Cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử loài người đã được châm ngòi khi Quận Công Ferdinand của Áo bị ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 bởi Gavrilo Princip, một thành viên của Đảng Quốc gia Nam Tư.
Vụ giết người thừa kế ngai vàng của Đế Quốc Áo-Hungary đến nhanh chóng gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao mà cuối cùng đã dẫn đến cái chết của 16 triệu người, trong đó có 7 triệu thường dân.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã rất căng thẳng trong thời gian qua.
Nga bị cáo buộc vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 2015 khi khởi đầu sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa trong cuộc nội chiến tại Syria. Chưa đầy ba tháng sau đó, một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi SU-24 của Nga gần biên giới khu vực Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24 tháng 11, năm 2015.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án vụ này như một nhát dao “đâm sau lưng bởi các đồng phạm của những kẻ khủng bố”, và Mạc Tư Khoa nhanh chóng đưa một tàu tuần dương chở tên lửa công nghệ cao đến tỉnh Latakia của Syria để bảo vệ máy bay của mình.
Vài ngày sau đó, tổng thống Putin đổ thêm dầu vào lửa bằng cách buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện một ống dẫn dầu qua biên giới với Syria, và người đứng đầu các cơ quan thông tấn nhà nước của Nga cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trên đài truyền hình như “một kẻ không biết kiềm chế và dối trá nhằm mua dầu với giá rẻ từ bọn nhà nước Hồi Giáo dã man. ''
Ngay sau đó, Nga công bố tái tục việc chuyển giao cho Iran, một trong những đối thủ chính trong khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, các tên lửa địa đối không S-300 - và một loạt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về kinh tế và hạn chế đi lại giữa hai nước.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga một lần nữa vi phạm không phận của mình vào tháng Giêng, nhưng ngay lập tức Mạc Tư Khoa kết giao với những nhóm Kurd Syria đang tìm cách giành độc lập khỏi Thổ Nhĩ Kỳ - khiến Erdogan phải lùi bước và xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay Nga.