“Các nhà lãnh đạo của đất nước này nên hiểu rằng hệ thống giáo dục tại quốc gia này cần được thay đổi tận căn”: Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo, đã bày tỏ mối quan ngại của ngài đối với hệ thống giáo dục hiện tại của Sri Lanka. Ngài đặc biệt lên án tiến trình loại bỏ các chương trình “giáo dục tôn giáo”, mà các chính phủ kế tiếp nhau đã theo đuổi theo hướng thúc đẩy một hệ thống giáo dục phi tôn giáo.
Đức Hồng Y cho biết ngài đã có nhiều yêu cầu Chính phủ và đã viết một bức thư cho Tổng thống để nói lên những lo ngại về hệ thống giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ: đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka lên án một nghị định vừa được chính quyền phê chuẩn bắt buộc học sinh phải đi học ngày Chúa Nhật. Theo quyết định mới tất cả học sinh từ 6 đến 19 tuổi bất kể tôn giáo đều phải cắp sách đến trường 7 ngày trong một tuần. Cả các học sinh Kitô giáo cũng phải đi học như một điều kiện tiên quyết để vượt qua các kỳ thi.
Ngày Chúa Nhật đã trở nên một ngày vất vả cho học sinh. Bên cạnh các lớp chính thức, học sinh còn phải đi học thêm vào tối Chúa Nhật để đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Giải thích tâm tư của toàn thể Giáo hội ở Sri Lanka, Đức Hồng Y nói ngài đã yêu cầu chính phủ bỏ quy định bắt học sinh theo học ngày Chúa Nhật. Và ngài kết luận rằng: “Ở đất nước này hệ thống giáo dục của chúng ta đang bị phá hủy”.
Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka điều hành 1,155 trường Chúa Nhật để dạy giáo lý và các sinh hoạt thiếu nhi với hơn 13,000 giáo viên và gần 202,000 học sinh trong 12 giáo phận trên toàn quốc.
Việc dạy giáo lý cho học sinh vào ngày Chúa Nhật là mối quan tâm của Giáo Hội tại Sri Lanka. Nếu chính phủ kiên quyết bắt học sinh học 7 ngày trong tuần, Giáo Hội đề nghị một chương trình giáo lý cho các học sinh Công Giáo đang học tại các trường công lập.
Ủy ban Giám mục Sri Lanka về Giáo lý và Kinh thánh đã gửi một tài liệu cho Bộ Kitô Giáo Sự Vụ của Sri Lanka để yêu cầu xuất bản sách giáo khoa về giáo lý trong trường hợp chính phủ chấp nhận đề nghị trên. .
Source: Fides - Cardinal Ranjith: "The educational system penalizes religious education"
Đức Hồng Y cho biết ngài đã có nhiều yêu cầu Chính phủ và đã viết một bức thư cho Tổng thống để nói lên những lo ngại về hệ thống giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ: đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka lên án một nghị định vừa được chính quyền phê chuẩn bắt buộc học sinh phải đi học ngày Chúa Nhật. Theo quyết định mới tất cả học sinh từ 6 đến 19 tuổi bất kể tôn giáo đều phải cắp sách đến trường 7 ngày trong một tuần. Cả các học sinh Kitô giáo cũng phải đi học như một điều kiện tiên quyết để vượt qua các kỳ thi.
Ngày Chúa Nhật đã trở nên một ngày vất vả cho học sinh. Bên cạnh các lớp chính thức, học sinh còn phải đi học thêm vào tối Chúa Nhật để đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Giải thích tâm tư của toàn thể Giáo hội ở Sri Lanka, Đức Hồng Y nói ngài đã yêu cầu chính phủ bỏ quy định bắt học sinh theo học ngày Chúa Nhật. Và ngài kết luận rằng: “Ở đất nước này hệ thống giáo dục của chúng ta đang bị phá hủy”.
Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka điều hành 1,155 trường Chúa Nhật để dạy giáo lý và các sinh hoạt thiếu nhi với hơn 13,000 giáo viên và gần 202,000 học sinh trong 12 giáo phận trên toàn quốc.
Việc dạy giáo lý cho học sinh vào ngày Chúa Nhật là mối quan tâm của Giáo Hội tại Sri Lanka. Nếu chính phủ kiên quyết bắt học sinh học 7 ngày trong tuần, Giáo Hội đề nghị một chương trình giáo lý cho các học sinh Công Giáo đang học tại các trường công lập.
Ủy ban Giám mục Sri Lanka về Giáo lý và Kinh thánh đã gửi một tài liệu cho Bộ Kitô Giáo Sự Vụ của Sri Lanka để yêu cầu xuất bản sách giáo khoa về giáo lý trong trường hợp chính phủ chấp nhận đề nghị trên. .
Source: Fides - Cardinal Ranjith: "The educational system penalizes religious education"