Phản ứng trước hai vụ tấn công trong ngày 29 tháng 12 tại quận Helwan, thuộc ngoại ô thủ đô Cairo, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu đã lên tiếng ca ngợi các tín hữu Kitô Ai Cập.
Ngài nói: “Chọn lựa thực hành đức tin trong hoàn cảnh liên tục bị bách hại và khủng bố là một dấu chỉ cho thấy Kitô hữu có thể ban cho thế giới là một đức tin vĩ đại, một sự lựa chọn để sống cuộc sống mình trong mầu nhiệm Chúa Kitô.”
Ngài nói thêm rằng “chúng ta có thể học được nhiều điều từ các tín hữu này.”
Chữ “Coptic” là tiếng Hy Lạp xưa có nghĩa là “Ai Cập”.
Những người Coptic ngày nay là dòng dõi người Ai Cập đã được đề cập trong bài trích sách Xuất Hành mô tả câu chuyện ông Môisê đưa dân ra khỏi Ai Cập. Họ là dòng dõi của dân tộc do các vua Pharaon lãnh đạo. Trong tổng số 95 triệu dân Ai Cập ngày nay, họ chiếm 10%. 90% còn lại là những người ngoại bang, là những người Ả rập tràn vào Ai Cập theo cơn lũ của những cuộc thánh chiến Hồi Giáo do Muhammad gây ra.
Các Kitô hữu Coptic vẫn còn sống bên trong lãnh thổ Ai Cập thường bị công khai phân biệt đối xử và chính phủ nước này chủ yếu là do người Hồi giáo nắm giữ thường xuyên bị chỉ trích vì đã làm ngơ trước cảnh ngộ của họ. Vì thế, từ thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, tình cảnh của các Kitô hữu Coptic luôn là một mối âu lo của các triều Giáo Hoàng.
Ngài nói: “Chọn lựa thực hành đức tin trong hoàn cảnh liên tục bị bách hại và khủng bố là một dấu chỉ cho thấy Kitô hữu có thể ban cho thế giới là một đức tin vĩ đại, một sự lựa chọn để sống cuộc sống mình trong mầu nhiệm Chúa Kitô.”
Ngài nói thêm rằng “chúng ta có thể học được nhiều điều từ các tín hữu này.”
Chữ “Coptic” là tiếng Hy Lạp xưa có nghĩa là “Ai Cập”.
Những người Coptic ngày nay là dòng dõi người Ai Cập đã được đề cập trong bài trích sách Xuất Hành mô tả câu chuyện ông Môisê đưa dân ra khỏi Ai Cập. Họ là dòng dõi của dân tộc do các vua Pharaon lãnh đạo. Trong tổng số 95 triệu dân Ai Cập ngày nay, họ chiếm 10%. 90% còn lại là những người ngoại bang, là những người Ả rập tràn vào Ai Cập theo cơn lũ của những cuộc thánh chiến Hồi Giáo do Muhammad gây ra.
Các Kitô hữu Coptic vẫn còn sống bên trong lãnh thổ Ai Cập thường bị công khai phân biệt đối xử và chính phủ nước này chủ yếu là do người Hồi giáo nắm giữ thường xuyên bị chỉ trích vì đã làm ngơ trước cảnh ngộ của họ. Vì thế, từ thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, tình cảnh của các Kitô hữu Coptic luôn là một mối âu lo của các triều Giáo Hoàng.