PHIÊN TÒA VƯỢT BIÊN GIỚI
Ngày 27.12.2017, thẩm quyền Tư pháp Hà Nội loan báo sẽ xét xử vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 nghi can khác thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVN) vào ngày 08.01.2018. Phiên tòa dự trù kéo dài hai tuần giữa lúc chính quyền cộng sản do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đang mở rộng chiến dịch bài trừ nạn tham nhũng. Ðây là phiên tòa sơ thẩm xử vụ án tham nhũng làm thất thoát ngân quỹ tổng cộng 5,2 triệu mỹ kim.
I./ PHIÊN TÒA XỬ THAM NHŨNG GỘC…
Trong phiên xử này, Tòa án nhân dân Hà Nội sẽ tiến hành xét xử vụ án ‘cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘tham ô tài sản’ theo các điều 165 và 278 Bộ Luật Hình sự, sau khi Viện Kiểm sát Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố đồng chí Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), và cựu đảng viên Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), cùng các tòng phạm khác hôm 26.12.2017. Trường hợp ông này thêm gia trọng vì trước khi rời đảng, hắn đã hài tội Ðảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, kẻ nắm quyền sinh sát đồng bào Việt chúng ta. Sau đó, y đã trốn sang Cộng hòa Liên bang Ðức, rồi tự trở về đầu thú, như lời Việt cộng nói, nhưng dư luận trong ngoài nước chỉ nghe theo thẩm quyền Ðức cho rằng ‘Thanh đã bị bắt cóc’.
A. Phiên tòa diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
1. Chế độ cộng sản : cơ chế gây nên tham nhũng.
Thời gian gần đây, truyền thông và kể cả các quan chức Ðỏ đã nhiều lần nhắc đến tham nhũng như một 'quốc nạn'. Việt cộng đang được xếp thứ 113 trong số 176 nước về chỉ số tham nhũng, cao hơn Thái Lan, Phi Luật Tân, và Myanmar (Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2016).
Ngày 05.10.2017, tại Tòa án Hà Nội, khi bị cáo Châu Thị Thu Nga và luật sư Hoàng Văn Hướng, đề cập đến số tiền 1,5 triệu mỹ kim (khoảng 30 tỉ đồng) mà bà Nga đã khai là dùng để ‘chạy’ chức đại biểu Quốc hội cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch cơ quan này. Thật đúng ‘quy trình’ kiểm duyệt, máy truyền hình từ Phòng xử sang Phòng báo chí bị mất tiếng… Tại sao không làm rõ vấn đề bằng đưa vấn đề ra ánh sáng : Hành pháp điều tra, Tư pháp xét xử theo luật do Lập pháp qui định.
Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 đồng chí cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày trả lời trước vành móng ngựa. Các bản án từ tử hình trở xuống đều được dự kiến và loan truyền. Phải chăng đó là một hình thức tham nhũng khác, nếu tội nhân hay gia đình thấm nhuần ‘thủ tục đầu tiên’ phổ biến trong chế độ. Tại Tòa án nhân dân, tranh tụng giữa quan tòa và luật sư chỉ là hình thức, chiếu lệ. Luật thì có cả một rừng, nhưng người ta thích xài luật rừng rút từ túi ra.
Tuy nhiên, cướp chính quyền từ năm 1945, đảng rất kinh nghiệm và khéo léo. Tại Hội nghị Trung ương 6 được khai mạc ngày 04.10.2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không có một thông tin chính thức nào về ‘đôi hổ Đinh La Thăng và Nguyễn Văn Bình’ như đã dự báo trước. Ngày nay, số phận Ðinh La Thăng đã được an bài… Nguyễn Văn Bình và các quan tham cùng phe sắp trở thành những ‘khúc củi’ để đưa vào lò đốt của Tổng bí thư. Dứt khoát và hợp lý nhất, chủ lò phải là một đồng chí được ví như Hoa Sen :
‘Trong đầm không gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng,
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’.
Chế độ XHCN (có người đọc là ‘xạo hết chổ nói’ chỉ là một cơ chế độc đoán, đạo đức giả đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Cấp trên không làm gương cho cấp dưới vì chúng muốn cấp dưới biết cần có quà biếu cho chúng. Do đó, toàn đảng nẩy nở lý tưởng ‘không tham nhũng là dại, hãy tham gia phe nhóm để ăn chia, bảo vệ che chở nhau, khiến tham nhũng trở thành quốc nạn, đụt khoét ngân sách, đua đòi lối sống buông thả, ăn chơi, hưởng lạc với ‘bồ nhí nam nữ’, cướp nhà cửa, biệt thự đồng bào’.
2. Lò đốt củi tham nhũng.
Ngày 31.07.2017, qua các báo quốc doanh, Bộ Công an công bố ‘củi khô’ Trịnh Xuân Thanh đã tự về nước để đầu thú Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã khắp nước và quốc tế. Cùng ngày, tại trụ sở Trung ương Ðảng, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng, phiên họp thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng, trong niềm hy vọng nhờ những lời khai của Trịnh Xuân Thanh để diệt tham nhũng, đã đề cao ‘Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy’: « Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công ».
Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, trong thời gian trước sau Hội nghị Trung ương 6, Tư lịnh chống tham nhũng đã lên gân, vung tay bảo kiếm, để tóm Ðinh La Thăng vào ‘kho củi’ với Trịnh Xuân Thanh để, ngày 08.01.2018, hành động ‘cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết’, với phương châm ‘tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật’.
Trong đêm bước sang năm mới 2018, tại thành phố các nước, người dân cùng du khách quên đi thời sự chính trị, để thưởng thức pháo bông, vui chơi và ăn uống thoải mái, nhưng tại Hà Nội, việc đốt lò đã bắt đầu với những khúc củi ‘tép riu’ địa phương. Các khúc củi được đốt trong một cái lò đặc biệt, sáng chế bởi Bác Trọng để ‘ta đốt ta’. Lửa lập lòe cháy, đốt cháy củi phát ra những tiếng nổ được tạm thay thế pháo bông đón giao thừa dương lịch. Vì là lò đốt đặc biệt, nên cần phải có loại ‘siêu củi’ mà người dân có thể tìm thấy khắp nơi trong rừng xã hội chủ nghĩa, thiên đàng cộng sản.
3. Những khúc củi đầu tiên.
Do đảng viên có nhiều thứ : thứ thuộc Trung ương kể cả đã là thành viên Bộ Chính trị ; loại hai thưộc Ðịa phương và, vào giờ chót, có thể nói đến ‘củi Quốc tế’, vừa bị bắt giải về Hà Nội hôm 04.01.2018 từ Tân Gia Ba.
- Củi Trung ương Ðinh La Thăng.
Ðây là cựu Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị đề nghị truy tố trong nhiều thập niên qua. Trước đây, Hoàng Văn Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị và cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, đã bị kết án tử hình vắng mặt về tội phản bội sau khi đào thoát sang Trung cộng. Thật nực cười cho chế độ cộng sản, ngày nay, ‘theo Trung cộng là điều kiện ắt có và đủ để ‘làm lớn’. Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cáo buộc ông Thăng phạm tội ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC. Khung hình phạt dự trù cao nhất là 20 năm tù.
Về việc biện hộ, ông Thăng nhờ bốn luật sư và ông Thanh trao quyền này cho bảy luật sư bào chữa. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, biện hộ cho ông Thăng nói với báo Pháp Luật là ông đã ba lần dự cung với thân chủ mình và cho biết quan điểm ông Thăng là ‘sai đến đâu, ông sẽ nhận trách nhiệm đến đấy, cái gì không sai thì cần xem xét cho ông ấy… ông xin tha tội cho những người đã thi hành lệnh ‘sai’ của ông, nhưng dứt khoát không xin tha cho những ai ‘chiếm đoạt, dù chỉ một đồng’.
- Củi Ðịa phương Trịnh Xuân Thanh.
Ông Thanh là cấp dưới thân tín của ông Thăng phạm hai tội: ‘Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Tham ô tài sản’ với khung hình phạt tổng cộng có thể là án tử hình.
- Củi Quốc tế Phan Văn Anh Vũ.
Ðây là một sĩ quan cấp tá công an tính báo Tổng cục 5, đội lốt đại gia địa ốc kinh doanh bằng đe dọa các đối tác trong các cuộc đấu giá, mua bán tại Ðà Nẵng, có tiếng là Mafia. Khoe rằng mình có hồ sơ mật về ‘mật vụ Việt bắt có Trịnh Xuân Thanh tại Ðức’. Chạy đến Singapore, ông tìm cách xin tị nạn tại Ðức. Do mang hai hộ chiếu với tên khác nhau, nhà chức trách nơi này bắt, trục xuất và trao cho Việt cộng ngày 04.01.2018. Ngày 22.12.2017, Công an Việt cộng đã phát lệnh truy nã ông Vũ, rồi khởi tố về tội ‘cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’. Quyết định trao Vũ Nhôm về nước mang tính cách chính trị hơn là pháp lý. Thêm một nước nữa dính líu vào trò chơi vĩ đại ‘Ðốt Lò’ diệt trừ tham nhũng.
II./ …. VƯỢT BIÊN GIỚI.
A. Câu chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 23.07.2017, ông Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương (tình nhân hay cò mòi ?) đã bị mật vụ Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc. Nhờ chiếc xe này có gắn GPS ghi lại hành trình của xe đã giúp nhà cầm quyền Cộng hòa Liên bang Ðức tiến hành cuộc điều tra một cách chính xác. Tuy nhiên, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ cộng đảng Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ðúng vậy, ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, vẫn nói ‘Ðến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần đến phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.
Như tại các quốc gia độc lập, tôn trọng luật pháp và bảo vệ chủ quyền quốc gia khác, việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao Ðức-Việt. Ngày 02.08.2017, bộ Ngoại giao Liên bang Đức ra thông cáo báo chí buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và luật quốc tế khi cho những người võ trang bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được xem xét. Hôm sau, ‘con két Thu Hằng’ cất tiếng : ‘Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của vị này ngày 2-8... Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm...’.
Thời gian trôi đi, Chính phủ Ðức cũng chỉ có những cử chỉ nhè nhẹ đối với Việt cộng với lý do để giúp đỡ người Việt đau khổ trong nước. Ðó chỉ là ngụy biện mà thôi vì, không lẽ quý Lãnh đạo anh minh thế giới không biết ‘Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt’ không do Người Dân bầu lên và nhà nước tham nhũng này đã lấy tiền viện trợ đi mua nhà ở ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ.
Gần đây, theo kết quả điều tra của mình, giới thẩm quyền Ðức đã biết ‘Toàn bộ việc lên kế hoạch và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh do Trung tướng Ðường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Cục an ninh, Bộ Công an chỉ đạo, với sự cộng tác của Sứ quán Việt. Ðương sự đã có mặt tại hiện trường Berlin từ ngày 16.07.2017. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và vẫn viện trợ, hợp tác và đào tạo mật vụ cho Bộ Công an để chống khủng bố. Nhưng, giờ đây, chính cơ quan được cho tiền này, quay ra khủng bố ngay trên nước Ðức và đánh đập đồng bào trong và ngoài nước.
Ngày 20.12.2017, nhân viên Sứ quán Ðức có cho đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) biết họ dự định sẽ ‘quan sát’ phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh. Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ lại Bangkok ngay. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, từng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, dùng bàn tay sắt với một một quốc gia Ðức từng cho chúng tiền, nhưng những viện trợ quốc tế này không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam đâu!. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Theo tin Thoibao.de, tại Berlin hôm 05.01.2018, đáp trả thái độ của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng đến để trao đổi về các vấn đề liên quan đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và yêu cầu giải thích lý do Việt Nam từ chối cho luật sư Petra Schlagenhauf nhập cảnh ngày 04.01.2018 tại sân bay Nội Bài.
B. Hành động giữa Hành pháp và Lập pháp đối với Việt Nam thật khác nhau.
Tại Liên hiệp Âu châu, Dân biểu Nghị viên Tổ chức Quốc tế này đã biểu quyết khá nhiều các Nghị quyết (Résolutions, không có hiệu lực cưỡng hành). Nghị quyết gần đây được thông qua ngày 14.12.2017 bởi đa số tuyệt đối (100% số phiếu bầu), bao gồm năm chính đảng lớn từ cực hữu đến cực tả. Không một dân biểu nào bênh vực chế độ cộng sản Việt mà tất cả đều lên án sự vi phạm nhân quyền của chúng qua các trường hợp tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa và Mẹ Nấm Nguyễn Thị Như Quỳnh. Hơn thế nữa, vị Phó Chủ tịch tuyên bố rất bất mãn khi giới ngoại giao Việt cộng gởi thơ can thiệp tiến trình nghị luận của cơ quan Lập pháp dân cử này. Trong khi đó, các viên chức Hành pháp đến Việt Nam có mời những công dân can đảm Việt đến gặp, nhưng khi họ bị công an, côn đồ chận, đánh đập, bắt bớ thì các Vị hành pháp này im tiếng.
C. Một kinh nghiệm.
Cá nhân chúng tôi đã dự cuộc Hội luận với đề tài ‘Ðông Nam Á, nơi Dân chủ bị khước từ và Tự do bị thãm sát : Tình hình ở Miến điện, Lào và Việt Nam’ diễn ra trong hai ngày 16 và 17.09.2002 tại Nghị viện Âu châu (Brussels – Bỉ quốc) do đảng Cấp tiến Liên quốc, khối Dân chủ Tự do Nghị viện Âu châu và Diễn đàn Dân chủ Á châu kết hợp tổ chức.
Buổi chiều ngày thứ nhất, một bất ngờ thích thú khi Hội luận được tiếp đón bà dân biểu Patricia McKenna, đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Nghị viện Âu châu đến Việt Nam để gặp Hòa Thượng Thích quảng Ðộ và Linh mục Nguyễn văn Lý, vừa từ Việt Nam và Cam bốt về tới Brussels. Bà cho biết là Phái đoàn đã gặp phải một bức tường gạch cao của nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên, nên mỗi khi chúng tôi nêu vấn đề tự do tôn giáo và tự do chánh trị, hoặc khi nhắc đến những cá nhân đang bị cầm tù hay quản chế. Phía Hà nội không chịu công nhận sự việc những vị lãnh đạo các tôn giáo nầy đang bị tù đày vì lý do tín ngưõng của họ.
Ðây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, tôi cảm nhận một sự bưng bít, một xã hội bị kiềm chế, người dân không có quyền lập các tổ chức phi chánh phủ dưới bất cứ hình thức nào và những tổ chức phi chánh phủ mà chúng tôi gặp đều là những tổ chức quốc tế mà quyền lên tiếng cũng bị hạn chế, nên sự tiếp xúc bị giới hạn, nếu không, họ bị mời ra khỏi nước Việt. Sự kiện không có tự do truyền thông đại chúng, nên chúng tôi không thể tiếp xúc với báo chí.
Tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào như thế. Cam bốt, với bao nhiêu vấn đề, nhưng ít nhất đối lập cũng được cho phép hiện hữu. Trái lại ở Việt Nam, chẳng có một không gian nào cho bất cứ tư tưởng chánh trị nào, hiệp hội công dân nào và, trên hết, không có báo chí. Thật là nan giải.
Một bà đại biểu Quốc hội Việt Nam hỏi tôi khi bà xin đi gặp tù nhân Việt ở Âu châu, bà cũng không được phép gặp. Tôi yêu cầu bà cho biết chính xác nơi nào thì bà không đềø cập tới nữa. Sau đó. Tôi được biêát bà nầy vừa cầm đầu phái đoàn Việt Nam và vị nầy chẳng ai khác hơn là Ðại sứ Việt Nam tại Brussels.
Hà Minh Thảo
Ngày 27.12.2017, thẩm quyền Tư pháp Hà Nội loan báo sẽ xét xử vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 nghi can khác thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVN) vào ngày 08.01.2018. Phiên tòa dự trù kéo dài hai tuần giữa lúc chính quyền cộng sản do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đang mở rộng chiến dịch bài trừ nạn tham nhũng. Ðây là phiên tòa sơ thẩm xử vụ án tham nhũng làm thất thoát ngân quỹ tổng cộng 5,2 triệu mỹ kim.
I./ PHIÊN TÒA XỬ THAM NHŨNG GỘC…
Trong phiên xử này, Tòa án nhân dân Hà Nội sẽ tiến hành xét xử vụ án ‘cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘tham ô tài sản’ theo các điều 165 và 278 Bộ Luật Hình sự, sau khi Viện Kiểm sát Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố đồng chí Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), và cựu đảng viên Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), cùng các tòng phạm khác hôm 26.12.2017. Trường hợp ông này thêm gia trọng vì trước khi rời đảng, hắn đã hài tội Ðảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, kẻ nắm quyền sinh sát đồng bào Việt chúng ta. Sau đó, y đã trốn sang Cộng hòa Liên bang Ðức, rồi tự trở về đầu thú, như lời Việt cộng nói, nhưng dư luận trong ngoài nước chỉ nghe theo thẩm quyền Ðức cho rằng ‘Thanh đã bị bắt cóc’.
A. Phiên tòa diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
1. Chế độ cộng sản : cơ chế gây nên tham nhũng.
Thời gian gần đây, truyền thông và kể cả các quan chức Ðỏ đã nhiều lần nhắc đến tham nhũng như một 'quốc nạn'. Việt cộng đang được xếp thứ 113 trong số 176 nước về chỉ số tham nhũng, cao hơn Thái Lan, Phi Luật Tân, và Myanmar (Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2016).
Ngày 05.10.2017, tại Tòa án Hà Nội, khi bị cáo Châu Thị Thu Nga và luật sư Hoàng Văn Hướng, đề cập đến số tiền 1,5 triệu mỹ kim (khoảng 30 tỉ đồng) mà bà Nga đã khai là dùng để ‘chạy’ chức đại biểu Quốc hội cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch cơ quan này. Thật đúng ‘quy trình’ kiểm duyệt, máy truyền hình từ Phòng xử sang Phòng báo chí bị mất tiếng… Tại sao không làm rõ vấn đề bằng đưa vấn đề ra ánh sáng : Hành pháp điều tra, Tư pháp xét xử theo luật do Lập pháp qui định.
Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 đồng chí cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày trả lời trước vành móng ngựa. Các bản án từ tử hình trở xuống đều được dự kiến và loan truyền. Phải chăng đó là một hình thức tham nhũng khác, nếu tội nhân hay gia đình thấm nhuần ‘thủ tục đầu tiên’ phổ biến trong chế độ. Tại Tòa án nhân dân, tranh tụng giữa quan tòa và luật sư chỉ là hình thức, chiếu lệ. Luật thì có cả một rừng, nhưng người ta thích xài luật rừng rút từ túi ra.
Tuy nhiên, cướp chính quyền từ năm 1945, đảng rất kinh nghiệm và khéo léo. Tại Hội nghị Trung ương 6 được khai mạc ngày 04.10.2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không có một thông tin chính thức nào về ‘đôi hổ Đinh La Thăng và Nguyễn Văn Bình’ như đã dự báo trước. Ngày nay, số phận Ðinh La Thăng đã được an bài… Nguyễn Văn Bình và các quan tham cùng phe sắp trở thành những ‘khúc củi’ để đưa vào lò đốt của Tổng bí thư. Dứt khoát và hợp lý nhất, chủ lò phải là một đồng chí được ví như Hoa Sen :
‘Trong đầm không gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng,
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’.
Chế độ XHCN (có người đọc là ‘xạo hết chổ nói’ chỉ là một cơ chế độc đoán, đạo đức giả đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Cấp trên không làm gương cho cấp dưới vì chúng muốn cấp dưới biết cần có quà biếu cho chúng. Do đó, toàn đảng nẩy nở lý tưởng ‘không tham nhũng là dại, hãy tham gia phe nhóm để ăn chia, bảo vệ che chở nhau, khiến tham nhũng trở thành quốc nạn, đụt khoét ngân sách, đua đòi lối sống buông thả, ăn chơi, hưởng lạc với ‘bồ nhí nam nữ’, cướp nhà cửa, biệt thự đồng bào’.
2. Lò đốt củi tham nhũng.
Ngày 31.07.2017, qua các báo quốc doanh, Bộ Công an công bố ‘củi khô’ Trịnh Xuân Thanh đã tự về nước để đầu thú Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã khắp nước và quốc tế. Cùng ngày, tại trụ sở Trung ương Ðảng, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng, phiên họp thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng, trong niềm hy vọng nhờ những lời khai của Trịnh Xuân Thanh để diệt tham nhũng, đã đề cao ‘Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy’: « Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công ».
Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, trong thời gian trước sau Hội nghị Trung ương 6, Tư lịnh chống tham nhũng đã lên gân, vung tay bảo kiếm, để tóm Ðinh La Thăng vào ‘kho củi’ với Trịnh Xuân Thanh để, ngày 08.01.2018, hành động ‘cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết’, với phương châm ‘tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật’.
Trong đêm bước sang năm mới 2018, tại thành phố các nước, người dân cùng du khách quên đi thời sự chính trị, để thưởng thức pháo bông, vui chơi và ăn uống thoải mái, nhưng tại Hà Nội, việc đốt lò đã bắt đầu với những khúc củi ‘tép riu’ địa phương. Các khúc củi được đốt trong một cái lò đặc biệt, sáng chế bởi Bác Trọng để ‘ta đốt ta’. Lửa lập lòe cháy, đốt cháy củi phát ra những tiếng nổ được tạm thay thế pháo bông đón giao thừa dương lịch. Vì là lò đốt đặc biệt, nên cần phải có loại ‘siêu củi’ mà người dân có thể tìm thấy khắp nơi trong rừng xã hội chủ nghĩa, thiên đàng cộng sản.
3. Những khúc củi đầu tiên.
Do đảng viên có nhiều thứ : thứ thuộc Trung ương kể cả đã là thành viên Bộ Chính trị ; loại hai thưộc Ðịa phương và, vào giờ chót, có thể nói đến ‘củi Quốc tế’, vừa bị bắt giải về Hà Nội hôm 04.01.2018 từ Tân Gia Ba.
- Củi Trung ương Ðinh La Thăng.
Ðây là cựu Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị đề nghị truy tố trong nhiều thập niên qua. Trước đây, Hoàng Văn Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị và cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, đã bị kết án tử hình vắng mặt về tội phản bội sau khi đào thoát sang Trung cộng. Thật nực cười cho chế độ cộng sản, ngày nay, ‘theo Trung cộng là điều kiện ắt có và đủ để ‘làm lớn’. Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cáo buộc ông Thăng phạm tội ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC. Khung hình phạt dự trù cao nhất là 20 năm tù.
Về việc biện hộ, ông Thăng nhờ bốn luật sư và ông Thanh trao quyền này cho bảy luật sư bào chữa. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, biện hộ cho ông Thăng nói với báo Pháp Luật là ông đã ba lần dự cung với thân chủ mình và cho biết quan điểm ông Thăng là ‘sai đến đâu, ông sẽ nhận trách nhiệm đến đấy, cái gì không sai thì cần xem xét cho ông ấy… ông xin tha tội cho những người đã thi hành lệnh ‘sai’ của ông, nhưng dứt khoát không xin tha cho những ai ‘chiếm đoạt, dù chỉ một đồng’.
- Củi Ðịa phương Trịnh Xuân Thanh.
Ông Thanh là cấp dưới thân tín của ông Thăng phạm hai tội: ‘Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Tham ô tài sản’ với khung hình phạt tổng cộng có thể là án tử hình.
- Củi Quốc tế Phan Văn Anh Vũ.
Ðây là một sĩ quan cấp tá công an tính báo Tổng cục 5, đội lốt đại gia địa ốc kinh doanh bằng đe dọa các đối tác trong các cuộc đấu giá, mua bán tại Ðà Nẵng, có tiếng là Mafia. Khoe rằng mình có hồ sơ mật về ‘mật vụ Việt bắt có Trịnh Xuân Thanh tại Ðức’. Chạy đến Singapore, ông tìm cách xin tị nạn tại Ðức. Do mang hai hộ chiếu với tên khác nhau, nhà chức trách nơi này bắt, trục xuất và trao cho Việt cộng ngày 04.01.2018. Ngày 22.12.2017, Công an Việt cộng đã phát lệnh truy nã ông Vũ, rồi khởi tố về tội ‘cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’. Quyết định trao Vũ Nhôm về nước mang tính cách chính trị hơn là pháp lý. Thêm một nước nữa dính líu vào trò chơi vĩ đại ‘Ðốt Lò’ diệt trừ tham nhũng.
II./ …. VƯỢT BIÊN GIỚI.
A. Câu chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 23.07.2017, ông Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương (tình nhân hay cò mòi ?) đã bị mật vụ Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc. Nhờ chiếc xe này có gắn GPS ghi lại hành trình của xe đã giúp nhà cầm quyền Cộng hòa Liên bang Ðức tiến hành cuộc điều tra một cách chính xác. Tuy nhiên, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ cộng đảng Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ðúng vậy, ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, vẫn nói ‘Ðến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần đến phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.
Như tại các quốc gia độc lập, tôn trọng luật pháp và bảo vệ chủ quyền quốc gia khác, việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao Ðức-Việt. Ngày 02.08.2017, bộ Ngoại giao Liên bang Đức ra thông cáo báo chí buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và luật quốc tế khi cho những người võ trang bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được xem xét. Hôm sau, ‘con két Thu Hằng’ cất tiếng : ‘Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của vị này ngày 2-8... Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm...’.
Thời gian trôi đi, Chính phủ Ðức cũng chỉ có những cử chỉ nhè nhẹ đối với Việt cộng với lý do để giúp đỡ người Việt đau khổ trong nước. Ðó chỉ là ngụy biện mà thôi vì, không lẽ quý Lãnh đạo anh minh thế giới không biết ‘Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt’ không do Người Dân bầu lên và nhà nước tham nhũng này đã lấy tiền viện trợ đi mua nhà ở ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ.
Gần đây, theo kết quả điều tra của mình, giới thẩm quyền Ðức đã biết ‘Toàn bộ việc lên kế hoạch và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh do Trung tướng Ðường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Cục an ninh, Bộ Công an chỉ đạo, với sự cộng tác của Sứ quán Việt. Ðương sự đã có mặt tại hiện trường Berlin từ ngày 16.07.2017. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và vẫn viện trợ, hợp tác và đào tạo mật vụ cho Bộ Công an để chống khủng bố. Nhưng, giờ đây, chính cơ quan được cho tiền này, quay ra khủng bố ngay trên nước Ðức và đánh đập đồng bào trong và ngoài nước.
Ngày 20.12.2017, nhân viên Sứ quán Ðức có cho đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) biết họ dự định sẽ ‘quan sát’ phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh. Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ lại Bangkok ngay. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, từng là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, dùng bàn tay sắt với một một quốc gia Ðức từng cho chúng tiền, nhưng những viện trợ quốc tế này không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam đâu!. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Theo tin Thoibao.de, tại Berlin hôm 05.01.2018, đáp trả thái độ của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng đến để trao đổi về các vấn đề liên quan đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh và yêu cầu giải thích lý do Việt Nam từ chối cho luật sư Petra Schlagenhauf nhập cảnh ngày 04.01.2018 tại sân bay Nội Bài.
B. Hành động giữa Hành pháp và Lập pháp đối với Việt Nam thật khác nhau.
Tại Liên hiệp Âu châu, Dân biểu Nghị viên Tổ chức Quốc tế này đã biểu quyết khá nhiều các Nghị quyết (Résolutions, không có hiệu lực cưỡng hành). Nghị quyết gần đây được thông qua ngày 14.12.2017 bởi đa số tuyệt đối (100% số phiếu bầu), bao gồm năm chính đảng lớn từ cực hữu đến cực tả. Không một dân biểu nào bênh vực chế độ cộng sản Việt mà tất cả đều lên án sự vi phạm nhân quyền của chúng qua các trường hợp tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa và Mẹ Nấm Nguyễn Thị Như Quỳnh. Hơn thế nữa, vị Phó Chủ tịch tuyên bố rất bất mãn khi giới ngoại giao Việt cộng gởi thơ can thiệp tiến trình nghị luận của cơ quan Lập pháp dân cử này. Trong khi đó, các viên chức Hành pháp đến Việt Nam có mời những công dân can đảm Việt đến gặp, nhưng khi họ bị công an, côn đồ chận, đánh đập, bắt bớ thì các Vị hành pháp này im tiếng.
C. Một kinh nghiệm.
Cá nhân chúng tôi đã dự cuộc Hội luận với đề tài ‘Ðông Nam Á, nơi Dân chủ bị khước từ và Tự do bị thãm sát : Tình hình ở Miến điện, Lào và Việt Nam’ diễn ra trong hai ngày 16 và 17.09.2002 tại Nghị viện Âu châu (Brussels – Bỉ quốc) do đảng Cấp tiến Liên quốc, khối Dân chủ Tự do Nghị viện Âu châu và Diễn đàn Dân chủ Á châu kết hợp tổ chức.
Buổi chiều ngày thứ nhất, một bất ngờ thích thú khi Hội luận được tiếp đón bà dân biểu Patricia McKenna, đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Nghị viện Âu châu đến Việt Nam để gặp Hòa Thượng Thích quảng Ðộ và Linh mục Nguyễn văn Lý, vừa từ Việt Nam và Cam bốt về tới Brussels. Bà cho biết là Phái đoàn đã gặp phải một bức tường gạch cao của nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên, nên mỗi khi chúng tôi nêu vấn đề tự do tôn giáo và tự do chánh trị, hoặc khi nhắc đến những cá nhân đang bị cầm tù hay quản chế. Phía Hà nội không chịu công nhận sự việc những vị lãnh đạo các tôn giáo nầy đang bị tù đày vì lý do tín ngưõng của họ.
Ðây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, tôi cảm nhận một sự bưng bít, một xã hội bị kiềm chế, người dân không có quyền lập các tổ chức phi chánh phủ dưới bất cứ hình thức nào và những tổ chức phi chánh phủ mà chúng tôi gặp đều là những tổ chức quốc tế mà quyền lên tiếng cũng bị hạn chế, nên sự tiếp xúc bị giới hạn, nếu không, họ bị mời ra khỏi nước Việt. Sự kiện không có tự do truyền thông đại chúng, nên chúng tôi không thể tiếp xúc với báo chí.
Tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào như thế. Cam bốt, với bao nhiêu vấn đề, nhưng ít nhất đối lập cũng được cho phép hiện hữu. Trái lại ở Việt Nam, chẳng có một không gian nào cho bất cứ tư tưởng chánh trị nào, hiệp hội công dân nào và, trên hết, không có báo chí. Thật là nan giải.
Một bà đại biểu Quốc hội Việt Nam hỏi tôi khi bà xin đi gặp tù nhân Việt ở Âu châu, bà cũng không được phép gặp. Tôi yêu cầu bà cho biết chính xác nơi nào thì bà không đềø cập tới nữa. Sau đó. Tôi được biêát bà nầy vừa cầm đầu phái đoàn Việt Nam và vị nầy chẳng ai khác hơn là Ðại sứ Việt Nam tại Brussels.
Hà Minh Thảo