Myanmar ngày 27/2/2017, Đức Hồng Y Bo kêu gọi: "Hãy ăn năn để cứu hành tinh chúng ta đang sống; Hãy khẩn cấp bảo vệ môi trường sinh thái"
Yangon (Agenzia Fides) Đức Hồng Y Bo nói: "Hôm nay chúng ta đang phải đối diện với một cuộc hủy hoại môi trường, một thời điểm rất tinh tế mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại thảm họa sắp xảy ra này khi Ngài nói về tội thời đại, 'tội hủy hoại môi sinh' của cá nhân và tập thể của con người, phá hủy Đất Mẹ là Trái đất chúng ta đanh sinh sống". ĐHY Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, trong một bài phát biểu tại hội nghị các nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương, hiện đang được tổ chức trong những ngày ở Yangon.
Đức Hồng Y nhận xét:... "Cái điều tệ hại đã làm dấy lên một khủng khoảng sinh thái đối với Mẹ Trái đất trước sự biến đổi khí hậu là có thật và hành tinh Trái đất quá nóng, gây ra hàng ngàn 'tai nạn môi trường". Biến đổi khí hậu là một quả bom nguyên tử đang chờ bục phá! Chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của ngày cùng tận về sinh thái. Viễn kiến khủng hoảng về sinh thái này là kết quả của một chuỗi tội làm hủy hoại môi sinh đi ngược lại với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa ".
Đại hội này đã hình thành một kháng thư do những người nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương soạn: "Đây là điều cấp bách được hỗ trợ cho viễn ảnh tiên tri, biến họ thành những nhà truyền giáo của lòng thương xót hầu thúc đẩy tất cả làm việc bảo vệ cho môi sinh". Hai tài liệu của Đức Giáo Hoàng về thông điệp Laudato si 'và Misericordiae vultus là tài liệu cho việc tham chiếu, ĐHY Bo cho biết: "Chúng tôi có thể nói về sự chuyển đổi sinh thái toàn cầu", khi nhắc lại cụm từ đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II giới thiệu và nhấn mạnh trước nạn bất công kinh tế và không bình đẳng.
Chỉ có 1% những người giàu có, ĐHY Bo nói, trên thực tế họ sở hữu 50% của cải trên thế giới: "Từ đây đem lại sự bất công về môi trường và bất công về sinh thái trước sự kiện nhà kính làm tăng vọt độ ấm toàn cầu do các quốc gia giàu mạnh. Chẳng hạn Hoa Kỳ, với một dân số khoảng 6% của thế giới, mà sản lượng khí thải nhà kính lên đến 40%. Ai sẽ lãnh nhận những hậu quả khôn lường này? Người nghèo và các nước nghèo bị tổn thương nhiều nhất trước sự tăng vọt độ nóng của toàn cầu! Gây ra các cơn lốc xoáy, động đất, lũ lụt, gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho hàng ngàn nạn nhân trước các thảm họa tự nhiên.
Đây là một chủ nghĩa khủng bố môi trường sinh thái. Sức mạnh của thế giới này quyết định ai sẽ sống hay chết. Khủng bố kinh tế và môi trường sinh thái được tung ra chống người nghèo ". Đức Hồng Y nhắc lại nhu cầu "một cách tiếp cận tích cực trong cuộc chiến chống nghèo đói là bảo vệ thiên nhiên" và Ngài tuyên bố: "khủng hoảng môi trường sinh thái là một cuộc khủng hoảng về đạo đức, nó là một cuộc khủng hoảng hiện sinh: bản chất của nó là cắt xén do lòng tham lam kinh tế ".
"Nhân loại đã phá vỡ hiệp ước với thiên nhiên", Ngài tiếp tục, "và đây là lý do tại sao đây là một vấn nạn luân lý sâu xa: tội hủy hoại môi trường sinh thái, chúng ta cần chuyển đổi sang làn sóng bảo vệ môi trường sinh thái và loan báo Tin Mừng môi sinh lành mạnh".
Trước ngưỡng cửa Mùa Chay, Đức Hồng Y kêu gọi: "Hãy ăn năn, sự sáng tạo của Thiên Chúa đang gặp nguy cơ, chúng ta hãy thay đổi cuộc sống mình để cứu lấy hành tinh trái đất chúng ta đang sinh sống". (PA) (Agenzia Fides 27/02/2017)
ĐHY Charles Bo và ĐTC Phanxicô |
ĐHY Charles Bo và các Nữ tu trong Đại hội |
Yangon (Agenzia Fides) Đức Hồng Y Bo nói: "Hôm nay chúng ta đang phải đối diện với một cuộc hủy hoại môi trường, một thời điểm rất tinh tế mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại thảm họa sắp xảy ra này khi Ngài nói về tội thời đại, 'tội hủy hoại môi sinh' của cá nhân và tập thể của con người, phá hủy Đất Mẹ là Trái đất chúng ta đanh sinh sống". ĐHY Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, trong một bài phát biểu tại hội nghị các nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương, hiện đang được tổ chức trong những ngày ở Yangon.
Đức Hồng Y nhận xét:... "Cái điều tệ hại đã làm dấy lên một khủng khoảng sinh thái đối với Mẹ Trái đất trước sự biến đổi khí hậu là có thật và hành tinh Trái đất quá nóng, gây ra hàng ngàn 'tai nạn môi trường". Biến đổi khí hậu là một quả bom nguyên tử đang chờ bục phá! Chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của ngày cùng tận về sinh thái. Viễn kiến khủng hoảng về sinh thái này là kết quả của một chuỗi tội làm hủy hoại môi sinh đi ngược lại với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa ".
Đại hội này đã hình thành một kháng thư do những người nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương soạn: "Đây là điều cấp bách được hỗ trợ cho viễn ảnh tiên tri, biến họ thành những nhà truyền giáo của lòng thương xót hầu thúc đẩy tất cả làm việc bảo vệ cho môi sinh". Hai tài liệu của Đức Giáo Hoàng về thông điệp Laudato si 'và Misericordiae vultus là tài liệu cho việc tham chiếu, ĐHY Bo cho biết: "Chúng tôi có thể nói về sự chuyển đổi sinh thái toàn cầu", khi nhắc lại cụm từ đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II giới thiệu và nhấn mạnh trước nạn bất công kinh tế và không bình đẳng.
Chỉ có 1% những người giàu có, ĐHY Bo nói, trên thực tế họ sở hữu 50% của cải trên thế giới: "Từ đây đem lại sự bất công về môi trường và bất công về sinh thái trước sự kiện nhà kính làm tăng vọt độ ấm toàn cầu do các quốc gia giàu mạnh. Chẳng hạn Hoa Kỳ, với một dân số khoảng 6% của thế giới, mà sản lượng khí thải nhà kính lên đến 40%. Ai sẽ lãnh nhận những hậu quả khôn lường này? Người nghèo và các nước nghèo bị tổn thương nhiều nhất trước sự tăng vọt độ nóng của toàn cầu! Gây ra các cơn lốc xoáy, động đất, lũ lụt, gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho hàng ngàn nạn nhân trước các thảm họa tự nhiên.
Đây là một chủ nghĩa khủng bố môi trường sinh thái. Sức mạnh của thế giới này quyết định ai sẽ sống hay chết. Khủng bố kinh tế và môi trường sinh thái được tung ra chống người nghèo ". Đức Hồng Y nhắc lại nhu cầu "một cách tiếp cận tích cực trong cuộc chiến chống nghèo đói là bảo vệ thiên nhiên" và Ngài tuyên bố: "khủng hoảng môi trường sinh thái là một cuộc khủng hoảng về đạo đức, nó là một cuộc khủng hoảng hiện sinh: bản chất của nó là cắt xén do lòng tham lam kinh tế ".
"Nhân loại đã phá vỡ hiệp ước với thiên nhiên", Ngài tiếp tục, "và đây là lý do tại sao đây là một vấn nạn luân lý sâu xa: tội hủy hoại môi trường sinh thái, chúng ta cần chuyển đổi sang làn sóng bảo vệ môi trường sinh thái và loan báo Tin Mừng môi sinh lành mạnh".
Trước ngưỡng cửa Mùa Chay, Đức Hồng Y kêu gọi: "Hãy ăn năn, sự sáng tạo của Thiên Chúa đang gặp nguy cơ, chúng ta hãy thay đổi cuộc sống mình để cứu lấy hành tinh trái đất chúng ta đang sinh sống". (PA) (Agenzia Fides 27/02/2017)