CÓ LẼ NÀO ĐỜI TA VẮNG CHÚA !
Chúa Nhật IV Mùa Vọng (A 2016)
Những ngày cuối của Mùa Vọng năm nay, Miền Trung chúng ta, đặc biệt, các tỉnh thuộc giáo phận Qui Nhơn : Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, nhiều vùng bị nhấn chìm trong cơn lũ lụt liên tiếp 3,4 cây mang theo những tàn phá, tai nạn và cả những cái chết thảm thương.
Nhắc đến những cái chết trong con nước dữ, tự nhiên nhớ lại hai tiếng kêu “Trời ơi” của đôi vợ chồng nghèo bên bờ đê Yên Phụ, khi chiếc ghe vớt củi của anh chị bị nước lũ nhấn chìm giữa dòng sông nơi câu chuyện đầu tiên “Anh phải sống” trong tập truyện ngắn cùng tên được viết chung của hai nhà văn Tự Lực Văn Đoàn cự phách: Nhất Linh và Khái Hưng .
Vâng, “Trời ơi” : đó là hai tiếng kêu thảng thốt, vang lên trong nổi đau và thất vọng khốn cùng của kiếp phận bọt bèo, bấp bênh, bất lực của con người, đứng trước một hiện tại khốn cùng và một tương lai đen tối ! Trời ơi ! Nếu có Trời thì sao lại như thế nầy ! Trời ơi ! Ngoài Trời ra ai có thể cứu giúp được đây ?...
Trong cái tiếng than xót xa của kẻ đang đối diện với bi đát, ngặt nghèo đó, quả thật đang chất chứa một chân lý rất hiện thực và cơ bản, thâm thúy và cần thiết : Nếu đời nầy, thế giới nầy, cuộc sống nầy… mà thiếu vắng Ông Trời, không còn Thiên Chúa, vắng bóng Đấng Toàn Năng, hay có một “Ông Trời” nhưng đang ngự trị xa lắc cách biệt ngàn trùng với thế nhân...thì tất cả chỉ còn lại u minh và bóng tôi, chỉ còn lại đau thương và tội lỗi, chỉ còn lại chiến tranh với hận thù, chỉ còn lại buông trôi và thất vọng…
Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng hôm nay cũng khẳng định một chân lý trả lời cho tiếng kêu não nề “Trời ơi” của đôi vợ chồng nghèo trong “Anh phải sống” và là chân lý nền tảng của đức tin Kitô : Có một Thượng đế trong đời nầy, có một Đấng Toàn Năng đang hiện hữu, có một Ông Trời đang “có mặt trong đời nầy. Có một Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, một Vị Thiên Chúa mà trải qua suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Kinh Thánh đã không ngừng mô tả sống động qua những cách hiện diện và can thiệp vừa lạ lugf vừa dung dị :
- “Thiên Chúa đã là Đấng Emmanuel “ khi Ngài thả bộ trong vườn và ngỏ lời cách thân mật để loan báo một “Tin mừng đầu tiên” về chương trình cứu rỗi. “A-đam, A-đam, ngươi ở đâu ?”(St 3, 9-12)
-“Thiên Chúa đã là Đấng Emmanuel” khi tuyên bố với Môsê rằng : “Ta đã thấy nổi khổ của Dân Ta và Ta muốn giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập” (Xh 3,5)
- Thiên Chúa là Đấng Emmanuel khi hóa thành cột lửa, cột mây huy hoàng đi trước, đi sau, hay lựa chọn sự hiện hữu khiêm tốn của “Hòm Bia Giao Ước” để đồng hành suốt ngàn dặm hành trình của Dân Ít-ra-en cho tới khi đạp chân lên Đất Hứa.
- Thiên Chúa là “Đấng Emmanuel” qua ngôn sứ Isaia : “Nầy đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Bđ 1).
- Và hơn 600 năm sau lời tiên báo đó, “Thiên Chúa Đấng Emmanuel” chính thức vào đời khi nhập thể trong lòng người Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Thánh Thần, như tin mừng Matthêô hôm nay thuật lại : “Nầy ông Giuse, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì Người Con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần....”. Tất cả việc nầy xảy ra đẻ ứng nghiệm lời Chúa phán qua miệng ngôn sứ : Nầy đây, Trinh nữ sẽ thụ thai...”
Và rồi, Vị Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta” đó, Đấng Emmanuel đó không chỉ “cắm lều ở giữa nhân loại” nội trong một ngày, một tháng, một năm...mà là 33 năm tròn, từ hang Bê lem, đến mái nhà Na-da-rét, từ dòng sông Gio-đa-nô đến núi Tabo, từ hội trường Capharnaum đến bờ giếng Gia-cóp, từ lòng thuyền chao đảo của Phêrô giữa biển hồ Tibêriat đến đền thờ hoa lệ Giêrusalem và từ đêm đen cô đơn nơi vườn Giết-sê-ma-ni đến lúc hấp hối trên Đồi Sọ...
Ngài đã “ở giữa loài người” quá sát, quá gần đến độ những người bị xã hội ruồng rẫy xa lánh, kết án như Matthêô, Gia Kêu, Maria Mađalêna...vẫn cứ đồng bàn thân mật chén thù chén tạc hay có thể “sờ đụng”, tiếp cận mà không một chút hỗ ngươi mặc cảm…
Và suốt hai ngàn năm nay, Đức Giêsu-Kitô vẫn mãi mãi là “Emmanuel” qua Thân Mình mầu nhiệm của Ngài là Hội Thánh, và qua những con người, những thân phận bị bỏ rơi, cùng khốn như khi Ngài phán dạy qua dụ ngôn “ngày Tận thế” : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi cho đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40); nhất là qua Nhiệm tích Thánh Thể, khi Ngài hiện diện trong Tấm Bánh và Ly Rượu được chính các bàn tay linh mục hiến thánh : “Nầy là Mình Ta, nầy là Máu Ta…”.
Những ngày cuối cùng của Mùa Vọng tiến sát lễ Giáng Sinh, Phụng vụ như muốn giục giả chúng ta lên đường đi gặp gỡ Đấng Emmanuel mà Phụng vụ sắp sửa một lần nữa làm cho cuộc “Nhập thể-Giáng Sinh” của Ngài lại trở thành hiện thực.
Quả vậy, từ lời “xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria khi đón nhận lời sứ thần Gabrien truyền tin, đến việc Thánh Giuse “đón nhận Maria về nhà mình” phải chăng Phụng vụ muốn nêu lên những mẫu gương đức tin cho nhân loại noi theo để luôn biết mở lòng ra đón nhận chính Đấng Emmanuel vào cuộc sống. Chính nhờ hành vi Lịch sử nầy, mà nói theo ngôn ngữ bóng đá, Giuse đã có “cú chuyền banh thật đẹp để Thiên Chúa đưa Con Một Ngài vào lưới nhân gian”, để thế gian từ nay sáng lên hồng ân cứu rỗi.
Quả thật Đấng Em-ma-nu-en trong cung lòng Trinh Nữ Maria đã làm cho tất cả những ước mơ, hy vọng cua con người từ đây được đáp ứng : Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa đã chuyển từ không tới có, từ mất lại được : Có ơn cứu độ, có sự tha thứ, có hồng ân tái tạo, có ánh sáng và chân lý dẫn đưa ta vào hạnh phúc vĩnh hằng, có hy vọng tin yêu để ta hiểu thế nào là diễm phúc được làm người và làm con Thiên Chúa.
Đã biết bao nhiêu lần lịch sử của nhân loại đã rơi vào thảm kịch kinh hoàng khi cả gan chối từ Thiên Chúa, muốn gạt Ngài ra khỏi cuộc đời, khỏi thế giới. Thừa hưởng chủ trương “giết chết thượng đế” của Nietzsche (1844-1900), chủ nghĩa phát-xít Đức đã tiêu diệt bao nhiêu triệu con người trong thế chiến thứ II. Cũng thế, chính chủ nghĩa vô thần, phủ nhận Thượng Đế của Karl Marx-Engels đã xô đẩy bao nhiêu sinh linh vào nỗi oan khiên chết chóc !
Và cách riêng, với chúng ta những người Kitô hữu, những người mang tước phẩm cao cả là “con cái Thiên Chúa”, thì liệu trong những ngày đặc biệt nầy, Chúa có thật là một “Emmanuel” không, hay như những câu hỏi của một bài thơ mang tên “Có lẽ nào”, xin trích :
Có lẽ nào ta đang vắng Chúa ?
Nên thấy hồn hiu quạnh hoang liêu.
Thấy chung quanh trống vắng tiêu điều,
Và trong lòng “bổng dưng muốn khóc”…!
Chúa không về hay ta bội bạc ?
Khép kín lòng trong góc tối riêng.
Ta xuyến xao trăn trở triền miên,
Và buông mất bàn tay của Chúa…!
Có lẽ nào lòng ta tắt lửa ?
Chút tro tàn lạnh ngắt tình thân.
Còn đâu tình Chúa lẫn tha nhân,
Hồn câm nín và trái tim cô độc…!
Chúa không còn hay ta khô khốc ?
Mảnh đất hồn gai góc rong rêu.
Sợi chỉ đời ngang dọc sân si,
Che phủ hết mọi đường ánh sáng…!
Chúa ra đi hay mình hết bạn ?
Lạt tâm tình cạn nghĩa tâm giao.
Cõi linh thiêng nay ngập ồn ào,
Tiếng dục vọng thay lời kinh nguyện…!
Có lẽ nào Chúa thôi lưu luyến ?
Chẳng chờ mong, dứt nghĩa bội tình.
Bỏ mình ta trong nỗi điêu linh,
Giữa sóng thét, gió gào, bão lửa ?..
Như thế, sống mầu nhiệm “Emmanuel” để chuẩn bị cho ngày Đại lễ sắp tới chính là sống “sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa”, đón nhận sự hiện diện của Đấng Emmanuel vào tâm hồn và cuộc sống, và từ đó biểu lộ sự “có mặt của Thiên Chúa” nơi chính cuộc sống và cách ứng xử của đời mình :
- như người vợ sẽ nhìn thấy Đấng Emmanuel trong những vất vả, khổ cực của chồng để sắt son chung thủy, và chồng thấy Đấng Emmanuel trong bao nhiêu hy sinh, tần tảo sớm hôm của vợ để yêu thương chăm sóc, đỡ nâng.
- như con cái nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cha mẹ để hiếu thảo kính yêu, vâng lời lễ độ.
- như bạn bè nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cuộc đời của nhau để mà sống tử tế, phục vụ và chia sẻ...
- như mọi người nhìn thấy Đấng Emmanuel trong mỗi giờ kinh nguyện, trong Thánh lễ mỗi ngày, trong nhà tạm với chiếc đèn hiu hắt, trong tòa giải tội để đợi chờ thứ tha…hầu biến Lễ Giáng Sinh không trở thành một lễ hội ăn chơi đua đòi mà là một gặp gỡ đổi đời nên thánh…
Và đó cũng là những xác quyết của chính bài thơ “Có lẽ nào” qua những dòng cuối, và cũng là những lời kết của bài chia sẻ hôm nay :
Không !
Em-ma-nu-el chính là Cứu Chúa !
Giữa đời ta mọi cảnh truân chuyên,
Đi cùng ta vạn nẻo chông chênh,
Vẫn đợi chờ yêu thương tha thứ…!
Rồi sẽ thấy trong ta đầy ứ,
Lửa tình yêu, phấn khởi hân hoan.
Đường ta nay dọn sạch đa đoan,
Bừng sáng lại tiệc vui ngày ấy !
Em-ma-nu-el, Em-ma-nu-el, xin Ngài hãy đến !
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật IV Mùa Vọng (A 2016)
Những ngày cuối của Mùa Vọng năm nay, Miền Trung chúng ta, đặc biệt, các tỉnh thuộc giáo phận Qui Nhơn : Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, nhiều vùng bị nhấn chìm trong cơn lũ lụt liên tiếp 3,4 cây mang theo những tàn phá, tai nạn và cả những cái chết thảm thương.
Nhắc đến những cái chết trong con nước dữ, tự nhiên nhớ lại hai tiếng kêu “Trời ơi” của đôi vợ chồng nghèo bên bờ đê Yên Phụ, khi chiếc ghe vớt củi của anh chị bị nước lũ nhấn chìm giữa dòng sông nơi câu chuyện đầu tiên “Anh phải sống” trong tập truyện ngắn cùng tên được viết chung của hai nhà văn Tự Lực Văn Đoàn cự phách: Nhất Linh và Khái Hưng .
Vâng, “Trời ơi” : đó là hai tiếng kêu thảng thốt, vang lên trong nổi đau và thất vọng khốn cùng của kiếp phận bọt bèo, bấp bênh, bất lực của con người, đứng trước một hiện tại khốn cùng và một tương lai đen tối ! Trời ơi ! Nếu có Trời thì sao lại như thế nầy ! Trời ơi ! Ngoài Trời ra ai có thể cứu giúp được đây ?...
Trong cái tiếng than xót xa của kẻ đang đối diện với bi đát, ngặt nghèo đó, quả thật đang chất chứa một chân lý rất hiện thực và cơ bản, thâm thúy và cần thiết : Nếu đời nầy, thế giới nầy, cuộc sống nầy… mà thiếu vắng Ông Trời, không còn Thiên Chúa, vắng bóng Đấng Toàn Năng, hay có một “Ông Trời” nhưng đang ngự trị xa lắc cách biệt ngàn trùng với thế nhân...thì tất cả chỉ còn lại u minh và bóng tôi, chỉ còn lại đau thương và tội lỗi, chỉ còn lại chiến tranh với hận thù, chỉ còn lại buông trôi và thất vọng…
Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng hôm nay cũng khẳng định một chân lý trả lời cho tiếng kêu não nề “Trời ơi” của đôi vợ chồng nghèo trong “Anh phải sống” và là chân lý nền tảng của đức tin Kitô : Có một Thượng đế trong đời nầy, có một Đấng Toàn Năng đang hiện hữu, có một Ông Trời đang “có mặt trong đời nầy. Có một Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, một Vị Thiên Chúa mà trải qua suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Kinh Thánh đã không ngừng mô tả sống động qua những cách hiện diện và can thiệp vừa lạ lugf vừa dung dị :
- “Thiên Chúa đã là Đấng Emmanuel “ khi Ngài thả bộ trong vườn và ngỏ lời cách thân mật để loan báo một “Tin mừng đầu tiên” về chương trình cứu rỗi. “A-đam, A-đam, ngươi ở đâu ?”(St 3, 9-12)
-“Thiên Chúa đã là Đấng Emmanuel” khi tuyên bố với Môsê rằng : “Ta đã thấy nổi khổ của Dân Ta và Ta muốn giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập” (Xh 3,5)
- Thiên Chúa là Đấng Emmanuel khi hóa thành cột lửa, cột mây huy hoàng đi trước, đi sau, hay lựa chọn sự hiện hữu khiêm tốn của “Hòm Bia Giao Ước” để đồng hành suốt ngàn dặm hành trình của Dân Ít-ra-en cho tới khi đạp chân lên Đất Hứa.
- Thiên Chúa là “Đấng Emmanuel” qua ngôn sứ Isaia : “Nầy đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Bđ 1).
- Và hơn 600 năm sau lời tiên báo đó, “Thiên Chúa Đấng Emmanuel” chính thức vào đời khi nhập thể trong lòng người Trinh Nữ Maria bởi quyền năng Thánh Thần, như tin mừng Matthêô hôm nay thuật lại : “Nầy ông Giuse, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì Người Con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần....”. Tất cả việc nầy xảy ra đẻ ứng nghiệm lời Chúa phán qua miệng ngôn sứ : Nầy đây, Trinh nữ sẽ thụ thai...”
Và rồi, Vị Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta” đó, Đấng Emmanuel đó không chỉ “cắm lều ở giữa nhân loại” nội trong một ngày, một tháng, một năm...mà là 33 năm tròn, từ hang Bê lem, đến mái nhà Na-da-rét, từ dòng sông Gio-đa-nô đến núi Tabo, từ hội trường Capharnaum đến bờ giếng Gia-cóp, từ lòng thuyền chao đảo của Phêrô giữa biển hồ Tibêriat đến đền thờ hoa lệ Giêrusalem và từ đêm đen cô đơn nơi vườn Giết-sê-ma-ni đến lúc hấp hối trên Đồi Sọ...
Ngài đã “ở giữa loài người” quá sát, quá gần đến độ những người bị xã hội ruồng rẫy xa lánh, kết án như Matthêô, Gia Kêu, Maria Mađalêna...vẫn cứ đồng bàn thân mật chén thù chén tạc hay có thể “sờ đụng”, tiếp cận mà không một chút hỗ ngươi mặc cảm…
Và suốt hai ngàn năm nay, Đức Giêsu-Kitô vẫn mãi mãi là “Emmanuel” qua Thân Mình mầu nhiệm của Ngài là Hội Thánh, và qua những con người, những thân phận bị bỏ rơi, cùng khốn như khi Ngài phán dạy qua dụ ngôn “ngày Tận thế” : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi cho đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40); nhất là qua Nhiệm tích Thánh Thể, khi Ngài hiện diện trong Tấm Bánh và Ly Rượu được chính các bàn tay linh mục hiến thánh : “Nầy là Mình Ta, nầy là Máu Ta…”.
Những ngày cuối cùng của Mùa Vọng tiến sát lễ Giáng Sinh, Phụng vụ như muốn giục giả chúng ta lên đường đi gặp gỡ Đấng Emmanuel mà Phụng vụ sắp sửa một lần nữa làm cho cuộc “Nhập thể-Giáng Sinh” của Ngài lại trở thành hiện thực.
Quả vậy, từ lời “xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria khi đón nhận lời sứ thần Gabrien truyền tin, đến việc Thánh Giuse “đón nhận Maria về nhà mình” phải chăng Phụng vụ muốn nêu lên những mẫu gương đức tin cho nhân loại noi theo để luôn biết mở lòng ra đón nhận chính Đấng Emmanuel vào cuộc sống. Chính nhờ hành vi Lịch sử nầy, mà nói theo ngôn ngữ bóng đá, Giuse đã có “cú chuyền banh thật đẹp để Thiên Chúa đưa Con Một Ngài vào lưới nhân gian”, để thế gian từ nay sáng lên hồng ân cứu rỗi.
Quả thật Đấng Em-ma-nu-en trong cung lòng Trinh Nữ Maria đã làm cho tất cả những ước mơ, hy vọng cua con người từ đây được đáp ứng : Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa đã chuyển từ không tới có, từ mất lại được : Có ơn cứu độ, có sự tha thứ, có hồng ân tái tạo, có ánh sáng và chân lý dẫn đưa ta vào hạnh phúc vĩnh hằng, có hy vọng tin yêu để ta hiểu thế nào là diễm phúc được làm người và làm con Thiên Chúa.
Đã biết bao nhiêu lần lịch sử của nhân loại đã rơi vào thảm kịch kinh hoàng khi cả gan chối từ Thiên Chúa, muốn gạt Ngài ra khỏi cuộc đời, khỏi thế giới. Thừa hưởng chủ trương “giết chết thượng đế” của Nietzsche (1844-1900), chủ nghĩa phát-xít Đức đã tiêu diệt bao nhiêu triệu con người trong thế chiến thứ II. Cũng thế, chính chủ nghĩa vô thần, phủ nhận Thượng Đế của Karl Marx-Engels đã xô đẩy bao nhiêu sinh linh vào nỗi oan khiên chết chóc !
Và cách riêng, với chúng ta những người Kitô hữu, những người mang tước phẩm cao cả là “con cái Thiên Chúa”, thì liệu trong những ngày đặc biệt nầy, Chúa có thật là một “Emmanuel” không, hay như những câu hỏi của một bài thơ mang tên “Có lẽ nào”, xin trích :
Có lẽ nào ta đang vắng Chúa ?
Nên thấy hồn hiu quạnh hoang liêu.
Thấy chung quanh trống vắng tiêu điều,
Và trong lòng “bổng dưng muốn khóc”…!
Chúa không về hay ta bội bạc ?
Khép kín lòng trong góc tối riêng.
Ta xuyến xao trăn trở triền miên,
Và buông mất bàn tay của Chúa…!
Có lẽ nào lòng ta tắt lửa ?
Chút tro tàn lạnh ngắt tình thân.
Còn đâu tình Chúa lẫn tha nhân,
Hồn câm nín và trái tim cô độc…!
Chúa không còn hay ta khô khốc ?
Mảnh đất hồn gai góc rong rêu.
Sợi chỉ đời ngang dọc sân si,
Che phủ hết mọi đường ánh sáng…!
Chúa ra đi hay mình hết bạn ?
Lạt tâm tình cạn nghĩa tâm giao.
Cõi linh thiêng nay ngập ồn ào,
Tiếng dục vọng thay lời kinh nguyện…!
Có lẽ nào Chúa thôi lưu luyến ?
Chẳng chờ mong, dứt nghĩa bội tình.
Bỏ mình ta trong nỗi điêu linh,
Giữa sóng thét, gió gào, bão lửa ?..
Như thế, sống mầu nhiệm “Emmanuel” để chuẩn bị cho ngày Đại lễ sắp tới chính là sống “sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa”, đón nhận sự hiện diện của Đấng Emmanuel vào tâm hồn và cuộc sống, và từ đó biểu lộ sự “có mặt của Thiên Chúa” nơi chính cuộc sống và cách ứng xử của đời mình :
- như người vợ sẽ nhìn thấy Đấng Emmanuel trong những vất vả, khổ cực của chồng để sắt son chung thủy, và chồng thấy Đấng Emmanuel trong bao nhiêu hy sinh, tần tảo sớm hôm của vợ để yêu thương chăm sóc, đỡ nâng.
- như con cái nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cha mẹ để hiếu thảo kính yêu, vâng lời lễ độ.
- như bạn bè nhìn thấy Đấng Emmanuel trong cuộc đời của nhau để mà sống tử tế, phục vụ và chia sẻ...
- như mọi người nhìn thấy Đấng Emmanuel trong mỗi giờ kinh nguyện, trong Thánh lễ mỗi ngày, trong nhà tạm với chiếc đèn hiu hắt, trong tòa giải tội để đợi chờ thứ tha…hầu biến Lễ Giáng Sinh không trở thành một lễ hội ăn chơi đua đòi mà là một gặp gỡ đổi đời nên thánh…
Và đó cũng là những xác quyết của chính bài thơ “Có lẽ nào” qua những dòng cuối, và cũng là những lời kết của bài chia sẻ hôm nay :
Không !
Em-ma-nu-el chính là Cứu Chúa !
Giữa đời ta mọi cảnh truân chuyên,
Đi cùng ta vạn nẻo chông chênh,
Vẫn đợi chờ yêu thương tha thứ…!
Rồi sẽ thấy trong ta đầy ứ,
Lửa tình yêu, phấn khởi hân hoan.
Đường ta nay dọn sạch đa đoan,
Bừng sáng lại tiệc vui ngày ấy !
Em-ma-nu-el, Em-ma-nu-el, xin Ngài hãy đến !
Trương Đình Hiền