Ulan Bator, Mông cổ - Như báo chí đã đưa tin, ngày hôm qua, 28/8, Giáo Hội Mông cổ, một cộng đoàn Công Giáo nhỏ nhất thế giới đã có vị Linh mục người bản xứ đầu tiên.
Tại nhà thờ chánh toà thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulan Bato, Đức Cha Wenceslao Padilla, Giám quản Tông tòa, đã xức dầu thánh hiến cho thầy Giuse Enkh-Baatar. Đồng tế trong Thánh lễ truyền chức còn có Đức Cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Giáo phận Daejeon - Nam hàn - nơi thầy Enkh-Baatar đã học thần học, và Đức Cha Oswaldo Padilla, khâm sứ Tòa Thánh tại Hàn quốc và Mông cổ, cùng hơn 40 Linh mục, các nhà thừa sai Consolata đã hiện diện ở đây nhiều năm. Có khoảng 1500 tín hữu và khách mời, bao gồm các đaị diện chính phủ và chính quyền thành phố, các đại diện ngoại giao.
Đặc biệt có sự hiện diên của hòa thượng Dambajav, trụ trì chùa Dashi Choi Lin. Hòa thượng đã tặng cho tân Linh mục trẻ một khăn choàng truyền thống của Phật giáo màu xanh, màu tượng trưng cho bầu trời, nghĩa là sự thanh sạch, nhưng cũng là biểu tượng của lời chúc tốt lành và mời gọi cảm thông. Những người hiện diện đã vỗ tay khi hòa thượng choàng tấm khăn lên vai vị tân Linh mục. Vị thư ký của hòa thượng cho biết: “Chúng tôi có mối liên hệ tốt đẹp với các tín hữu Công Giáo. Chúng tôi học hỏi từ họ như họ học hỏi từ chúng tôi. Chúng tôi vui mừng vì một người trong chúng tôi, một người Mông cổ, trở thành Linh mục của Giáo Hội này.
Hôm nay vị tân Linh mục, cha Giuse Enkh-Baatar, đã cử hành Thánh lễ mở tay trong niềm vui của gia đình và cộng đoàn dân Chúa. Cha Giuse chia sẻ là Thánh lễ đầu tiên được cử hành bởi một tân Linh mục “luôn luôn là một quà tặng của Thiên Chúa. Nhưng Thánh lễ này, phụng vụ Thánh Thể này, đối với tôi, là một quà tặng lớn nhất. Tôi hy vọng sẽ có thể bước đi trên con đường đã được Thiên Chúa chỉ dẫn cho mình và thực hành thánh ý”.
Trong thực tế, dân tộc Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng và Saman giáo truyền thống, và các khía cạnh của hai tôn giáo rất thường gặp nhau. Còn đối với cộng đồng Kitô hữu, các mối liên hệ ít gần gũi hơn, và việc phong chức Enkh là một cầu nối cả trong ý nghĩa này.
Cha Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng tin Á châu nhận xét lễ truyền chức Minh mục là một biến cố quan trọng bởi vì đây là Linh mục đầu tiên của một cộng đoàn phát sinh thật sự từ tro bụi, không có hiện diện cách thực hành. Đây là kết quả của hoạt động nhiều năm của các thừa sai và điều này cho thấy các hạt giống được gieo vãi sẽ sinh sôi phát triển. Một Linh mục người Mông cổ là một phần của văn hóa này đồng thời cũng là người đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, có thể làm việc hội nhập văn hóa, cả từ khía cạnh văn hóa cũng như thần học, điều mà hơi khó và chậm đối với các thừa sai ngoại quốc. Cha cho biểt, Giáo Hội tại Mông cổ phát triển chậm và kiên nhẫn, với những liên hệ bạn bè cũng như các trợ giúp cho dân chúng. Cha nhìn thấy Giáo Hội tại Á châu, cách riêng tại Mông cổ, có thể phát triển vì đức tin đang tái sinh ở châu lục này. (RV 28/8/2016 và Asia News 29/8/2016)
Đặc biệt có sự hiện diên của hòa thượng Dambajav, trụ trì chùa Dashi Choi Lin. Hòa thượng đã tặng cho tân Linh mục trẻ một khăn choàng truyền thống của Phật giáo màu xanh, màu tượng trưng cho bầu trời, nghĩa là sự thanh sạch, nhưng cũng là biểu tượng của lời chúc tốt lành và mời gọi cảm thông. Những người hiện diện đã vỗ tay khi hòa thượng choàng tấm khăn lên vai vị tân Linh mục. Vị thư ký của hòa thượng cho biết: “Chúng tôi có mối liên hệ tốt đẹp với các tín hữu Công Giáo. Chúng tôi học hỏi từ họ như họ học hỏi từ chúng tôi. Chúng tôi vui mừng vì một người trong chúng tôi, một người Mông cổ, trở thành Linh mục của Giáo Hội này.
Hôm nay vị tân Linh mục, cha Giuse Enkh-Baatar, đã cử hành Thánh lễ mở tay trong niềm vui của gia đình và cộng đoàn dân Chúa. Cha Giuse chia sẻ là Thánh lễ đầu tiên được cử hành bởi một tân Linh mục “luôn luôn là một quà tặng của Thiên Chúa. Nhưng Thánh lễ này, phụng vụ Thánh Thể này, đối với tôi, là một quà tặng lớn nhất. Tôi hy vọng sẽ có thể bước đi trên con đường đã được Thiên Chúa chỉ dẫn cho mình và thực hành thánh ý”.
Trong thực tế, dân tộc Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng và Saman giáo truyền thống, và các khía cạnh của hai tôn giáo rất thường gặp nhau. Còn đối với cộng đồng Kitô hữu, các mối liên hệ ít gần gũi hơn, và việc phong chức Enkh là một cầu nối cả trong ý nghĩa này.
Cha Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng tin Á châu nhận xét lễ truyền chức Minh mục là một biến cố quan trọng bởi vì đây là Linh mục đầu tiên của một cộng đoàn phát sinh thật sự từ tro bụi, không có hiện diện cách thực hành. Đây là kết quả của hoạt động nhiều năm của các thừa sai và điều này cho thấy các hạt giống được gieo vãi sẽ sinh sôi phát triển. Một Linh mục người Mông cổ là một phần của văn hóa này đồng thời cũng là người đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, có thể làm việc hội nhập văn hóa, cả từ khía cạnh văn hóa cũng như thần học, điều mà hơi khó và chậm đối với các thừa sai ngoại quốc. Cha cho biểt, Giáo Hội tại Mông cổ phát triển chậm và kiên nhẫn, với những liên hệ bạn bè cũng như các trợ giúp cho dân chúng. Cha nhìn thấy Giáo Hội tại Á châu, cách riêng tại Mông cổ, có thể phát triển vì đức tin đang tái sinh ở châu lục này. (RV 28/8/2016 và Asia News 29/8/2016)