MẤT MÁT VÀ TÌM THẤY
Chúa Nhật 24 Thường Niên Năm C
Cả ba dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay có cùng nội dung: Mất mát và tìm thấy:
- Người chủ chiên, mất chiên, sau khi vất vả tìm kiếm đã tìm lại được con chiên lạc loài, bỏ bầy ra đi.
- Người đàn bà bị mất đồng bạc, đã nhọc công dùng mọi phương cách mà bà có thể nghĩ ra, tìm cho đến khi gặp lại đồng bạc.
- Người cha ngóng trông từng giờ, từng phút đứa con phản bội bỏ nhà ra đi. Khi cuộc đời đứa con tan nát, tà tạ, nó quay về với người cha tội nghiệp, lại cũng chính là lúc ông nhận ra nó “từ đàng xa”.
Cả hai nội dung “mất mát” và “tìm thấy” trong ba dụ ngôn, đều đặt vào bối cảnh của tình yêu hết sức lớn lao, hết sức triều mến, hết sức đậm đà toát ra từ người làm chủ (dù là chủ vật chất hay chủ gia đình):
- Người chủ chiên yêu chiên đến nỗi, khi tìm được nó, ông không một lời oán trách, không một hành động tỏ ra nghiêm khắc. Ngược lại, ông ôm chầm lấy nó, vác nó lên vai trở về. Ông còn mời bè bạn, lối xóm đến chung vui, sớt chia hạnh phúc.
- Thái độ của người đàn bà mất đồng bạc cũng thật lạ thường, nếu không đặt trong khung cảnh của lòng yêu thương, ta không thể hiểu nổi. Thực tế, làm sao có ai tìm được đồng bạc mất mà lại mở tiệc mừng. Bởi khi mở tiệc mừng, sự tốn kém quá chênh lệch so với đồng bạc bị mất.
Chỉ có lòng yêu thương dành cho những gì vuột khỏi tầm tay mình là lớn hơn tất cả, để người chủ không còn tính toán thiệt hơn, mà chỉ biết làm mọi cách để lòng yêu thương của mình lên ngôi và ngự trị.
- Còn người cha, từ sau khi đứa con bê tha bỏ nhà ra đi, ông đã nhìn thấy cuộc trở về của nó trước khi nó thực sự trở về. Ông ngóng trông qua từng thời gian nặng trĩu cứ trôi, nhưng không mòn mỏi, không hề nản chí, ngược lại càng dày thời gian càng đầy hy vọng: Cong ông sẽ trở về!
Bởi đã thấy trước cuộc trở về ấy, ông nhận ra nó tận đàng xa, trước khi nó nhận ra ông. Ông hạnh phúc tìm lại đứa con bị mất:
+ Cử chỉ của ông tha thiết: “Ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”.
+ Thái độ của ông luýnh quýnh: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”.
+ Suy nghĩ của ông quá cảm động: “Con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
+ Và qua tất cả những bật thốt bên trên, cho thấy lời nói của ông đậm đặc tình yêu thương xót, đậm đặc tình yêu tha thứ.
Ông đã chuẩn bị cho ngày đón con ông trở về tự lúc nào. Sự chuẩn bị này, mọi người đều biết, thậm chí đầy tớ cũng biết. Ông bảo họ mang áo đẹp nhất, mang nhẫn, mang dép, và bắt con bê béo giết thịt đãi con ông, mà không cần phải cho biết chúng như thế nào, nằm ở đâu. Hình như đầy tớ thuộc nằm lòng sự xếp đặt của ông. Tất cả mọi sự đều nói lên tình thương không thể có đủ lời để diễn tả mà người cha dành cho đứa con đáng tội.
Cả ba dụ ngôn: Con chiên bỏ bầy, đồng bạc bị mất, đứa con hoang đàng chỉ là cái cớ để nhấn mạnh đến người tội lỗi và thái độ rất mực yêu thương của Thiên Chúa dành cho người có tội hồi tâm: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.
Vì thế, dẫu trong từng dụ ngôn, có những điều, mà theo logic, chúng ta khó chấp nhận. Nhưng đặt trong bối cảnh của tình yêu mà Đấng Hằng Sống dành cho chúng ta, những điều tưởng chừng vô lý lại càng đẩy đi xa, lại càng tôn lên cao tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu ngút ngàng, một tình yêu dung thứ, một tình yêu trời không thể đo đất không thể dò, một tình yêu bền bỉ ngay cả khi con người chẳng những lỗi phạm mà còn lỗi phạm nặng.
Biết mình có tội, chúng ta không đánh mất hy vọng, nhưng can đảm trở về với tình yêu của Chúa. Trở về với lòng xót thương không bao giờ vơi cạn ấy, chúng ta sẽ hạnh phúc, sẽ bình an, sẽ thấy cuộc đời mình tràn ngập lẽ sống, lẽ yêu đương.
Tòa giải tội là nơi Chúa dùng để ban ơn tha thứ. Hãy tỏ lòng sám hối bằng việc quỳ bên tòa giải tội, khiêm tốn xưng thú tội lỗi để nhận ơn tha thứ của Chúa.
Trong đời sống thường nhật, biết mình hay va vấp, chúng ta xin Chúa tuôn đổ ơn giúp ta khôn ngoan phân định điều tốt, điều xấu, cái gì cần thiết, cái gì không cần thiết để ta luôn bền chí thực thi sự lành, và dù có chết cũng nhất quyết tránh xa điều dữ.
Chúng ta nguyện xin Chúa ban sức mạnh của Chúa để ta luôn luôn sống trong sự khiêm tốn, đơn sơ, luôn luôn gần gũi với mọi người, luôn luôn nhìn thấy và học tập những điều tốt lành nơi mỗi con người mà ta gặp gỡ hay tiếp xúc, để ngày càng dồi dào thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm vươn lên sự thiện, vương đến ơn phần rỗi.
Sự nhiệt tâm sám hối phải là ý thức bền bỉ qua hết mọi ngày của đời sống mà ta được Chúa ban tặng. Nhờ tinh thần sám hối không ngơi nghỉ ấy, ta luôn thắm ơn Chúa, thắm tình yêu của Chúa, luôn tìm mưu ích cho đời, cho mọi con người xung quanh ta.
Trên tất cả mọi sự, từ nội dung của ba dụ ngôn hôm nay, chúng ta phải đinh rằng, Chúa luôn tìm kiếm chúng ta. Chúa muốn chúng ta luôn đặt mình trong tay của Chúa, lệ thuộc Chúa, để Chúa làm chủ và điều khiển cuộc đời chúng ta.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật 24 Thường Niên Năm C
Cả ba dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay có cùng nội dung: Mất mát và tìm thấy:
- Người chủ chiên, mất chiên, sau khi vất vả tìm kiếm đã tìm lại được con chiên lạc loài, bỏ bầy ra đi.
- Người đàn bà bị mất đồng bạc, đã nhọc công dùng mọi phương cách mà bà có thể nghĩ ra, tìm cho đến khi gặp lại đồng bạc.
- Người cha ngóng trông từng giờ, từng phút đứa con phản bội bỏ nhà ra đi. Khi cuộc đời đứa con tan nát, tà tạ, nó quay về với người cha tội nghiệp, lại cũng chính là lúc ông nhận ra nó “từ đàng xa”.
Cả hai nội dung “mất mát” và “tìm thấy” trong ba dụ ngôn, đều đặt vào bối cảnh của tình yêu hết sức lớn lao, hết sức triều mến, hết sức đậm đà toát ra từ người làm chủ (dù là chủ vật chất hay chủ gia đình):
- Người chủ chiên yêu chiên đến nỗi, khi tìm được nó, ông không một lời oán trách, không một hành động tỏ ra nghiêm khắc. Ngược lại, ông ôm chầm lấy nó, vác nó lên vai trở về. Ông còn mời bè bạn, lối xóm đến chung vui, sớt chia hạnh phúc.
- Thái độ của người đàn bà mất đồng bạc cũng thật lạ thường, nếu không đặt trong khung cảnh của lòng yêu thương, ta không thể hiểu nổi. Thực tế, làm sao có ai tìm được đồng bạc mất mà lại mở tiệc mừng. Bởi khi mở tiệc mừng, sự tốn kém quá chênh lệch so với đồng bạc bị mất.
Chỉ có lòng yêu thương dành cho những gì vuột khỏi tầm tay mình là lớn hơn tất cả, để người chủ không còn tính toán thiệt hơn, mà chỉ biết làm mọi cách để lòng yêu thương của mình lên ngôi và ngự trị.
- Còn người cha, từ sau khi đứa con bê tha bỏ nhà ra đi, ông đã nhìn thấy cuộc trở về của nó trước khi nó thực sự trở về. Ông ngóng trông qua từng thời gian nặng trĩu cứ trôi, nhưng không mòn mỏi, không hề nản chí, ngược lại càng dày thời gian càng đầy hy vọng: Cong ông sẽ trở về!
Bởi đã thấy trước cuộc trở về ấy, ông nhận ra nó tận đàng xa, trước khi nó nhận ra ông. Ông hạnh phúc tìm lại đứa con bị mất:
+ Cử chỉ của ông tha thiết: “Ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”.
+ Thái độ của ông luýnh quýnh: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”.
+ Suy nghĩ của ông quá cảm động: “Con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
+ Và qua tất cả những bật thốt bên trên, cho thấy lời nói của ông đậm đặc tình yêu thương xót, đậm đặc tình yêu tha thứ.
Ông đã chuẩn bị cho ngày đón con ông trở về tự lúc nào. Sự chuẩn bị này, mọi người đều biết, thậm chí đầy tớ cũng biết. Ông bảo họ mang áo đẹp nhất, mang nhẫn, mang dép, và bắt con bê béo giết thịt đãi con ông, mà không cần phải cho biết chúng như thế nào, nằm ở đâu. Hình như đầy tớ thuộc nằm lòng sự xếp đặt của ông. Tất cả mọi sự đều nói lên tình thương không thể có đủ lời để diễn tả mà người cha dành cho đứa con đáng tội.
Cả ba dụ ngôn: Con chiên bỏ bầy, đồng bạc bị mất, đứa con hoang đàng chỉ là cái cớ để nhấn mạnh đến người tội lỗi và thái độ rất mực yêu thương của Thiên Chúa dành cho người có tội hồi tâm: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.
Vì thế, dẫu trong từng dụ ngôn, có những điều, mà theo logic, chúng ta khó chấp nhận. Nhưng đặt trong bối cảnh của tình yêu mà Đấng Hằng Sống dành cho chúng ta, những điều tưởng chừng vô lý lại càng đẩy đi xa, lại càng tôn lên cao tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu ngút ngàng, một tình yêu dung thứ, một tình yêu trời không thể đo đất không thể dò, một tình yêu bền bỉ ngay cả khi con người chẳng những lỗi phạm mà còn lỗi phạm nặng.
Biết mình có tội, chúng ta không đánh mất hy vọng, nhưng can đảm trở về với tình yêu của Chúa. Trở về với lòng xót thương không bao giờ vơi cạn ấy, chúng ta sẽ hạnh phúc, sẽ bình an, sẽ thấy cuộc đời mình tràn ngập lẽ sống, lẽ yêu đương.
Tòa giải tội là nơi Chúa dùng để ban ơn tha thứ. Hãy tỏ lòng sám hối bằng việc quỳ bên tòa giải tội, khiêm tốn xưng thú tội lỗi để nhận ơn tha thứ của Chúa.
Trong đời sống thường nhật, biết mình hay va vấp, chúng ta xin Chúa tuôn đổ ơn giúp ta khôn ngoan phân định điều tốt, điều xấu, cái gì cần thiết, cái gì không cần thiết để ta luôn bền chí thực thi sự lành, và dù có chết cũng nhất quyết tránh xa điều dữ.
Chúng ta nguyện xin Chúa ban sức mạnh của Chúa để ta luôn luôn sống trong sự khiêm tốn, đơn sơ, luôn luôn gần gũi với mọi người, luôn luôn nhìn thấy và học tập những điều tốt lành nơi mỗi con người mà ta gặp gỡ hay tiếp xúc, để ngày càng dồi dào thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm vươn lên sự thiện, vương đến ơn phần rỗi.
Sự nhiệt tâm sám hối phải là ý thức bền bỉ qua hết mọi ngày của đời sống mà ta được Chúa ban tặng. Nhờ tinh thần sám hối không ngơi nghỉ ấy, ta luôn thắm ơn Chúa, thắm tình yêu của Chúa, luôn tìm mưu ích cho đời, cho mọi con người xung quanh ta.
Trên tất cả mọi sự, từ nội dung của ba dụ ngôn hôm nay, chúng ta phải đinh rằng, Chúa luôn tìm kiếm chúng ta. Chúa muốn chúng ta luôn đặt mình trong tay của Chúa, lệ thuộc Chúa, để Chúa làm chủ và điều khiển cuộc đời chúng ta.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG