Một Chiều Kích Của Lòng Tin
Chúa Nhật XIV TN B (Mc 6,1-6)
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của lòng tin trong tương quan giữa con người. Thiếu lòng tin thì hình như khó mà có những sự tốt đẹp đựơc dệt xây. Không có hợp đồng, không có cam kết, không có ký thác hay thậm chí chẳng có sự qua lại với nhau. “Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại quê hương của Người; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ cứng lòng tin.” (6,6).
Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần đem lại cho ta sự sống đời đời. Mặc dù là ân ban cách nhưng không của Thiên Chúa, nhưng đức tin không phải là thứ gì đó trên trời rơi xuống. Đức tin còn được dệt thành bằng những nỗ lực đáp trả rất tự nhiên của con người chúng ta. Một trong những nỗ lực đáp trả của chúng ta đó là lòng tin vào nhau. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, hình ảnh không bao giờ là cái mà nó phản ảnh và hình ảnh cũng không thể phản ảnh chính xác, đầy đủ cái nó phản ảnh. Tuy nhiên, Khi ta coi thường cái hình, khi ta loại bỏ cái ảnh thì ta rất khó đạt đến thực tại. Cũng thế, khi không tin vào con người, thì chúng thật khó mà có được lòng tin vào Thiên Chúa.
Bài trích sách Tiên Tri Êzêkiel tường thuật lời của Thiên Chúa: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng” (Ed 2,3-4). Chúng ta đừng quên rằng để bày tỏ ý định và chương trình của mình thì Thiên Chúa thường bày tỏ qua trung gian những con người, như các sứ ngôn. Thỉnh thoảng Chúa sai các Thiên sứ đến trần gian, nhưng cũng dưới hình dạng con người. Như thế, khi ta đón nhận những con người Chúa sai đến là ta tin vào Người.
Khi Chúa Giêsu trở về Nagiarét, người đồng hương của Người thoạt đầu kinh ngạc về những sự lạ lùng nơi Người. Không chỉ nghe tiếng đồn từ Caphanaum mà giờ đây chính tai, mắt họ trực tiếp nghe và chứng kiến sự khôn ngoan và uy quyền của Người. “Bởi đâu ông ta được như thế? ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” (6,3). Thế nhưng, thay vì nhìn nhận hiện thực, nhìn nhận một Giêsu như hiện nay, thì họ đã vội quay về với quá khứ. “Ông ta không phải là bác thợ mộc ư?” Và chuỗi quá khứ của ông thợ mộc Giêsu cùng gia cảnh của ông ta hiện ra trong tâm trí người Nagiarét. Một quá khứ của một con người bình thường, chưa muốn nói là tầm thường theo cách đánh giá của con người thời bấy giờ. Và họ đã cứng lòng tin.
Người ta khó mà tin vào nhau một khi mãi khư khư có định kiến về nhau. Phận người chúng ta ai lại không có một quá khứ. Nhắc đến quá khứ của mình, thì ta thường kể lể các chiến công, những thành đạt. Nhóm thanh niên vốn rất sợ cái cảnh các cụ cao niên huyên thuyên về quá khứ oanh liệt của các cụ. Dù cho bọn trẻ có đứa há hốc mồm, tròn xoe mắt, hay có đứa gật gà buồn ngủ thì các cụ vẫn không thấy mệt khi kể về sự oanh liệt của một thời đã qua, cho dù không biết lần kể này là lần thứ mấy. Nếu nói đến quá khứ của tha nhân, thì hình như chúng ta ít nhớ những điều tốt đẹp mà lại khó quên những chuyện không hay, những hạn chế, khuyết điểm của họ, đặc biệt khi họ là đối tượng ta không thân thích hay ta có một chút ganh tỵ nào đó.
Là người, ai ai cũng có mặt nào đó hạn chế, chủ quan hay khách quan. Dù được những ơn mặc khải phi thường thì Thánh Phaolô cũng đã nhìn nhận: Thân xác Ngài đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến để vả mặt Ngài (x.2Cor 12,7). Nếu ta cứ dán mắt vào những khiếm khuyết và giới hạn của nhau thì làm sao ta xây dựng được niềm tin vào nhau? Người dân cùng quê với Chúa Giêsu đã không vượt qua được tâm lý này. Họ cứ mãi bị in trí bởi gia cảnh đơn hèn của Người và thế là họ đã không thể đón nhận Người như hiện nay, một vị Thầy đầy quyền uy trong lời nói cũng như trong hành động.
Tin là đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại. Nhận nhau như nhau là, hiện nay, giờ này, thì cần phải khép lại quá khứ của nhau. Làm sao có thể tin nhau khi mà ta còn xét lý lịch của nhau đến cả ba bốn đời? Làm sao có thể tin nhau khi mà ta cứ mãi mang lấy thành kiến về nhau. Heraclitus đã nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Con người là hữu thể đang chuyển thành. Đóng khung nhau trong thành kiến của mình là ta vô tình biến tha nhân thành một đồ vật bất biến. Đã là đồ vật thì để ta sử dụng hay chiếm hữu chứ không phải là đối tượng để ta tương quan, để ta tín nhiệm. Cái nghịch lý vốn thường có ở nơi luận lý của ta. Trong khi ta khẳng định rằng mọi vật đang chuyển động, mọi sự đều có thể đổi thay thì ta lại khư khư cho rằng người ấy không thể thay đổi. Chính vì thế, mỗi khi chứng kiến những sự thành đạt của một ai đó thì ta dễ vội quay về quá khứ: Cha ấy hả, ngày xưa là như thế này nè… Đức Cha đó hả? Mình mình biết tỏng hồi còn làm thầy giúp xứ… Không phải bất cứ cái quay về quá khứ nào cũng là không hay, không tốt. Có nhiều cái nhìn lui để rối thêm lòng tri ân và thêm xác tín vào tình thương và quyền năng của Chúa. Tuy nhiên thần dữ thường cám dỗ ta nhìn quá khứ của nhau bằng định kiến để ta không đón nhận cái hiện thực. Dĩ nhiên, khi đã không đón nhận nhau như hiện nay thì làm sao ta có thể tin vào nhau. Một khi ta không đựơc kẻ khác tín nhiệm thì ta thật khó có thể làm được nhiều điều tốt đẹp và hữu ích.
Các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta sau năm 1975 đã từng một thời gian khá dài nhìn người đồng bào của mình bằng cái nhìn định kiến, bằng cái nhìn lý lịch đến cả ba đời và vì thế không thể có niềm tin vào nhau. Hậu quả của cái nhìn ấy đã để lại cho dân tộc ta không chỉ biết bao nổi đau mà còn nhiều thiệt hại không thể kể xiết. Cám ơn Chúa, cái khẩu hiệu “khép cánh cửa quá khứ” đã được cất lên. Tuy nhiên từ khẩu hiệu đến hiện thực vẫn còn là một khoảng cách không dễ thu hẹp, chưa muốn nói là xóa bỏ.
Là con cái Chúa, là những người cùng tin vào Chúa Kitô, chúng ta có dễ dàng đón nhận nhau như trong hiện tại hay không? Chúng ta đã khép cánh cửa quá khứ của nhau được chút nào? Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư? Vì Chúa sẵn sàng bỏ quên quá khứ của ta nên Chúa tin ở ta và Chúa đã tha thứ cho ta. Còn chúng ta, khi chúng ta chưa tha thứ cho nhau, khi chúng ta chưa thể hiệp nhất nên một với nhau, khi chúng ta chưa thể chung tay cộng tác với nhau… thì một trong những nguyên nhân chính đó là vì ta chưa tin ở nhau. Ta chưa tin vào nhau và ta không chân thành đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại này. Tất thảy là vì ta còn in trí, còn mang thành kiến với nhau. Vô tình hay hữu ý, chúng ta đang đóng đinh nhau vào thập tự. Lạy Chúa xin hãy loại khỏi tâm tư của con các định kiến về tha nhân. Ước gì con biết bớt dần đi và rồi sẽ có ngày bỏ được cái thói quen xấu là nhắc lại quá khứ lỗi lầm của tha nhân.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Chúa Nhật XIV TN B (Mc 6,1-6)
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của lòng tin trong tương quan giữa con người. Thiếu lòng tin thì hình như khó mà có những sự tốt đẹp đựơc dệt xây. Không có hợp đồng, không có cam kết, không có ký thác hay thậm chí chẳng có sự qua lại với nhau. “Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại quê hương của Người; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ cứng lòng tin.” (6,6).
Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần đem lại cho ta sự sống đời đời. Mặc dù là ân ban cách nhưng không của Thiên Chúa, nhưng đức tin không phải là thứ gì đó trên trời rơi xuống. Đức tin còn được dệt thành bằng những nỗ lực đáp trả rất tự nhiên của con người chúng ta. Một trong những nỗ lực đáp trả của chúng ta đó là lòng tin vào nhau. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, hình ảnh không bao giờ là cái mà nó phản ảnh và hình ảnh cũng không thể phản ảnh chính xác, đầy đủ cái nó phản ảnh. Tuy nhiên, Khi ta coi thường cái hình, khi ta loại bỏ cái ảnh thì ta rất khó đạt đến thực tại. Cũng thế, khi không tin vào con người, thì chúng thật khó mà có được lòng tin vào Thiên Chúa.
Bài trích sách Tiên Tri Êzêkiel tường thuật lời của Thiên Chúa: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng” (Ed 2,3-4). Chúng ta đừng quên rằng để bày tỏ ý định và chương trình của mình thì Thiên Chúa thường bày tỏ qua trung gian những con người, như các sứ ngôn. Thỉnh thoảng Chúa sai các Thiên sứ đến trần gian, nhưng cũng dưới hình dạng con người. Như thế, khi ta đón nhận những con người Chúa sai đến là ta tin vào Người.
Khi Chúa Giêsu trở về Nagiarét, người đồng hương của Người thoạt đầu kinh ngạc về những sự lạ lùng nơi Người. Không chỉ nghe tiếng đồn từ Caphanaum mà giờ đây chính tai, mắt họ trực tiếp nghe và chứng kiến sự khôn ngoan và uy quyền của Người. “Bởi đâu ông ta được như thế? ông ta được khôn ngoan như thế nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” (6,3). Thế nhưng, thay vì nhìn nhận hiện thực, nhìn nhận một Giêsu như hiện nay, thì họ đã vội quay về với quá khứ. “Ông ta không phải là bác thợ mộc ư?” Và chuỗi quá khứ của ông thợ mộc Giêsu cùng gia cảnh của ông ta hiện ra trong tâm trí người Nagiarét. Một quá khứ của một con người bình thường, chưa muốn nói là tầm thường theo cách đánh giá của con người thời bấy giờ. Và họ đã cứng lòng tin.
Người ta khó mà tin vào nhau một khi mãi khư khư có định kiến về nhau. Phận người chúng ta ai lại không có một quá khứ. Nhắc đến quá khứ của mình, thì ta thường kể lể các chiến công, những thành đạt. Nhóm thanh niên vốn rất sợ cái cảnh các cụ cao niên huyên thuyên về quá khứ oanh liệt của các cụ. Dù cho bọn trẻ có đứa há hốc mồm, tròn xoe mắt, hay có đứa gật gà buồn ngủ thì các cụ vẫn không thấy mệt khi kể về sự oanh liệt của một thời đã qua, cho dù không biết lần kể này là lần thứ mấy. Nếu nói đến quá khứ của tha nhân, thì hình như chúng ta ít nhớ những điều tốt đẹp mà lại khó quên những chuyện không hay, những hạn chế, khuyết điểm của họ, đặc biệt khi họ là đối tượng ta không thân thích hay ta có một chút ganh tỵ nào đó.
Là người, ai ai cũng có mặt nào đó hạn chế, chủ quan hay khách quan. Dù được những ơn mặc khải phi thường thì Thánh Phaolô cũng đã nhìn nhận: Thân xác Ngài đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến để vả mặt Ngài (x.2Cor 12,7). Nếu ta cứ dán mắt vào những khiếm khuyết và giới hạn của nhau thì làm sao ta xây dựng được niềm tin vào nhau? Người dân cùng quê với Chúa Giêsu đã không vượt qua được tâm lý này. Họ cứ mãi bị in trí bởi gia cảnh đơn hèn của Người và thế là họ đã không thể đón nhận Người như hiện nay, một vị Thầy đầy quyền uy trong lời nói cũng như trong hành động.
Tin là đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại. Nhận nhau như nhau là, hiện nay, giờ này, thì cần phải khép lại quá khứ của nhau. Làm sao có thể tin nhau khi mà ta còn xét lý lịch của nhau đến cả ba bốn đời? Làm sao có thể tin nhau khi mà ta cứ mãi mang lấy thành kiến về nhau. Heraclitus đã nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Con người là hữu thể đang chuyển thành. Đóng khung nhau trong thành kiến của mình là ta vô tình biến tha nhân thành một đồ vật bất biến. Đã là đồ vật thì để ta sử dụng hay chiếm hữu chứ không phải là đối tượng để ta tương quan, để ta tín nhiệm. Cái nghịch lý vốn thường có ở nơi luận lý của ta. Trong khi ta khẳng định rằng mọi vật đang chuyển động, mọi sự đều có thể đổi thay thì ta lại khư khư cho rằng người ấy không thể thay đổi. Chính vì thế, mỗi khi chứng kiến những sự thành đạt của một ai đó thì ta dễ vội quay về quá khứ: Cha ấy hả, ngày xưa là như thế này nè… Đức Cha đó hả? Mình mình biết tỏng hồi còn làm thầy giúp xứ… Không phải bất cứ cái quay về quá khứ nào cũng là không hay, không tốt. Có nhiều cái nhìn lui để rối thêm lòng tri ân và thêm xác tín vào tình thương và quyền năng của Chúa. Tuy nhiên thần dữ thường cám dỗ ta nhìn quá khứ của nhau bằng định kiến để ta không đón nhận cái hiện thực. Dĩ nhiên, khi đã không đón nhận nhau như hiện nay thì làm sao ta có thể tin vào nhau. Một khi ta không đựơc kẻ khác tín nhiệm thì ta thật khó có thể làm được nhiều điều tốt đẹp và hữu ích.
Các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta sau năm 1975 đã từng một thời gian khá dài nhìn người đồng bào của mình bằng cái nhìn định kiến, bằng cái nhìn lý lịch đến cả ba đời và vì thế không thể có niềm tin vào nhau. Hậu quả của cái nhìn ấy đã để lại cho dân tộc ta không chỉ biết bao nổi đau mà còn nhiều thiệt hại không thể kể xiết. Cám ơn Chúa, cái khẩu hiệu “khép cánh cửa quá khứ” đã được cất lên. Tuy nhiên từ khẩu hiệu đến hiện thực vẫn còn là một khoảng cách không dễ thu hẹp, chưa muốn nói là xóa bỏ.
Là con cái Chúa, là những người cùng tin vào Chúa Kitô, chúng ta có dễ dàng đón nhận nhau như trong hiện tại hay không? Chúng ta đã khép cánh cửa quá khứ của nhau được chút nào? Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư? Vì Chúa sẵn sàng bỏ quên quá khứ của ta nên Chúa tin ở ta và Chúa đã tha thứ cho ta. Còn chúng ta, khi chúng ta chưa tha thứ cho nhau, khi chúng ta chưa thể hiệp nhất nên một với nhau, khi chúng ta chưa thể chung tay cộng tác với nhau… thì một trong những nguyên nhân chính đó là vì ta chưa tin ở nhau. Ta chưa tin vào nhau và ta không chân thành đón nhận nhau ngay trong giây phút hiện tại này. Tất thảy là vì ta còn in trí, còn mang thành kiến với nhau. Vô tình hay hữu ý, chúng ta đang đóng đinh nhau vào thập tự. Lạy Chúa xin hãy loại khỏi tâm tư của con các định kiến về tha nhân. Ước gì con biết bớt dần đi và rồi sẽ có ngày bỏ được cái thói quen xấu là nhắc lại quá khứ lỗi lầm của tha nhân.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.