1. Đức Hồng Y Charles Maung Bo lên tiếng về tình trạng của người Hồi Giáo Rohingya
Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Miến Điện, đã lên tiếng ủng hộ thiểu số người Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này, là đối tượng bị đàn áp nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ qua.
Khoảng 1.1 triệu người Rohingya, một nhóm dân tộc Hồi giáo trong một quốc gia đa số dân theo Phật Giáo, sống ở bang Rakhine. Trong nhiều năm qua chính phủ Miến Điện đã liên tiếp tung ra các chiến dịch chống lại người Rohingya, cáo buộc họ là gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực. Những chiến dịch hành quân của quân đội đã khiến hàng chục ngàn gia đình rời bỏ nhà cửa của họ, và phải sống trong các trại tạm cư hết năm này sang năm khác. Bên cạnh đó hàng nghìn người khác phải bỏ trốn ra hải ngoại.
Những người ủng hộ nhân quyền đã mô tả chiến dịch chống lại người Rohingya là một thể hiện cụ thể của chính sách thanh lọc sắc tộc, nói vắn tắt là diệt chủng. Cho đến nay, chính phủ Miến Điện luôn bác bỏ cáo buộc diệt chủng này.
Đức Hồng Y Bo nói: “Tôi không phải là một chuyên gia về chính trị hay luật pháp quốc tế. Nhưng tôi xúc động bởi sự đau khổ của con người ... Sự đau khổ to lớn của người dân Rakhine là một trong những mối quan tâm lớn của tôi.”
Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng chính phủ Miến Điện nên “từ bỏ những quan điểm không có lợi cho hòa bình” và “làm việc với cộng đồng quốc tế để điều tra những tội ác do Liên Hiệp Quốc nêu ra một cách thực sự độc lập và khách quan để tìm ra công lý.”
2. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về việc trợ giúp cho các trường của các tôn giáo
Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hoan nghênh phán quyết áp đảo 7-2 của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Nhà thờ Trinity Lutheran kiện Comer như là một “chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với tự do tôn giáo.”
Nhà thờ Trinity của Tin Lành Lutheran ở Columbia, Missouri, đã làm đơn xin trợ cấp nhà nước để làm sân chơi của mình an toàn hơn cho trẻ em. Trích dẫn hiến pháp tiểu bang, bà Carol Comer, giám đốc Sở Tài nguyên Missouri nói nó không thể hỗ trợ bất kỳ trường tôn giáo nào.
Tòa án truyền rằng Sở Tài nguyên “vi phạm các quyền của nhà thờ Trinity thuộc khoản Tự do Tôn giáo theo Tu Chính Án Thứ khi từ chối một lợi ích công cộng chỉ vì tình trạng tôn giáo của nhà thờ này.”
Đức Tổng Giám Mục Lori nhận xét:
“Tòa án Tối cao nhận ra một cách đúng đắn rằng người có đức tin không nên bị phân biệt đối xử khi nói rằng các chương trình của chính phủ phải được cung cấp cho tất cả mọi người. Ngoài ra, phán quyết này đánh dấu một bước đi đúng hướng nhằm hạn chế những tác hại của Tu Chính Án Blaine đang hoành hành ở nhiều tiểu bang trên khắp đất nước.
Tu Chính Án Blaine đã đưa hiến pháp ở hầu hết các tiểu bang quay trở lại thời thế kỷ XIX, là thời điểm có những quan điểm cố chấp chống Công Giáo dữ dội ở nhiều nơi trên đất nước. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Tối Cao Pháp Viện tiến tới việc hạn chế những quy định có hại, đang hạn chế sự tự do của tổ chức tôn giáo và các tín hữu trong việc phục vụ cộng đồng của họ.”
3. Dân số Công Giáo tại Úc giảm mạnh, vô thần và Hồi Giáo tăng chóng mặt
Dân số Công Giáo đang giảm mạnh tại Úc Đại Lợi, và số người tuyên bố “không tôn giáo” bây giờ là khối đông nhất tại Úc. Cuộc điều tra dân số mới nhất của Úc đã cho biết như trên.
Trong cuộc điều tra dân số vào năm 2016, vừa được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Sáu, 2017, 29.6% người Úc Bản mô tả mình là “không tôn giáo.” Con số này là gần gấp đôi so với con số cho năm 2001 (16%). Trong thống kê 1966, số người nhận mình là vô thần chỉ có 0.8%.
Trong khoảng thời gian đó, nghĩa là từ năm 1966, tỷ lệ dân số Kitô của Úc đã sụt giảm mạnh từ 88% xuống chỉ còn 52%.
Cho đến nay, người Công Giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất tại Úc, sau khi vượt qua Anh giáo vào đầu những năm 1980. Trong gần 50 năm, số dân Công Giáo giao động trong khoảng từ 26% đến 28%. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất này, tỷ lệ giáo dân Công Giáo đang rơi về phía 20%.
Trong tổng số 22,992,700 người Úc Đại Lợi, người Hồi Giáo tại Trung Đông có sinh suất cao nhất. Từ con số gần như 0% vào năm 1966, ngày nay người Hồi Giáo đã tăng mạnh đến 2.2%. Có những tiên đoán của các phong trào chống Hồi Giáo theo đó trong vòng 50 năm nữa Úc Đại Lợi sẽ là một quốc gia Hồi Giáo. Tuy nhiên, với thống kê này, những tiên đoán này xem ra không có cơ sở.
4. Các Giám Mục Cộng hoà Dân chủ Congo lên tiếng về tình trạng đất nước
Các giám mục của Cộng hoà Dân chủ Congo đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Joseph Kabila tôn trọng một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo đối lập đã đạt được hồi tháng Mười Hai năm ngoái 2016 là sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.
Các Giám Mục tố giác rằng các chính trị gia về phe với tổng thống Joseph Kabila đang “nhân lên các sáng kiến nhằm triệt tiêu nội dung của các thỏa thuận, và tối hậu là ngăn chặn các cuộc bầu cử tự do, dân chủ và hòa bình”.
Than phiền về tình trạng bạo lực kinh hoàng tại Kasai và nạn cướp bóc ở phía đông Congo, các giám mục khích lệ anh chị em tín hữu “đừng để mình bị khuất phục bởi sợ hãi và buông xuôi, nhưng chúng ta phải nắm lấy vận mệnh mình trong tay với các phương pháp hòa bình.” Các ngài kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho đất nước vào ngày 30 tháng Sáu.
Đức Tổng Giám Mục Luis Mariano Montemayo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho biết 3,383 người đã bị giết vì các hành vi bạo lực tại miền Kasai ở Cộng hòa Dân chủ Congo, từ tháng 10 năm 2016 đến nay.
Những vụ đụng độ giữa quân đội Congo và nhóm phiến quân Kamuina Nsapu đã bùng phát sau khi một lãnh đạo địa phương của nhóm này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với cảnh sát vào tháng 8 năm 2016.
Đến nay ít nhất 30 ngôi mộ tập thể đã được phát hiện; 20 làng mạc bị phá hủy hoàn toàn; 3,698 ngôi nhà bị phá hủy.
Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng với 5 chủng viện, 60 giáo xứ, 34 nhà thờ và 141 trường Công Giáo đã bị đóng cửa hoặc hư hỏng.
Trong tổng số 6 giáo phận của Cộng hòa Dân chủ Congo có hai giáo phận trong đó các vị chủ chăn đã phải bỏ Toà Giám Mục lánh nạn. Tình hình vẫn còn đang rất nghiêm trọng.
5. Sứ thần Tòa Thánh tại Iraq khích lệ những người tị nạn quay về cố hương
Đức Tổng Giám Mục Alberto Ortega Martin, là Sứ Thần Toà Thánh tại Iraq, đã khuyến khích các Kitô hữu tị nạn Iraq trở về quê hương của họ, để có “sự hiện diện của Chúa Kitô” ở đó.
Dân số Kitô đã giảm từ 1.5 triệu vào năm 2000 chỉ còn 300.000 theo thống kê mới nhất.
Phát biểu tại Rôma về tình trạng các Kitô hữu tị nạn Iraq, ngài nói, “Họ bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng để giữ được đức tin của mình.”
“Tôi tin, với một đức tin mạnh mẽ như thế, họ có thể tha thứ cho những người xua đuổi họ, những người làm tổn thương họ. Họ thậm chí còn cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình và tin rằng những kẻ ấy có thể hoán cải và Chúa sẽ ngự trị trong trái tim của những người từng gây ra bao nhiêu tang tóc cho Iraq và các dân tộc khác trong vùng.”
“Vì thế, tôi mong họ có thể quay về cố hương để không xảy ra tình trạng một Iraq không còn tín hữu Kitô nào.”
6. Giáo Hội tại Colombia cung cấp trợ giúp cho người tị nạn Venezuela
Các tổ chức Công Giáo ở Colombia đang gặp khó khăn trong việc cung cấp trợ giúp cho một cơn lũ những người di cư từ Venzuela. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm 27 tháng Sáu.
“Chúng tôi chắc chắn phải làm một điều gì đó trước dòng người đói khát này”, Đức Cha Jaime Muñoz Pedroza của Arauca, Colombia nói. Ngài giải thích rằng giáo phận của ngài có nguồn tài nguyên rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh này “một giọt nước trong sa mạc” cũng là quý.
Các giới chức Giáo Hội Công Giáo ở Colombia đã có cuộc gặp gỡ với hàng giáo phẩm Venezuela, với các đại diện chính phủ, và các quan chức tị nạn Liên Hiệp Quốc để giúp phối hợp thực hiện các chính sách về biên giới, nơi một dòng lũ các gia đình Venezuela đang tràn sang.
Tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, và sự đàn áp tàn bạo của tổng thống Maduro đối với những cuộc biểu tình, đã khiến nhiều gia đình phải tìm kiếm an ninh ở những nơi khác.
7. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia
Hôm 23 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia vào thượng tuần tháng 9 tới đây.
Ngài sẽ rời Roma sáng thứ tư, 6-9, lúc 11 giờ sáng và đến khu vực quân sự (Catam) thuộc phi trường thủ đô Bogotà vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày. Sau nghi thức tiếp đón, ngài về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Lúc 9 giờ sáng hôm sau, thứ năm, 7-9, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền và viếng thăm tổng thống Colombia, sau đó, ngài sẽ viếng Nhà Thờ chính tòa lúc 10 giờ 20, trước khi lên bao lơn của dinh Hồng Y để chào thăm và ban phép lành cho các tín hữu, trước khi gặp các Giám Mục Colombia cũng tại dinh này.
Ban chiều, lúc 3 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp Ban Lãnh Đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu la tinh rồi đến công viên Simon Bolivar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu vào lúc 4 giờ rưỡi.
Sáng thứ sáu, 8-9, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến Villavicencio cách đó 40 phút bay, để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 9 giờ rưỡi tại căn cứ không quân Apiay.
Ban chiều lúc gần 4 giờ, ngài sẽ chủ sự cuộc gặp gỡ lớn tại Công viên Las Malocas, để cầu nguyện cho sự hòa giải đất nước Colombia sau nửa thế kỷ nội chiến. Sau thánh lễ, ngài sẽ dừng lại tại Thánh Giá hòa giải tại Công viên các vị lập quốc, rồi bay trở về thủ đô Bogotà.
Sáng thứ bẩy, 9-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Medellín, thành phố lớn thứ hai của Colombia, và cử hành thánh lễ lúc 10 giờ 15 tại Sân Bay Enrique Olaya Herrera của thành phố này. Ban chiều lúc 3 giờ, ngài sẽ viếng thăm Nhà dưỡng lão Thánh Giuse, trước khi gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và gia đình họ tại Sân vận động La Macarena vào lúc 4 giờ, rồi trở lại thủ đô.
Chúa Nhật 10-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm thành phố cảng Cartegena cách Bogotà 90 phút bay. Lúc 10 giờ rưỡi, tại Quảng trường Thánh Phanxicô Assisi, ngài sẽ làm phép viên đá đầu tiên để xây các nhà cho những người vô gia cư, và Trung tâm “Talitha Qum”, con hãy trỗi dậy, chuyên nâng đỡ các nạn nhân nạn buôn người. Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin trước nhà thờ thánh Phêrô Claver, rồi viếng Đền thánh tại đây.
Ban chiều, ngài đáp trực thăng đến khu cảng Contecar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 4 giờ rưỡi. Sau đó lúc 7 giờ có nghi thức tiễn biệt Đức Thánh Cha tại phi trường thành Cartegena trước khi ngài lên đường trở về Roma, dự kiến vào lúc gần 1 giờ trưa tại phi trường Ciampino.
Tổng cộng trong chuyến đi này, cũng là lần thứ 5 viếng thăm Mỹ châu la tinh, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển gần 21.200 cây số, trong đó có 1.530 cây số trong nội địa Colombia. Ngài sẽ đọc 5 diễn văn, 4 bài giảng, 2 lời chào và một kinh Truyền Tin.
8. Thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Đức Thánh Cha Phanxicô
Sáng nay 27 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Ngài. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha, có các Đức Hồng Y hiện diện tại Roma. Thánh lễ được cử hành trọng thể tại nhà nguyện Paolina trong Dinh Tông Tòa.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bài đọc trích sách Sáng Thế, chúng ta nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Abraham . Thiên Chúa bắt đầu bằng lời mời gọi, Ngài nói với Abraham : Hãy đi, đi đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi (St 12:1). Cuộc đối thoại tiếp diễn với ba mệnh lệnh: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ba mệnh lệnh ấy đánh dấu bước đường mà Abraham phải đi, cung cách Abraham phải làm, và thái độ nội tâm ông phải có: đứng dậy, nhìn xem, hy vọng.
Hãy đứng dậy! Đứng lên và bước đi, chứ đừng dậm chân tại chỗ. Bạn có một nhiệm vụ, bạn có một sứ mạng và bạn phải thực thi điều ấy trên những bước đường. Đừng ngồi yên, nhưng hãy đứng dậy, đứng lên. Abraham đã làm như thế. Ông ra đi, luôn luôn trên hành trình. Và biểu tượng của điều này chính là cái lều. Ông lên đường và tiến bước cùng chiếc lều. Mỗi khi dừng chân, ông cắm lều để nghỉ ngơi. Chưa bao giờ ông làm cho riêng mình một ngôi nhà, bởi lẽ ông luôn thực thi mệnh lệnh: Hãy lên đường! Điều duy nhất ông xây, đó là ông lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, để tôn thờ Đấng đã ra lệnh cho ông phải đứng dậy, phải lên đường, cùng hành trang là chiếc lều.
Mệnh lệnh thứ hai là: Hãy nhìn xem! Thiên Chúa nói với ông: ngươi hãy ngước mắt nhìn xem, từ nơi ngươi ở, hãy nhìn tứ phía đông tây nam bắc (St 13:14). Hãy nhìn xem! Hãy nhìn về phía chân trời, không xây dựng những bức tường. Luôn luôn tìm kiếm. Luôn luôn tiến bước. Và điều huyền nhiệm của chân trời là, càng đi bạn càng thấy đường chân trời xa hơn rộng mở hơn. Tiến lên, đẩy về phía trước, về phía chân trời.
Mệnh lệnh thứ ba là: Hãy hy vọng! Có một cuộc đối thoại rất đẹp giữa Thiên Chúa và Abraham . Ông nói với Chúa: “Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con”. Chúa đáp lại: “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra sẽ thừa kế ngươi” (St 15:3-4). Nghe Chúa hứa như thế, ông đã hy vọng. Ông đã già và vợ ông thì son sẻ, thế mà Chúa tiếp tục hứa rằng: Hãy nhìn xem, Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi đông như cát biển sao trời (St 13:16). Ông đã tin và ông được kể là công chính (St 15:5-6).
Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Nhìn về phía chân trời, không có tường chắn. Hãy hy vọng! Hy vọng là không có tường chắn, hy vọng là có đường chân trời rộng mở.
Nhưng khi Abraham được kêu gọi, ông ít nhiều cũng giống như độ tuổi của chúng ta: ông sắp nghỉ hưu, nghỉ hưu để nghỉ ngơi… Ông lớn tuổi với sức nặng của tuổi già, của bệnh tật, của đau buồn… Nhưng bạn, hãy làm như thể bạn còn trẻ, hãy đứng dậy, hãy tiến bước! Hãy nhìn xem và hy vọng! Lời Chúa nói với chính chúng ta trong thời đại này, một thời đại cũng tựa như thời Abraham … Tuy có một số người trẻ ở đây, nhưng đa phần chúng ta đều ở độ tuổi như Abraham , và chúng ta nghe Chúa nói với chính mình rằng: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ngài nói với chúng ta rằng, đây không phải là thời khép lại cuộc sống chúng ta, đây cũng không phải là thời đóng lại lịch sử. Chúa cho chúng ta thấy rằng, lịch sử của chúng ta luôn mở ra, tiếp tục rộng mở, mở ra mãi mãi, mở ra cho sứ mạng. Với ba mệnh lệnh: “Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng!”, Chúa cho chúng ta thấy sứ mạng.
Có ai đó không yêu mến chúng ta, và nói với chúng ta rằng, chúng ta chỉ là “những người già lão, những kẻ cả” của Giáo Hội. Điều ấy chỉ là trò lừa bịp. Kẻ nói như thế chẳng hiểu họ đang nói gì. Chúng ta không phải là những kẻ lão làng theo kiểu kẻ cả. Chúng ta giống như những ông nội ông ngoại. Và nếu chúng ta chưa cảm nhận được điều này, chúng ta phải cầu nguyện xin ơn để cảm nhận được điều ấy. Chúng ta là những ông nội ông ngoại mà các những người cháu của chúng ta đang kiếm tìm. Ông nội ông ngoại phải cung cấp cho cháu con những âm hưởng của cuộc sống với đầy những kinh nghiệm. Ông nội ông ngoại không khép lại với nỗi buồn của lịch sử, nhưng biết mở ra. Và đối với chúng ta: “Đứng dậy, Nhìn xem, Hy vọng” có nghĩa là biết mơ ước. Chúng ta là những ông nội ông ngoại biết khơi lên và mở ra những ước mơ, để rồi thế hệ trẻ ngày nay sẽ là người thực hiện những ước mơ ấy nếu người trẻ cần. Bởi lẽ thế hệ trẻ sẽ nhận lãnh từ giấc mơ của chúng ta nguồn sức mạnh, để họ tiên đoán và thực hiện nhiệm vụ của họ.
Tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (2:21-38), nhớ tới cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Họ chỉ là hai người, nhưng là cụ ông cụ bà với khả năng mơ ước lớn lao. Họ đã nói lên tất cả niềm mơ ước lớn lao ấy với thánh Giuse, với Đức Mẹ, với tất cả mọi người… Khi Hài Nhi Giêsu được ẵm lên Đền Thờ, bà Anna tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc. Hôm nay cũng là ngày Chúa nói với chúng ta: chúng ta là những cụ ông cụ bà giống như cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Chúng ta cần có sức sống để trao tặng để cống hiến cho thế hệ trẻ, bởi vì người trẻ đang mong đợi từ chúng ta điều ấy: chúng ta đừng khép kín, nhưng hãy trao tặng những gì quý giá nhất của chúng ta. Người trẻ đang mong đợi những kinh nghiệm của chúng ta, họ đang mong đợi những ước mơ tích cực của chúng ta để họ có thể dự báo và thực thi.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn sủng ấy. Ngay cả cho những vị chưa già như ông nội, ví như chúng ta có thể thấy Đức Cha người Barazil hãy còn rất trẻ, nhưng rồi ngài cũng sẽ già cả! Nguyện xin Chúa ban ơn để chúng ta trở nên những ông nội ông ngoại, ơn để mơ ước, ơn để khơi lên nguồn cảm hứng và trao tặng niềm mơ ước cho thế hệ trẻ: các bạn trẻ cần những điều ấy.
Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Miến Điện, đã lên tiếng ủng hộ thiểu số người Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này, là đối tượng bị đàn áp nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ qua.
Khoảng 1.1 triệu người Rohingya, một nhóm dân tộc Hồi giáo trong một quốc gia đa số dân theo Phật Giáo, sống ở bang Rakhine. Trong nhiều năm qua chính phủ Miến Điện đã liên tiếp tung ra các chiến dịch chống lại người Rohingya, cáo buộc họ là gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực. Những chiến dịch hành quân của quân đội đã khiến hàng chục ngàn gia đình rời bỏ nhà cửa của họ, và phải sống trong các trại tạm cư hết năm này sang năm khác. Bên cạnh đó hàng nghìn người khác phải bỏ trốn ra hải ngoại.
Những người ủng hộ nhân quyền đã mô tả chiến dịch chống lại người Rohingya là một thể hiện cụ thể của chính sách thanh lọc sắc tộc, nói vắn tắt là diệt chủng. Cho đến nay, chính phủ Miến Điện luôn bác bỏ cáo buộc diệt chủng này.
Đức Hồng Y Bo nói: “Tôi không phải là một chuyên gia về chính trị hay luật pháp quốc tế. Nhưng tôi xúc động bởi sự đau khổ của con người ... Sự đau khổ to lớn của người dân Rakhine là một trong những mối quan tâm lớn của tôi.”
Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng chính phủ Miến Điện nên “từ bỏ những quan điểm không có lợi cho hòa bình” và “làm việc với cộng đồng quốc tế để điều tra những tội ác do Liên Hiệp Quốc nêu ra một cách thực sự độc lập và khách quan để tìm ra công lý.”
2. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về việc trợ giúp cho các trường của các tôn giáo
Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hoan nghênh phán quyết áp đảo 7-2 của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Nhà thờ Trinity Lutheran kiện Comer như là một “chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với tự do tôn giáo.”
Nhà thờ Trinity của Tin Lành Lutheran ở Columbia, Missouri, đã làm đơn xin trợ cấp nhà nước để làm sân chơi của mình an toàn hơn cho trẻ em. Trích dẫn hiến pháp tiểu bang, bà Carol Comer, giám đốc Sở Tài nguyên Missouri nói nó không thể hỗ trợ bất kỳ trường tôn giáo nào.
Tòa án truyền rằng Sở Tài nguyên “vi phạm các quyền của nhà thờ Trinity thuộc khoản Tự do Tôn giáo theo Tu Chính Án Thứ khi từ chối một lợi ích công cộng chỉ vì tình trạng tôn giáo của nhà thờ này.”
Đức Tổng Giám Mục Lori nhận xét:
“Tòa án Tối cao nhận ra một cách đúng đắn rằng người có đức tin không nên bị phân biệt đối xử khi nói rằng các chương trình của chính phủ phải được cung cấp cho tất cả mọi người. Ngoài ra, phán quyết này đánh dấu một bước đi đúng hướng nhằm hạn chế những tác hại của Tu Chính Án Blaine đang hoành hành ở nhiều tiểu bang trên khắp đất nước.
Tu Chính Án Blaine đã đưa hiến pháp ở hầu hết các tiểu bang quay trở lại thời thế kỷ XIX, là thời điểm có những quan điểm cố chấp chống Công Giáo dữ dội ở nhiều nơi trên đất nước. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Tối Cao Pháp Viện tiến tới việc hạn chế những quy định có hại, đang hạn chế sự tự do của tổ chức tôn giáo và các tín hữu trong việc phục vụ cộng đồng của họ.”
3. Dân số Công Giáo tại Úc giảm mạnh, vô thần và Hồi Giáo tăng chóng mặt
Dân số Công Giáo đang giảm mạnh tại Úc Đại Lợi, và số người tuyên bố “không tôn giáo” bây giờ là khối đông nhất tại Úc. Cuộc điều tra dân số mới nhất của Úc đã cho biết như trên.
Trong cuộc điều tra dân số vào năm 2016, vừa được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Sáu, 2017, 29.6% người Úc Bản mô tả mình là “không tôn giáo.” Con số này là gần gấp đôi so với con số cho năm 2001 (16%). Trong thống kê 1966, số người nhận mình là vô thần chỉ có 0.8%.
Trong khoảng thời gian đó, nghĩa là từ năm 1966, tỷ lệ dân số Kitô của Úc đã sụt giảm mạnh từ 88% xuống chỉ còn 52%.
Cho đến nay, người Công Giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất tại Úc, sau khi vượt qua Anh giáo vào đầu những năm 1980. Trong gần 50 năm, số dân Công Giáo giao động trong khoảng từ 26% đến 28%. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất này, tỷ lệ giáo dân Công Giáo đang rơi về phía 20%.
Trong tổng số 22,992,700 người Úc Đại Lợi, người Hồi Giáo tại Trung Đông có sinh suất cao nhất. Từ con số gần như 0% vào năm 1966, ngày nay người Hồi Giáo đã tăng mạnh đến 2.2%. Có những tiên đoán của các phong trào chống Hồi Giáo theo đó trong vòng 50 năm nữa Úc Đại Lợi sẽ là một quốc gia Hồi Giáo. Tuy nhiên, với thống kê này, những tiên đoán này xem ra không có cơ sở.
4. Các Giám Mục Cộng hoà Dân chủ Congo lên tiếng về tình trạng đất nước
Các giám mục của Cộng hoà Dân chủ Congo đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Joseph Kabila tôn trọng một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo đối lập đã đạt được hồi tháng Mười Hai năm ngoái 2016 là sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.
Các Giám Mục tố giác rằng các chính trị gia về phe với tổng thống Joseph Kabila đang “nhân lên các sáng kiến nhằm triệt tiêu nội dung của các thỏa thuận, và tối hậu là ngăn chặn các cuộc bầu cử tự do, dân chủ và hòa bình”.
Than phiền về tình trạng bạo lực kinh hoàng tại Kasai và nạn cướp bóc ở phía đông Congo, các giám mục khích lệ anh chị em tín hữu “đừng để mình bị khuất phục bởi sợ hãi và buông xuôi, nhưng chúng ta phải nắm lấy vận mệnh mình trong tay với các phương pháp hòa bình.” Các ngài kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho đất nước vào ngày 30 tháng Sáu.
Đức Tổng Giám Mục Luis Mariano Montemayo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho biết 3,383 người đã bị giết vì các hành vi bạo lực tại miền Kasai ở Cộng hòa Dân chủ Congo, từ tháng 10 năm 2016 đến nay.
Những vụ đụng độ giữa quân đội Congo và nhóm phiến quân Kamuina Nsapu đã bùng phát sau khi một lãnh đạo địa phương của nhóm này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với cảnh sát vào tháng 8 năm 2016.
Đến nay ít nhất 30 ngôi mộ tập thể đã được phát hiện; 20 làng mạc bị phá hủy hoàn toàn; 3,698 ngôi nhà bị phá hủy.
Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng với 5 chủng viện, 60 giáo xứ, 34 nhà thờ và 141 trường Công Giáo đã bị đóng cửa hoặc hư hỏng.
Trong tổng số 6 giáo phận của Cộng hòa Dân chủ Congo có hai giáo phận trong đó các vị chủ chăn đã phải bỏ Toà Giám Mục lánh nạn. Tình hình vẫn còn đang rất nghiêm trọng.
5. Sứ thần Tòa Thánh tại Iraq khích lệ những người tị nạn quay về cố hương
Đức Tổng Giám Mục Alberto Ortega Martin, là Sứ Thần Toà Thánh tại Iraq, đã khuyến khích các Kitô hữu tị nạn Iraq trở về quê hương của họ, để có “sự hiện diện của Chúa Kitô” ở đó.
Dân số Kitô đã giảm từ 1.5 triệu vào năm 2000 chỉ còn 300.000 theo thống kê mới nhất.
Phát biểu tại Rôma về tình trạng các Kitô hữu tị nạn Iraq, ngài nói, “Họ bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng để giữ được đức tin của mình.”
“Tôi tin, với một đức tin mạnh mẽ như thế, họ có thể tha thứ cho những người xua đuổi họ, những người làm tổn thương họ. Họ thậm chí còn cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình và tin rằng những kẻ ấy có thể hoán cải và Chúa sẽ ngự trị trong trái tim của những người từng gây ra bao nhiêu tang tóc cho Iraq và các dân tộc khác trong vùng.”
“Vì thế, tôi mong họ có thể quay về cố hương để không xảy ra tình trạng một Iraq không còn tín hữu Kitô nào.”
6. Giáo Hội tại Colombia cung cấp trợ giúp cho người tị nạn Venezuela
Các tổ chức Công Giáo ở Colombia đang gặp khó khăn trong việc cung cấp trợ giúp cho một cơn lũ những người di cư từ Venzuela. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm 27 tháng Sáu.
“Chúng tôi chắc chắn phải làm một điều gì đó trước dòng người đói khát này”, Đức Cha Jaime Muñoz Pedroza của Arauca, Colombia nói. Ngài giải thích rằng giáo phận của ngài có nguồn tài nguyên rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh này “một giọt nước trong sa mạc” cũng là quý.
Các giới chức Giáo Hội Công Giáo ở Colombia đã có cuộc gặp gỡ với hàng giáo phẩm Venezuela, với các đại diện chính phủ, và các quan chức tị nạn Liên Hiệp Quốc để giúp phối hợp thực hiện các chính sách về biên giới, nơi một dòng lũ các gia đình Venezuela đang tràn sang.
Tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, và sự đàn áp tàn bạo của tổng thống Maduro đối với những cuộc biểu tình, đã khiến nhiều gia đình phải tìm kiếm an ninh ở những nơi khác.
7. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia
Hôm 23 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia vào thượng tuần tháng 9 tới đây.
Ngài sẽ rời Roma sáng thứ tư, 6-9, lúc 11 giờ sáng và đến khu vực quân sự (Catam) thuộc phi trường thủ đô Bogotà vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày. Sau nghi thức tiếp đón, ngài về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Lúc 9 giờ sáng hôm sau, thứ năm, 7-9, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền và viếng thăm tổng thống Colombia, sau đó, ngài sẽ viếng Nhà Thờ chính tòa lúc 10 giờ 20, trước khi lên bao lơn của dinh Hồng Y để chào thăm và ban phép lành cho các tín hữu, trước khi gặp các Giám Mục Colombia cũng tại dinh này.
Ban chiều, lúc 3 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp Ban Lãnh Đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu la tinh rồi đến công viên Simon Bolivar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu vào lúc 4 giờ rưỡi.
Sáng thứ sáu, 8-9, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến Villavicencio cách đó 40 phút bay, để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 9 giờ rưỡi tại căn cứ không quân Apiay.
Ban chiều lúc gần 4 giờ, ngài sẽ chủ sự cuộc gặp gỡ lớn tại Công viên Las Malocas, để cầu nguyện cho sự hòa giải đất nước Colombia sau nửa thế kỷ nội chiến. Sau thánh lễ, ngài sẽ dừng lại tại Thánh Giá hòa giải tại Công viên các vị lập quốc, rồi bay trở về thủ đô Bogotà.
Sáng thứ bẩy, 9-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Medellín, thành phố lớn thứ hai của Colombia, và cử hành thánh lễ lúc 10 giờ 15 tại Sân Bay Enrique Olaya Herrera của thành phố này. Ban chiều lúc 3 giờ, ngài sẽ viếng thăm Nhà dưỡng lão Thánh Giuse, trước khi gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và gia đình họ tại Sân vận động La Macarena vào lúc 4 giờ, rồi trở lại thủ đô.
Chúa Nhật 10-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm thành phố cảng Cartegena cách Bogotà 90 phút bay. Lúc 10 giờ rưỡi, tại Quảng trường Thánh Phanxicô Assisi, ngài sẽ làm phép viên đá đầu tiên để xây các nhà cho những người vô gia cư, và Trung tâm “Talitha Qum”, con hãy trỗi dậy, chuyên nâng đỡ các nạn nhân nạn buôn người. Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin trước nhà thờ thánh Phêrô Claver, rồi viếng Đền thánh tại đây.
Ban chiều, ngài đáp trực thăng đến khu cảng Contecar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 4 giờ rưỡi. Sau đó lúc 7 giờ có nghi thức tiễn biệt Đức Thánh Cha tại phi trường thành Cartegena trước khi ngài lên đường trở về Roma, dự kiến vào lúc gần 1 giờ trưa tại phi trường Ciampino.
Tổng cộng trong chuyến đi này, cũng là lần thứ 5 viếng thăm Mỹ châu la tinh, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển gần 21.200 cây số, trong đó có 1.530 cây số trong nội địa Colombia. Ngài sẽ đọc 5 diễn văn, 4 bài giảng, 2 lời chào và một kinh Truyền Tin.
8. Thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Đức Thánh Cha Phanxicô
Sáng nay 27 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Ngài. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha, có các Đức Hồng Y hiện diện tại Roma. Thánh lễ được cử hành trọng thể tại nhà nguyện Paolina trong Dinh Tông Tòa.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bài đọc trích sách Sáng Thế, chúng ta nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Abraham . Thiên Chúa bắt đầu bằng lời mời gọi, Ngài nói với Abraham : Hãy đi, đi đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi (St 12:1). Cuộc đối thoại tiếp diễn với ba mệnh lệnh: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ba mệnh lệnh ấy đánh dấu bước đường mà Abraham phải đi, cung cách Abraham phải làm, và thái độ nội tâm ông phải có: đứng dậy, nhìn xem, hy vọng.
Hãy đứng dậy! Đứng lên và bước đi, chứ đừng dậm chân tại chỗ. Bạn có một nhiệm vụ, bạn có một sứ mạng và bạn phải thực thi điều ấy trên những bước đường. Đừng ngồi yên, nhưng hãy đứng dậy, đứng lên. Abraham đã làm như thế. Ông ra đi, luôn luôn trên hành trình. Và biểu tượng của điều này chính là cái lều. Ông lên đường và tiến bước cùng chiếc lều. Mỗi khi dừng chân, ông cắm lều để nghỉ ngơi. Chưa bao giờ ông làm cho riêng mình một ngôi nhà, bởi lẽ ông luôn thực thi mệnh lệnh: Hãy lên đường! Điều duy nhất ông xây, đó là ông lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, để tôn thờ Đấng đã ra lệnh cho ông phải đứng dậy, phải lên đường, cùng hành trang là chiếc lều.
Mệnh lệnh thứ hai là: Hãy nhìn xem! Thiên Chúa nói với ông: ngươi hãy ngước mắt nhìn xem, từ nơi ngươi ở, hãy nhìn tứ phía đông tây nam bắc (St 13:14). Hãy nhìn xem! Hãy nhìn về phía chân trời, không xây dựng những bức tường. Luôn luôn tìm kiếm. Luôn luôn tiến bước. Và điều huyền nhiệm của chân trời là, càng đi bạn càng thấy đường chân trời xa hơn rộng mở hơn. Tiến lên, đẩy về phía trước, về phía chân trời.
Mệnh lệnh thứ ba là: Hãy hy vọng! Có một cuộc đối thoại rất đẹp giữa Thiên Chúa và Abraham . Ông nói với Chúa: “Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con”. Chúa đáp lại: “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra sẽ thừa kế ngươi” (St 15:3-4). Nghe Chúa hứa như thế, ông đã hy vọng. Ông đã già và vợ ông thì son sẻ, thế mà Chúa tiếp tục hứa rằng: Hãy nhìn xem, Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi đông như cát biển sao trời (St 13:16). Ông đã tin và ông được kể là công chính (St 15:5-6).
Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Nhìn về phía chân trời, không có tường chắn. Hãy hy vọng! Hy vọng là không có tường chắn, hy vọng là có đường chân trời rộng mở.
Nhưng khi Abraham được kêu gọi, ông ít nhiều cũng giống như độ tuổi của chúng ta: ông sắp nghỉ hưu, nghỉ hưu để nghỉ ngơi… Ông lớn tuổi với sức nặng của tuổi già, của bệnh tật, của đau buồn… Nhưng bạn, hãy làm như thể bạn còn trẻ, hãy đứng dậy, hãy tiến bước! Hãy nhìn xem và hy vọng! Lời Chúa nói với chính chúng ta trong thời đại này, một thời đại cũng tựa như thời Abraham … Tuy có một số người trẻ ở đây, nhưng đa phần chúng ta đều ở độ tuổi như Abraham , và chúng ta nghe Chúa nói với chính mình rằng: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ngài nói với chúng ta rằng, đây không phải là thời khép lại cuộc sống chúng ta, đây cũng không phải là thời đóng lại lịch sử. Chúa cho chúng ta thấy rằng, lịch sử của chúng ta luôn mở ra, tiếp tục rộng mở, mở ra mãi mãi, mở ra cho sứ mạng. Với ba mệnh lệnh: “Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng!”, Chúa cho chúng ta thấy sứ mạng.
Có ai đó không yêu mến chúng ta, và nói với chúng ta rằng, chúng ta chỉ là “những người già lão, những kẻ cả” của Giáo Hội. Điều ấy chỉ là trò lừa bịp. Kẻ nói như thế chẳng hiểu họ đang nói gì. Chúng ta không phải là những kẻ lão làng theo kiểu kẻ cả. Chúng ta giống như những ông nội ông ngoại. Và nếu chúng ta chưa cảm nhận được điều này, chúng ta phải cầu nguyện xin ơn để cảm nhận được điều ấy. Chúng ta là những ông nội ông ngoại mà các những người cháu của chúng ta đang kiếm tìm. Ông nội ông ngoại phải cung cấp cho cháu con những âm hưởng của cuộc sống với đầy những kinh nghiệm. Ông nội ông ngoại không khép lại với nỗi buồn của lịch sử, nhưng biết mở ra. Và đối với chúng ta: “Đứng dậy, Nhìn xem, Hy vọng” có nghĩa là biết mơ ước. Chúng ta là những ông nội ông ngoại biết khơi lên và mở ra những ước mơ, để rồi thế hệ trẻ ngày nay sẽ là người thực hiện những ước mơ ấy nếu người trẻ cần. Bởi lẽ thế hệ trẻ sẽ nhận lãnh từ giấc mơ của chúng ta nguồn sức mạnh, để họ tiên đoán và thực hiện nhiệm vụ của họ.
Tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (2:21-38), nhớ tới cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Họ chỉ là hai người, nhưng là cụ ông cụ bà với khả năng mơ ước lớn lao. Họ đã nói lên tất cả niềm mơ ước lớn lao ấy với thánh Giuse, với Đức Mẹ, với tất cả mọi người… Khi Hài Nhi Giêsu được ẵm lên Đền Thờ, bà Anna tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc. Hôm nay cũng là ngày Chúa nói với chúng ta: chúng ta là những cụ ông cụ bà giống như cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Chúng ta cần có sức sống để trao tặng để cống hiến cho thế hệ trẻ, bởi vì người trẻ đang mong đợi từ chúng ta điều ấy: chúng ta đừng khép kín, nhưng hãy trao tặng những gì quý giá nhất của chúng ta. Người trẻ đang mong đợi những kinh nghiệm của chúng ta, họ đang mong đợi những ước mơ tích cực của chúng ta để họ có thể dự báo và thực thi.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn sủng ấy. Ngay cả cho những vị chưa già như ông nội, ví như chúng ta có thể thấy Đức Cha người Barazil hãy còn rất trẻ, nhưng rồi ngài cũng sẽ già cả! Nguyện xin Chúa ban ơn để chúng ta trở nên những ông nội ông ngoại, ơn để mơ ước, ơn để khơi lên nguồn cảm hứng và trao tặng niềm mơ ước cho thế hệ trẻ: các bạn trẻ cần những điều ấy.