 2 bài thánh thư và bài Phúc Âm, Cha Chủ Tế đã chia sẻ sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày Quốc Tế Người Di Dân & Tỵ Nạn năm 2018: “Đón Tiếp - Bảo Vệ- Thăng Tiến - Hội Nhập”(Welcome – Protecting – Promoting - Integrating).
Qua sứ điệp trên, ĐTC Phanxicô muốn nhấn mạnh đến mối quan tâm của Giáo Hội Công Giáo đối với những người nhập cư và tỵ nạn.
Trong nhiều năm qua, thế giới đã chứng kiến tình trạng đáng buồn về người di dân, tỵ nạn trốn chạy chiến tranh, khủng bố, thiên tai và đói nghèo. Sứ điệp là lời mời gọi mọi người hãy vượt qua mọi rào cản để gặp gỡ, đón tiếp, nhìn nhận người khác vì tất cả chúng ta đều là anh em. Khi 2 môn đệ của Thánh Gioan hỏi Chúa: “Lạy Thầy, Thầy ở đâu?” câu trả lời của Chúa là: “Hãy đến mà xem”. Câu nói này mở ra một cuộc gặp gỡ người khác để hiểu biết và thừa nhận tha nhân. Người được đón tiếp cũng thừa nhận, hiểu biết tôn trọng các luật lệ, văn hóa, truyền thống của đất nước tiếp đón họ để cùng thăng tiến trong tình yêu thương và xây dựng xã hội. Chúng ta hãy cùng thực thi sứ điệp của ĐTC Phanxicô “Hãy mở rộng tay đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập” .
Trong suốt thánh lễ, phần thánh nhạc phụng vụ do hai ca đoàn sắc tộc Fructus Agustini sắc dân Philipines và Congolese Catholic phụ trách, được thể hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau. Lời nguyện giáo dân, cầu cho ĐTC Phanxicô, các vị chủ chăn, cho giáo hội cũng như những người di dân và tỵ nạn được đọc bằng 5 ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Ba Lan, Việt Nam, Sinhalese (Sri Lanka), Trung Hoa và Swahili (Châu Phi). Tiếp sau lời nguyện giáo dân, các em thiếu nhi các sắc tộc Vietnamese, Phlipines và Indian tiến lễ, các em vận những bộ quốc phục truyền thống, trông thật đẹp và duyên dáng, với của lễ dâng lên Thiên Chúa một cách trang nghiêm và kính cẩn.
Sau thánh lễ, mọi người được Ban Tổ Chức mời sang hội trường Saint Aloysius College, phía sau nhà thờ Chính tòa để cùng chung vui và thưởng thức phần văn nghệ do giáo dân các sắc tộc đóng góp. Mở đầu chương trình, sau lời chào mừng và giới thiệu của BTC, Soeur Trần Thị Niên RSM, giám đốc văn phòng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc sự vụ thuộc TGP Adelaide, trưởng BTC, đã có ngỏ lời cảm ơn quí linh mục, tu sĩ và tất cả các tín hữu đã tham dự thánh lễ và chúc mừng mọi người nhân ngày Quốc Tế Người Di Dân & Tỵ Nạn. Tất cả mọi người vừa trao đổi chuyện trò vừa thưởng thức các món ăn đặc sản của nhiều sắc tộc mang tới và phần văn nghệ giúp vui. Phần văn nghệ gồm nhiều tiết mục đặc sắc do các sắc tộc trình diễn, đặc biệt các màn múa của các thiếu nữ duyên dáng Việt Nam trong ca đoàn Việt Linh trìng diễn vũ khúc Ghé Bến Saigòn với nón lá áo dài và màn múa Hoa Anh Đào trang phục Nhật Bản đã nhận được các khản gỉa nhiệt liệt khen tặng bằng những tràng pháo tay, vang dội cả hội trường.
Buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc Tế Người Di Dân & Tỵ Nạn lần thứ 104 tại Adelaide Nam Úc đã kết thúc lúc 5 giờ 00 chiều cùng ngày. Mọi người chia tay ra về sau những giờ phút gặp gỡ, vui vẻ, thân thương như anh em một nhà (Văn Khánh tường thuật)