Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Con phục vụ trong một giáo xứ rộng lớn, làm việc chăm sóc mục vụ cho người bệnh, đến với người già, bệnh nhân và người bị bệnh ở giai đoạn cuối. Trong tác vụ này, chúng con thực thi chức năng mục vụ bao gồm việc chia sẻ lời Chúa, đọc kinh, lắng nghe và hiện diện với người bệnh, và chúng con cho họ Rước lễ. Gần đây chúng con đã được thông báo rằng để chúng con có thể tiếp tục cho người ta Rước lễ trong các lần thăm viếng của chúng con, chúng con phải giúp cho Rước lễ trong Thánh lễ đã. Con hiểu rằng, một cách lý tưởng, các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên thực hiện chức năng mục vụ trong khi đi thăm viếng, nhưng sự duy trì cả hai chức năng thật là nặng nề, và rất ít người cảm thấy mình có thể duy trì được như vậy. Con muốn đề cập đến bài "Chỉ dẫn về một số câu hỏi liên quan đến sự cộng tác của các tín hữu không có chức thánh vào Thừa tác vụ thánh của linh mục", trong đó có nói rằng “một thành viên không có chức thánh trong hàng ngũ tín hữu, trong trường hợp thật cần thiết, có thể được Giám mục giáo phận ban quyền, dùng hình thức ban phép thích hợp cho các tình huống này, để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường để trao Mình Thánh cho người khác Rước lễ bên ngoài các buổi cử hành phụng vụ ad actum vel ad tempus (theo việc và theo lúc), hoặc cho một thời gian ổn định hơn". Thưa cha, liệu có thể là đúng để hiểu từ câu này rằng các tín hữu giáo dân có thể được ban quyền để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường, để trao Mình Thánh ngoài Thánh Lễ, nghĩa là được ban quyền để cho Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, chứ không phải cho Rước lễ trong Thánh Lễ chăng? - E. T., Singapore.
Đáp: Một cách hiệu quả, số quy định này và các quy định khác sẽ cho phép một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được chỉ định trước hết là chú ý đến người bệnh và một số tình huống khác. Cụm từ "bên ngoài các buổi cử hành phụng vụ" không phải là cách diễn đạt tốt nhất, vì việc cho Rước lễ thường là trong bối cảnh cử hành phụng vụ, mặc dù không phải lúc nào cũng là một cử hành Thánh lễ.
Thật vậy, có thể hình dung một số tình huống mục vụ, mà ở đó đây là chức năng duy nhất của họ. Thí dụ, có thể có một giáo xứ, mà ở đó số người tham dự Thánh Lễ là ít, nên việc thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ là không cần nữa, trong khi một số lớn người buộc phải ở nhà và người già yếu cần Rước lễ, nhưng linh mục khó đến với họ tất cả.
Tôi không biết lý do tại sao giáo xứ đã đưa ra quy định ấy, và tôi không biết bất cứ luật nào đòi hỏi điều đó. Tôi đoan chắc linh mục có lý do mục vụ tốt nào đó, có lẽ để chứng tỏ rằng các thừa tác viên ngoại thường là một phần đầy đủ của cộng đồng giáo xứ.
Tôi sẽ không coi đó là quá nặng nề, nếu các thừa tác viên ngoại thường chỉ phục vụ trong Thánh Lễ Chúa Nhật mà họ tham dự.
Tôi nghĩ rằng với thiện chí của mọi bên, tình hình này có thể được giải quyết sao cho việc phục vụ rộng lượng về thời gian của các thừa tác viên ngoại thường có thể được đánh giá cao đầy đủ.
Hỏi 2: Liên quan đến kinh đọc khi tráng chén trong bài trả lời ngày 26-9-2017, một bạn đọc ở Ontario, Canada, hỏi: "Nếu việc tráng chén được thực hiện sau Thánh lễ, liệu việc này phải được thực hiện bởi linh mục, thầy phó tế hay thầy giúp lễ chăng, hay có thể bởi người khác, chẳng hạn người phòng thánh, hay một thừa tác viên ngoại thường phụ trách cho Rước lễ chăng? Ngoài ra, nếu việc tráng chén được thực hiện sau Thánh lễ, thì có cần đọc kinh tráng chén không?"
Đáp: Đối với phần câu hỏi trước, tôi sẽ trả lời là đúng. Việc tráng chén chỉ dành cho các thừa tác viên này. Ở Hoa Kỳ, có một thời kỳ mà trong đó có một đặc miễn tạm thời (một sự lệch chính thức của luật) vốn cho phép các thừa tác viên ngoại thường tráng chén. Tuy nhiên, Tòa Thánh minh nhiên từ chối kéo dài thời hạn cho đặc miễn này, và nó không còn nữa.
Một người phòng thánh, hoặc một người xứng đáng khác, có thể giúp rửa sạch các chén thánh, vào các thời điểm khác, để cho chúng được giữ gìn đẹp đẽ.
Đối với kinh đọc khi tráng chén: Như chúng tôi đã nói trong bài báo gốc về chủ đề này, bản văn của lời kinh này phù hợp với việc tạ ơn chung sau khi Rước lễ, hơn là với hành động tráng chén. Do đó, bất cứ khi nào việc tráng chén được trì hoãn cho đến sau Thánh lễ, như thường xảy ra khi có nhiều chén thánh, lời kinh được quy định này có thể được bỏ qua.
Tuy nhiên, xin đề nghị rằng thừa tác viên tráng chén sau Thánh lễ nên giữ bầu khí cầu nguyện và chú ý, cho đến khi nhiệm vụ được hoàn thành với sự chăm chỉ và tôn kính cần có. (Zenit.org 31-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi 1: Con phục vụ trong một giáo xứ rộng lớn, làm việc chăm sóc mục vụ cho người bệnh, đến với người già, bệnh nhân và người bị bệnh ở giai đoạn cuối. Trong tác vụ này, chúng con thực thi chức năng mục vụ bao gồm việc chia sẻ lời Chúa, đọc kinh, lắng nghe và hiện diện với người bệnh, và chúng con cho họ Rước lễ. Gần đây chúng con đã được thông báo rằng để chúng con có thể tiếp tục cho người ta Rước lễ trong các lần thăm viếng của chúng con, chúng con phải giúp cho Rước lễ trong Thánh lễ đã. Con hiểu rằng, một cách lý tưởng, các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên thực hiện chức năng mục vụ trong khi đi thăm viếng, nhưng sự duy trì cả hai chức năng thật là nặng nề, và rất ít người cảm thấy mình có thể duy trì được như vậy. Con muốn đề cập đến bài "Chỉ dẫn về một số câu hỏi liên quan đến sự cộng tác của các tín hữu không có chức thánh vào Thừa tác vụ thánh của linh mục", trong đó có nói rằng “một thành viên không có chức thánh trong hàng ngũ tín hữu, trong trường hợp thật cần thiết, có thể được Giám mục giáo phận ban quyền, dùng hình thức ban phép thích hợp cho các tình huống này, để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường để trao Mình Thánh cho người khác Rước lễ bên ngoài các buổi cử hành phụng vụ ad actum vel ad tempus (theo việc và theo lúc), hoặc cho một thời gian ổn định hơn". Thưa cha, liệu có thể là đúng để hiểu từ câu này rằng các tín hữu giáo dân có thể được ban quyền để hành xử như một thừa tác viên ngoại thường, để trao Mình Thánh ngoài Thánh Lễ, nghĩa là được ban quyền để cho Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, chứ không phải cho Rước lễ trong Thánh Lễ chăng? - E. T., Singapore.
Đáp: Một cách hiệu quả, số quy định này và các quy định khác sẽ cho phép một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được chỉ định trước hết là chú ý đến người bệnh và một số tình huống khác. Cụm từ "bên ngoài các buổi cử hành phụng vụ" không phải là cách diễn đạt tốt nhất, vì việc cho Rước lễ thường là trong bối cảnh cử hành phụng vụ, mặc dù không phải lúc nào cũng là một cử hành Thánh lễ.
Thật vậy, có thể hình dung một số tình huống mục vụ, mà ở đó đây là chức năng duy nhất của họ. Thí dụ, có thể có một giáo xứ, mà ở đó số người tham dự Thánh Lễ là ít, nên việc thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ là không cần nữa, trong khi một số lớn người buộc phải ở nhà và người già yếu cần Rước lễ, nhưng linh mục khó đến với họ tất cả.
Tôi không biết lý do tại sao giáo xứ đã đưa ra quy định ấy, và tôi không biết bất cứ luật nào đòi hỏi điều đó. Tôi đoan chắc linh mục có lý do mục vụ tốt nào đó, có lẽ để chứng tỏ rằng các thừa tác viên ngoại thường là một phần đầy đủ của cộng đồng giáo xứ.
Tôi sẽ không coi đó là quá nặng nề, nếu các thừa tác viên ngoại thường chỉ phục vụ trong Thánh Lễ Chúa Nhật mà họ tham dự.
Tôi nghĩ rằng với thiện chí của mọi bên, tình hình này có thể được giải quyết sao cho việc phục vụ rộng lượng về thời gian của các thừa tác viên ngoại thường có thể được đánh giá cao đầy đủ.
Hỏi 2: Liên quan đến kinh đọc khi tráng chén trong bài trả lời ngày 26-9-2017, một bạn đọc ở Ontario, Canada, hỏi: "Nếu việc tráng chén được thực hiện sau Thánh lễ, liệu việc này phải được thực hiện bởi linh mục, thầy phó tế hay thầy giúp lễ chăng, hay có thể bởi người khác, chẳng hạn người phòng thánh, hay một thừa tác viên ngoại thường phụ trách cho Rước lễ chăng? Ngoài ra, nếu việc tráng chén được thực hiện sau Thánh lễ, thì có cần đọc kinh tráng chén không?"
Đáp: Đối với phần câu hỏi trước, tôi sẽ trả lời là đúng. Việc tráng chén chỉ dành cho các thừa tác viên này. Ở Hoa Kỳ, có một thời kỳ mà trong đó có một đặc miễn tạm thời (một sự lệch chính thức của luật) vốn cho phép các thừa tác viên ngoại thường tráng chén. Tuy nhiên, Tòa Thánh minh nhiên từ chối kéo dài thời hạn cho đặc miễn này, và nó không còn nữa.
Một người phòng thánh, hoặc một người xứng đáng khác, có thể giúp rửa sạch các chén thánh, vào các thời điểm khác, để cho chúng được giữ gìn đẹp đẽ.
Đối với kinh đọc khi tráng chén: Như chúng tôi đã nói trong bài báo gốc về chủ đề này, bản văn của lời kinh này phù hợp với việc tạ ơn chung sau khi Rước lễ, hơn là với hành động tráng chén. Do đó, bất cứ khi nào việc tráng chén được trì hoãn cho đến sau Thánh lễ, như thường xảy ra khi có nhiều chén thánh, lời kinh được quy định này có thể được bỏ qua.
Tuy nhiên, xin đề nghị rằng thừa tác viên tráng chén sau Thánh lễ nên giữ bầu khí cầu nguyện và chú ý, cho đến khi nhiệm vụ được hoàn thành với sự chăm chỉ và tôn kính cần có. (Zenit.org 31-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa