(EWTN News/CNA) Tin từ Bangui, Cộng Hòa Trung Phi. Nhờ Đức Giám Mục Juan Jose Arguine Munoz ở Bangassou, hằng ngàn người tỵ nạn Hồi Giáo đã trốn thoát khỏi những bọn phiến loạn hung hãn tại Cộng Hòa Trung Phi.
ĐGM Munoz là người sinh trưởng tại Tân Ban Nha, nói với đài BBC rằng “Họ sẽ bị chết nếu không thoát khỏi. Đối với người Công Giáo chúng tôi, không có sự khác biệt giữa người Hồi Giáo và người Kitô giáo, mọi người đều là con người. Chúng tôi cần bảo vệ những người bị tổn thương.”
Có vào khoảng 2,000 người tỵ nạn đã đến tạm trú tại một chủng viện Công Giáo ở đông nam của thành phố Bangassou sau những cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Năm.
Vào năm 2013, người Hồi Giáo Seleka đa số đã chiếm quyền và bị tố cáo là đã giết những người không theo Hồi Giáo. Từ đó, nhân dân Cộng Hòa Trung Phi đã phải chịu bao đau khổ vì những bạo loạn sắc tộc. Những nhóm tự vệ được gọi là chống Balaka (Anti-Balaka) được thành lập, đa số là Kitô hữu. Những nhóm này cũng bị cáo buộc là tàn ác.
ĐGM nói “Vì nhóm chiến binh chống BalaKa ngăn cấm họ tìm mua thực phẩm, nước hay củi, do đó họ bị mắc kẹt trong chủng viện.”
Cả hai nhóm chống Balaka và nhóm Seleka đều đã tấn công vào lãnh địa của Giáo Hội, nhưng ĐGM nói Giáo Hội quyết tâm bảo vệ những người bị tổn thương ở mọi phía.
Stephen O’Brien, phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Nhân Đạo và Phối Hợp Trợ Cấp Khẩn Cấp đã cảnh cáo rằng cuộc bạo động tàn nhẫn sẽ có thể xảy ra. “Chúng ta phải hành động bây giờ. Những dấu hiệu của cuộc diệt chủng đã xuất hiện. Bạo lực đang gia tăng đe dọa sẽ lập lại cuộc khủng hoảng đã tàn phá ,hủy hoại đất nước này như bốn năm trước.”
Một số người tỵ nạn tại chủng viện đã bị bắn, trong đó có một bé trai 10 tuổi nói rằng một người anh trai đã bị bắn vào tim và người khác bị bắn vào ngực.
Emest Lualuali Ibongu, một Bác Sĩ Không Biên Giới, nói với đài BBC rằng nhiều người tỵ nạn cần được chữa trị nhưng không thể rời chủng viện để đến nhà thương được.
ĐGM Munoz nói rằng việc xin phép cho các nhân viên cứu trợ vào chủng viện đã không được chấp nhận. Lực lượng chống Balaka được trang bị vũ khí và rất dữ tợn. Họ có thể giết cả trẻ em. Rất khó để thương thảo với họ.
Từ khi cuộc xung khắc nổ ra, hằng ngàn người đã bị giết và ít nhất một triệu người đã phải di tản. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có ít nhất một nửa dân Trung Phi đang sống nhờ vào viện trợ nhân đạo.
Một dự thảo hòa bình đã được ký vào tháng Sáu. Chính quyền và 13 trong số 14 nhóm vũ trang đồng ý ngưng chiến để đổi lại các đại diện chính trị và sự hòa nhập các nhóm chiên binh vào quân đội. ĐGH Phanxicô đã thăm nước này vào năm 2015.
Giuse Thẩm Nguyễn
Có vào khoảng 2,000 người tỵ nạn đã đến tạm trú tại một chủng viện Công Giáo ở đông nam của thành phố Bangassou sau những cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Năm.
Vào năm 2013, người Hồi Giáo Seleka đa số đã chiếm quyền và bị tố cáo là đã giết những người không theo Hồi Giáo. Từ đó, nhân dân Cộng Hòa Trung Phi đã phải chịu bao đau khổ vì những bạo loạn sắc tộc. Những nhóm tự vệ được gọi là chống Balaka (Anti-Balaka) được thành lập, đa số là Kitô hữu. Những nhóm này cũng bị cáo buộc là tàn ác.
ĐGM nói “Vì nhóm chiến binh chống BalaKa ngăn cấm họ tìm mua thực phẩm, nước hay củi, do đó họ bị mắc kẹt trong chủng viện.”
Cả hai nhóm chống Balaka và nhóm Seleka đều đã tấn công vào lãnh địa của Giáo Hội, nhưng ĐGM nói Giáo Hội quyết tâm bảo vệ những người bị tổn thương ở mọi phía.
Stephen O’Brien, phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Nhân Đạo và Phối Hợp Trợ Cấp Khẩn Cấp đã cảnh cáo rằng cuộc bạo động tàn nhẫn sẽ có thể xảy ra. “Chúng ta phải hành động bây giờ. Những dấu hiệu của cuộc diệt chủng đã xuất hiện. Bạo lực đang gia tăng đe dọa sẽ lập lại cuộc khủng hoảng đã tàn phá ,hủy hoại đất nước này như bốn năm trước.”
Một số người tỵ nạn tại chủng viện đã bị bắn, trong đó có một bé trai 10 tuổi nói rằng một người anh trai đã bị bắn vào tim và người khác bị bắn vào ngực.
Emest Lualuali Ibongu, một Bác Sĩ Không Biên Giới, nói với đài BBC rằng nhiều người tỵ nạn cần được chữa trị nhưng không thể rời chủng viện để đến nhà thương được.
ĐGM Munoz nói rằng việc xin phép cho các nhân viên cứu trợ vào chủng viện đã không được chấp nhận. Lực lượng chống Balaka được trang bị vũ khí và rất dữ tợn. Họ có thể giết cả trẻ em. Rất khó để thương thảo với họ.
Từ khi cuộc xung khắc nổ ra, hằng ngàn người đã bị giết và ít nhất một triệu người đã phải di tản. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có ít nhất một nửa dân Trung Phi đang sống nhờ vào viện trợ nhân đạo.
Một dự thảo hòa bình đã được ký vào tháng Sáu. Chính quyền và 13 trong số 14 nhóm vũ trang đồng ý ngưng chiến để đổi lại các đại diện chính trị và sự hòa nhập các nhóm chiên binh vào quân đội. ĐGH Phanxicô đã thăm nước này vào năm 2015.
Giuse Thẩm Nguyễn