Đức Hồng Y Gerhard Müller nói rằng Vatican phải có thẩm quyền chung thẩm đối với việc dịch các văn bản phụng vụ, nếu không thì sự hiệp nhất của Giáo Hội có thể bị “tiêu hủy”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Passauer Neue Presse, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bày tỏ sự e dè đối với Tự Sắc Magnum Principium của Đức Thánh Cha, cho phép các Hội Đồng Giám Mục có nhiều quyền hơn trong việc dịch các văn bản phụng vụ.
Đức Hồng Y nói: “Quyền tối thượng trong các trường hợp nghi ngờ không thể tùy thuộc vào các Hội Đồng Giám Mục,vì điều này có thể hủy hoại sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo trong đức tin, tuyên xưng và cầu nguyện.”
Ngài giải thích rằng ngài “thường xuyên chứng kiến các dịch giả được các giám mục sử dụng đã thêm mắm dặm muối vào các văn bản kinh thánh và phụng vụ dưới chiêu bài là làm cho dễ hiểu hơn”.
Kể từ khi Giáo Hội áp dụng tiếng địa phương trong các Thánh Lễ sau Công đồng Vatican II, các giám mục và các nhà thần học đã tranh biện rất nhiều về việc các bản dịch phải trung thành với bản gốc tiếng Latin như thế nào.
Một tranh cãi vẫn đang diễn ra là làm thế nào để dịch từ “pro multis” trong lời truyền phép. Cụm từ này có nghĩa là “cho nhiều người” nhưng một số dịch giả đã diễn giải lại là “cho tất cả”.
Tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng can thiệp và ủng hộ bản dịch truyền thống là “cho nhiều người”. Ngài nói: “Cụm từ ‘nhiều người’ là những ai sẽ sống lại để hưởng sự sống đời đời, họ được hiểu là ‘nhiều người’ mà máu của Chúa Kitô đã đổ ra cho họ”
Đức Thánh Cha nói thêm từ “nhiều người” thể hiện tốt hơn ý tưởng theo đó mọi người có một sự lựa chọn trong cuộc sống này – đó là thuộc về Thiên Chúa hay chống lại Ngài.
Source: Catholic Herald Cardinal Müller: bishops’ conferences cannot have the final word on translations
Trong một cuộc phỏng vấn với Passauer Neue Presse, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bày tỏ sự e dè đối với Tự Sắc Magnum Principium của Đức Thánh Cha, cho phép các Hội Đồng Giám Mục có nhiều quyền hơn trong việc dịch các văn bản phụng vụ.
Đức Hồng Y nói: “Quyền tối thượng trong các trường hợp nghi ngờ không thể tùy thuộc vào các Hội Đồng Giám Mục,vì điều này có thể hủy hoại sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo trong đức tin, tuyên xưng và cầu nguyện.”
Ngài giải thích rằng ngài “thường xuyên chứng kiến các dịch giả được các giám mục sử dụng đã thêm mắm dặm muối vào các văn bản kinh thánh và phụng vụ dưới chiêu bài là làm cho dễ hiểu hơn”.
Kể từ khi Giáo Hội áp dụng tiếng địa phương trong các Thánh Lễ sau Công đồng Vatican II, các giám mục và các nhà thần học đã tranh biện rất nhiều về việc các bản dịch phải trung thành với bản gốc tiếng Latin như thế nào.
Một tranh cãi vẫn đang diễn ra là làm thế nào để dịch từ “pro multis” trong lời truyền phép. Cụm từ này có nghĩa là “cho nhiều người” nhưng một số dịch giả đã diễn giải lại là “cho tất cả”.
Tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng can thiệp và ủng hộ bản dịch truyền thống là “cho nhiều người”. Ngài nói: “Cụm từ ‘nhiều người’ là những ai sẽ sống lại để hưởng sự sống đời đời, họ được hiểu là ‘nhiều người’ mà máu của Chúa Kitô đã đổ ra cho họ”
Đức Thánh Cha nói thêm từ “nhiều người” thể hiện tốt hơn ý tưởng theo đó mọi người có một sự lựa chọn trong cuộc sống này – đó là thuộc về Thiên Chúa hay chống lại Ngài.
Source: Catholic Herald Cardinal Müller: bishops’ conferences cannot have the final word on translations