Chúa Nhật III Mùa Vọng A: GIOAN TẨY GIẢ
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Noel đã gần đến, nhà nhà đang chuẩn bị làm hang đá và trang trí những cây thông cho gia đình, ở các giáo xứ những cây thông cao ngất được đặt ở những nơi trang trọng và trang trí thật đẹp.
Cây thông trong văn hóa phương Đông là biểu tượng con người quân tử dũng cảm trước mọi khó khăn. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có tâm tình mong ước làm người quân tử can đảm qua hình ảnh thông giữa đông :
« Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông”.
Trong văn hóa phương Tây, "thông - tùng" cũng mang ý nghĩa sức mạnh can đảm. Ở châu Âu vào mùa thu khi tất cả các cây lá vàng úa và bắt đầu rụng, trở nên trơ trụi không sức sống trong mùa đông. Hình ảnh cây trơ trụi tượng trưng cho con người đối diện với biết bao hoàn cảnh khắc nghiệt dồn dập của cuộc sống… Mọi cây đều trơ trụi nhưng các loại cây họ nhà thông - tùng vẫn tươi xanh thẳng đứng dưới những cơn bão tuyết… ngay cả khi tuyết phủ bao bọc hết cả cây thông trắng xoá như một là cây tuyết hết chiều dài mùa đông. Và khi xuân về, dưới ánh nắng rực rỡ, tuyết dần tan, họ nhà thông bách vẫn xanh tươi…
Hình ảnh cây thông vẫn xanh tươi giữa băng giá trong mùa đông lạnh lẽo, luôn thẳng đứng gợi cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy giả, trước mọi thăng trầm của cuộc đời, của sứ vụ tiền hô loan báo Đấng Cứu Thế, dù cảnh tù đày và đối diện với cái chết, Gioan vẫn luôn thẳng đứng cam đảm đối diện. Trong Mùa Vọng Giáo Hội thường trình bày các nhân vật Gioan Tẩy Giả, Ngôn sứ Isaia loan báo Đấng Cứu Thế đến. Maria và Giuse, các nhân vật chuẩn bị và trông chờ Đấng Cứu Thế.
Gioan rao giảng trong hoang địa, và làm phép rửa tỏ lòng sám hối tại sông Giođan, dân chúng khắp nơi băng rừng lội suối đổ xô đến xem Gioan, cho thấy ông không là người bình thường như mọi người mình gặp hằng ngày. Tin Mừng cho thấy : ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng (x. Mt 3,1-3), một con người đơn giản nhưng loan báo sự trọng đại.
Dọc bờ sông Giođan có những cây sậy dài và cây sậy bị gió rung là một thành ngữ để chỉ những cảnh thông thường nhất ở bờ sông Giođan. Cây sậy bị gió rung tượng trưng cho “ người mềm yếu” một người không thể đứng vững trước những ngọn gió thử thách hiểm nguy như cây sậy bên bờ sông không thể đứng thẳng khi gió thổi qua. Trong khi đó Gioan đã tỏ ra không nao núng trong nghịch cảnh và cơn bách hại, dù giữa cảnh ngục tù vì lên tiếng bảo vệ chân lý và sự thật. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió. Không khom lòng cúi gập mình bao giờ và trở thành chứng nhân tử đạo.
Chúa Giêsu muốn đặt đối nghịch cây sậy rung rinh trước gió với sự kiên cố bất lay chuyển của Gioan. Đức tính này làm cho Gioan gần giống với ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1,17-19), một con người bất khuất, không chịu bị chịu lụy trước quyền lực dù đó là quyền lực của Quân Vương. Sau nay vì thẳng thắn trung trực Gioan đã phải chịu kiếp tù đày, và cuối cùng bị chém đầu, tâm khảm của ông vẫn xanh tươi vì sự trung tín với sứ vụ tiền hô làm chứng cho sự thật.
Dân chúng đến xem, và nghe Gioan rao giảng sự thống hối, Gương dọn đường qua cuộc sống giản dị được Lời rao giảng sám hối tác động, dân chúng dìm mình xuống dòng sông Giođan để được Gioan làm phép rửa.
Tỏ lòng thống hối, để khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ nhận chìm nhân loại trong khổ nạn, sự chết và sống lại của mình, để con người dìm vào trong cái chết và sống lại mầu nhiệm, được sạch tội và sống viên mãn.
Khi được hỏi ông là ai, thì Gioan Tiền hô đã trả lời một cách khiêm tốn: "Tôi chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường Chúa đến" (Ga 1,23). Khi nhận ra Đức Kitô, ông đã xác quyết: "Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài" (Ga 1,27). Loan báo sự đến của Đấng Cứu Thế và làm nổi bật sứ vụ của Messia của Ngài, Gioan đã giới thiệu các môn đệ đến với Đức Kirô và các ông trở nên môn đệ của Đấng Cứu Thế (x. Ga 1,35 – 39), như tâm nguyện cả đời ông : "Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi" (Ga 3,30). Gioan nhỏ lại trong cái chết hy tế làm chứng sự thật, còn Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm cứu chuộc cho tất cả, cái chết của Gioan là hình bóng và loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Trong cái chết của Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình trong sứ vụ tiền hô.
Chúa Giêsu khen tặng Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngài còn khẳng định: "còn hơn một vị ngôn sứ nữa", vị ngôn sứ cao cả mang sứ mạng như Êlia : Nầy Ta sẽ sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa sẽ đến” (Ml 4,5). Vì vậy Chúa Giêsu nói Gioan chính là vị sứ giả từ trời. ông là "vị sứ giả" cuối cùng, được tiên tri Malachia loan báo (x. M l3,1)
Đức Giêsu long trọng tuyên bố: không ai lớn hơn Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, ngay lập tức Ngài nói thêm một cách ngược đời: "người nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông". Tác giả Cl. Tassin diễn giải sự nghịch lý Gioan lớn nhất nhân loại nhưng là bé hơn kẻ bé mọi trong nước Chúa: "Theo lịch sử nhân loại, không có ai lớn hơn ông. Thế nhưng, người bé nhỏ nhất, trong các Kitô hữu lại vượt qua ông trong phẩm cách, với tư cách là thành viên của một vương quốc đảo ngược những tiêu chuẩn nhân loại và ưu đãi những người bé mọn" (“L'evangile de Matthieu, Centurion, trang l22). Thật thế, Nước Trời bắt đầu được thực hiện trong cuộc cứu độ của Đức Kitô, thì kẻ nhỏ nhất cũng vượt qua vị ngôn sứ lớn nhất, xét về ân sủng lãnh nhận trực tiếp từ Đấng Cứu Thế như kẻ trộm lành.
Giữa thời tiết băng giá, cỏ cây trơ trụi, cây thông vẫn thẳng đứng xanh tươi như loan báo một sứ điệp : mùa xuân cứu độ sẽ đến, mỗi tâm hồn hãy chuẩn bị để luôn xanh tươi thức tĩnh. Giữa Mùa Vọng chờ đợi, Gioan xuất hiện bằng cuộc sống giản dị và lời rao giảng sám hối dọn đường, cho chúng ta hy vọng tràn đầy vào Đấng Cứu Thế đang đến làm cho tâm hồn của chúng ta hy vọng và tình yêu, như lời của Thánh Phaolô đã vang lên : “Anh em hãy vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên” (Ph 4,4). Thật thế giữa Mùa Vọng với sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, sám hối cõi lòng, của buồn sầu khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, cảnh lưu đầy cùng với lời cầu nguyện kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống… Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…” (Is 45,8), Chúa Nhật III, đỉnh điểm của Mùa Vọng bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, truyền thống của Phụng vụ gọi Chúa Nhật III : “Chúa Nhật áo Hồng” qua mau lễ phục màu hồng thay áo tím, biểu lộ bầu khí Phụng vụ qua Lời Chúa và kinh nguyện mang nội dung vui tươi.
Cuộc sống hôm nay nói riêng và mọi thời nói chung luôn đầy dẫy những đau khổ nhọc nhằn, những thử thách gian nan. Chúng ta chiêm ngưỡng con người Gioan giữa sa mạc của cuộc đời, giữa Mùa Vọng mang tinh thần hy vọng vui tươi với sắc màu hồng, học nơi Gioan : sự can đảm thẳng tiến, vượt khó…. trong hy vọng như Ngôn sứ Isaia kêu gọi :
« Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò… Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng. Hãy nói với những kẻ nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi » (Is 35,1 - 2a.3-4a).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 10/12/2016
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Noel đã gần đến, nhà nhà đang chuẩn bị làm hang đá và trang trí những cây thông cho gia đình, ở các giáo xứ những cây thông cao ngất được đặt ở những nơi trang trọng và trang trí thật đẹp.
Cây thông trong văn hóa phương Đông là biểu tượng con người quân tử dũng cảm trước mọi khó khăn. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có tâm tình mong ước làm người quân tử can đảm qua hình ảnh thông giữa đông :
« Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông”.
Trong văn hóa phương Tây, "thông - tùng" cũng mang ý nghĩa sức mạnh can đảm. Ở châu Âu vào mùa thu khi tất cả các cây lá vàng úa và bắt đầu rụng, trở nên trơ trụi không sức sống trong mùa đông. Hình ảnh cây trơ trụi tượng trưng cho con người đối diện với biết bao hoàn cảnh khắc nghiệt dồn dập của cuộc sống… Mọi cây đều trơ trụi nhưng các loại cây họ nhà thông - tùng vẫn tươi xanh thẳng đứng dưới những cơn bão tuyết… ngay cả khi tuyết phủ bao bọc hết cả cây thông trắng xoá như một là cây tuyết hết chiều dài mùa đông. Và khi xuân về, dưới ánh nắng rực rỡ, tuyết dần tan, họ nhà thông bách vẫn xanh tươi…
Hình ảnh cây thông vẫn xanh tươi giữa băng giá trong mùa đông lạnh lẽo, luôn thẳng đứng gợi cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy giả, trước mọi thăng trầm của cuộc đời, của sứ vụ tiền hô loan báo Đấng Cứu Thế, dù cảnh tù đày và đối diện với cái chết, Gioan vẫn luôn thẳng đứng cam đảm đối diện. Trong Mùa Vọng Giáo Hội thường trình bày các nhân vật Gioan Tẩy Giả, Ngôn sứ Isaia loan báo Đấng Cứu Thế đến. Maria và Giuse, các nhân vật chuẩn bị và trông chờ Đấng Cứu Thế.
Gioan rao giảng trong hoang địa, và làm phép rửa tỏ lòng sám hối tại sông Giođan, dân chúng khắp nơi băng rừng lội suối đổ xô đến xem Gioan, cho thấy ông không là người bình thường như mọi người mình gặp hằng ngày. Tin Mừng cho thấy : ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng (x. Mt 3,1-3), một con người đơn giản nhưng loan báo sự trọng đại.
Dọc bờ sông Giođan có những cây sậy dài và cây sậy bị gió rung là một thành ngữ để chỉ những cảnh thông thường nhất ở bờ sông Giođan. Cây sậy bị gió rung tượng trưng cho “ người mềm yếu” một người không thể đứng vững trước những ngọn gió thử thách hiểm nguy như cây sậy bên bờ sông không thể đứng thẳng khi gió thổi qua. Trong khi đó Gioan đã tỏ ra không nao núng trong nghịch cảnh và cơn bách hại, dù giữa cảnh ngục tù vì lên tiếng bảo vệ chân lý và sự thật. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió. Không khom lòng cúi gập mình bao giờ và trở thành chứng nhân tử đạo.
Chúa Giêsu muốn đặt đối nghịch cây sậy rung rinh trước gió với sự kiên cố bất lay chuyển của Gioan. Đức tính này làm cho Gioan gần giống với ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1,17-19), một con người bất khuất, không chịu bị chịu lụy trước quyền lực dù đó là quyền lực của Quân Vương. Sau nay vì thẳng thắn trung trực Gioan đã phải chịu kiếp tù đày, và cuối cùng bị chém đầu, tâm khảm của ông vẫn xanh tươi vì sự trung tín với sứ vụ tiền hô làm chứng cho sự thật.
Dân chúng đến xem, và nghe Gioan rao giảng sự thống hối, Gương dọn đường qua cuộc sống giản dị được Lời rao giảng sám hối tác động, dân chúng dìm mình xuống dòng sông Giođan để được Gioan làm phép rửa.
Tỏ lòng thống hối, để khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ nhận chìm nhân loại trong khổ nạn, sự chết và sống lại của mình, để con người dìm vào trong cái chết và sống lại mầu nhiệm, được sạch tội và sống viên mãn.
Khi được hỏi ông là ai, thì Gioan Tiền hô đã trả lời một cách khiêm tốn: "Tôi chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc: hãy dọn đường Chúa đến" (Ga 1,23). Khi nhận ra Đức Kitô, ông đã xác quyết: "Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài" (Ga 1,27). Loan báo sự đến của Đấng Cứu Thế và làm nổi bật sứ vụ của Messia của Ngài, Gioan đã giới thiệu các môn đệ đến với Đức Kirô và các ông trở nên môn đệ của Đấng Cứu Thế (x. Ga 1,35 – 39), như tâm nguyện cả đời ông : "Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi" (Ga 3,30). Gioan nhỏ lại trong cái chết hy tế làm chứng sự thật, còn Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm cứu chuộc cho tất cả, cái chết của Gioan là hình bóng và loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Trong cái chết của Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình trong sứ vụ tiền hô.
Chúa Giêsu khen tặng Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngài còn khẳng định: "còn hơn một vị ngôn sứ nữa", vị ngôn sứ cao cả mang sứ mạng như Êlia : Nầy Ta sẽ sai ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa sẽ đến” (Ml 4,5). Vì vậy Chúa Giêsu nói Gioan chính là vị sứ giả từ trời. ông là "vị sứ giả" cuối cùng, được tiên tri Malachia loan báo (x. M l3,1)
Đức Giêsu long trọng tuyên bố: không ai lớn hơn Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, ngay lập tức Ngài nói thêm một cách ngược đời: "người nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn ông". Tác giả Cl. Tassin diễn giải sự nghịch lý Gioan lớn nhất nhân loại nhưng là bé hơn kẻ bé mọi trong nước Chúa: "Theo lịch sử nhân loại, không có ai lớn hơn ông. Thế nhưng, người bé nhỏ nhất, trong các Kitô hữu lại vượt qua ông trong phẩm cách, với tư cách là thành viên của một vương quốc đảo ngược những tiêu chuẩn nhân loại và ưu đãi những người bé mọn" (“L'evangile de Matthieu, Centurion, trang l22). Thật thế, Nước Trời bắt đầu được thực hiện trong cuộc cứu độ của Đức Kitô, thì kẻ nhỏ nhất cũng vượt qua vị ngôn sứ lớn nhất, xét về ân sủng lãnh nhận trực tiếp từ Đấng Cứu Thế như kẻ trộm lành.
Giữa thời tiết băng giá, cỏ cây trơ trụi, cây thông vẫn thẳng đứng xanh tươi như loan báo một sứ điệp : mùa xuân cứu độ sẽ đến, mỗi tâm hồn hãy chuẩn bị để luôn xanh tươi thức tĩnh. Giữa Mùa Vọng chờ đợi, Gioan xuất hiện bằng cuộc sống giản dị và lời rao giảng sám hối dọn đường, cho chúng ta hy vọng tràn đầy vào Đấng Cứu Thế đang đến làm cho tâm hồn của chúng ta hy vọng và tình yêu, như lời của Thánh Phaolô đã vang lên : “Anh em hãy vui lên ! Tôi nhắc lại : anh em hãy vui lên” (Ph 4,4). Thật thế giữa Mùa Vọng với sắc tím của thấp thỏm đợi chờ, sám hối cõi lòng, của buồn sầu khắc khổ lo âu với hình ảnh hoang mạc, cảnh lưu đầy cùng với lời cầu nguyện kêu cứu van lơn : “Trời cao hãy đổ sương xuống… Mây ơi mưa Đấng Cứu Tinh…” (Is 45,8), Chúa Nhật III, đỉnh điểm của Mùa Vọng bừng lên một “sắc hồng tươi vui”, truyền thống của Phụng vụ gọi Chúa Nhật III : “Chúa Nhật áo Hồng” qua mau lễ phục màu hồng thay áo tím, biểu lộ bầu khí Phụng vụ qua Lời Chúa và kinh nguyện mang nội dung vui tươi.
Cuộc sống hôm nay nói riêng và mọi thời nói chung luôn đầy dẫy những đau khổ nhọc nhằn, những thử thách gian nan. Chúng ta chiêm ngưỡng con người Gioan giữa sa mạc của cuộc đời, giữa Mùa Vọng mang tinh thần hy vọng vui tươi với sắc màu hồng, học nơi Gioan : sự can đảm thẳng tiến, vượt khó…. trong hy vọng như Ngôn sứ Isaia kêu gọi :
« Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò… Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng. Hãy nói với những kẻ nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi » (Is 35,1 - 2a.3-4a).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 10/12/2016