New York -- Ngày hôm qua 24/1, nhân dịp kỉ niệm 60 năm giải phóng tại tù tử tù Đức quốc xã Auschwitz tại Liên Hiệp Quốc, Đức TGM Celestino Migliore trong một bài diễn văn tại đây đã tuyên bố là nhân loại thuộc thế kỷ 21 phải học được bài học từ "nỗi kinh hoàng mà con người có thể gây ra được -- đó là những sự dữ do những chính sách chính trị thái quá và việc máy móc thiết kế hóa xã hội".
Đại diện Tòa Thánh Vatican ghi nhận rằng trại tù diệt chủng cho thấy hậu quả trằng trợn hung hãn của "chiều kích nhìn chính trị vô nhân đạo được dựa trên ý thức hệ thái quá".
Đức TGM Migliore nhấn mạnh rằng: "Trong một thế kỷ được đánh dấu băng những tia họa do con người làm ra thì các trại gù tiêu diệt người của Nazi thuộc Đức quốc xã đánh dấu rự tàn bạo khủng khiếp về nhân sinh".
"Các hỏa lò được thiết kế ra vô tiền khoáng hậu nhằm diệt chủng một cách quy mô một dân tộc, đó là người Do thái". Ngài cũng nhắc nhớ cử tọa tại Liên Hiệp Quốc rằng: Tòa Thánh Vatican thường xuyên nhận rõ sự khổ đâu độc nhất mà dân tộc Do thái phải chịu dưới thời Nazi.
Các trại tù giết người cũng là bằng chứng cho thấy tham vọng "loại trừ các giống người khác mà cho là không thích hợp cho xã hội". Bằng chứng là quân Đức quốc xã Nazi cũng đã ý mưu đồ tàn sát loại trừ dân tộc dòng giống Slovac, những người lang thang gypsies ở Roma, những người tàn phế, và một số thành phần khác nữa, trong đó phải kể đến một số các linh mục va tu sĩ Công giáo đã phải chết trong các trại tập trung".
Cuộc tưởng niệm giải phóng trại tù Auschwitz là một biến cố mới của Liên Hiệp Quốc. Các nghi lễ tưởng niệm khác sẽ cũng sẽ được tổ chức riêng tại chính các trại tập trung ở Ba Lan vào ngày 27/1, tại đây đức hồng y Jean-Marie Lustiger của Ba Lê sẽ tham dự với tư cách là đại diện của Đức Gioan Phaolô II, vì chính nơi đây cũng là nơi mà mẹ của Đức hồng y Lustinger đã bị giết.
Đại hội đồng LHQ hôm khi họp phiên đặc biệt kỉ niệm trại tử thần Auschwitz, nơi Đức Quốc Xã thảm sát người Do Thái trước ngày quân Nga giải phóng cach đây 60 năm, cũng khai mạc “Bức Tường Tên Người” trên ghi tên và năm sinh của 76,000 người Do Thái -- trong đó 11,000 là trẻ em -- bị trục xuất ra khỏi Pháp từ năm 1942 tới 1944.
Dưới quyền chủ tọa của ông chủ tịch Jean Ping, đại hội đồng dành 1 phút mặc niệm ước lượng 1 triệu rưỡi người bị giết. Tại địa điểm cũ của trại tập trung ở miền nam Ba Lan cũng diễn ra lễ truy điệu.
Đại diện Tòa Thánh Vatican ghi nhận rằng trại tù diệt chủng cho thấy hậu quả trằng trợn hung hãn của "chiều kích nhìn chính trị vô nhân đạo được dựa trên ý thức hệ thái quá".
TT Pháp Chirac nhìn những tấm hình người bị đầy đi Holocaust |
"Các hỏa lò được thiết kế ra vô tiền khoáng hậu nhằm diệt chủng một cách quy mô một dân tộc, đó là người Do thái". Ngài cũng nhắc nhớ cử tọa tại Liên Hiệp Quốc rằng: Tòa Thánh Vatican thường xuyên nhận rõ sự khổ đâu độc nhất mà dân tộc Do thái phải chịu dưới thời Nazi.
Các trại tù giết người cũng là bằng chứng cho thấy tham vọng "loại trừ các giống người khác mà cho là không thích hợp cho xã hội". Bằng chứng là quân Đức quốc xã Nazi cũng đã ý mưu đồ tàn sát loại trừ dân tộc dòng giống Slovac, những người lang thang gypsies ở Roma, những người tàn phế, và một số thành phần khác nữa, trong đó phải kể đến một số các linh mục va tu sĩ Công giáo đã phải chết trong các trại tập trung".
Cuộc tưởng niệm giải phóng trại tù Auschwitz là một biến cố mới của Liên Hiệp Quốc. Các nghi lễ tưởng niệm khác sẽ cũng sẽ được tổ chức riêng tại chính các trại tập trung ở Ba Lan vào ngày 27/1, tại đây đức hồng y Jean-Marie Lustiger của Ba Lê sẽ tham dự với tư cách là đại diện của Đức Gioan Phaolô II, vì chính nơi đây cũng là nơi mà mẹ của Đức hồng y Lustinger đã bị giết.
Đại hội đồng LHQ hôm khi họp phiên đặc biệt kỉ niệm trại tử thần Auschwitz, nơi Đức Quốc Xã thảm sát người Do Thái trước ngày quân Nga giải phóng cach đây 60 năm, cũng khai mạc “Bức Tường Tên Người” trên ghi tên và năm sinh của 76,000 người Do Thái -- trong đó 11,000 là trẻ em -- bị trục xuất ra khỏi Pháp từ năm 1942 tới 1944.
Dưới quyền chủ tọa của ông chủ tịch Jean Ping, đại hội đồng dành 1 phút mặc niệm ước lượng 1 triệu rưỡi người bị giết. Tại địa điểm cũ của trại tập trung ở miền nam Ba Lan cũng diễn ra lễ truy điệu.