Nhân dịp ĐTC Phanxicô phong thánh Mẹ Têrêsa, ôn lại câu chuyện giữa Mẹ Thánh và Bà Hillary Clinton
Đại Hội Đảng Dân Chủ (ĐDC) tổ chức tưng bừng tại Philadelphia vài tuần lễ trước đã đồng loạt quyết định chọn Bà Hillary Clinton làm ứng cử viên (UCV) chính thức của ĐDC ra tranh chức vụ Tổng Thống (TT) Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đánh dấu một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước này, đó là có một phụ nữ ra tranh cử--và rất có thể--sẽ đắc cử vào chức vụ tối cao này. Bà Clinton là cựu Đệ Nhất Phu Nhân, cựu Nghị Sĩ Tiểu Bang New York, cựu ƯCV tranh chức TT cùng với đương kim TT Obama, và cựu Ngoại Trưởng. Bậc nữ lưu như thế dễ có mấy ai!
Chúa Nhật 4 tháng 9 năm 2016 sắp tới lại chính là ngày Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô ấn định cử hành đại lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta (xem tin trên trang VietCatholic ngày 8/8/2016). Đây là vị thánh của thời đương đại, tưởng chừng như không ai không biết đến, đó là chưa nói tới biết bao nhiêu người đã được nhìn thấy, chạm tay vào, hưởng nhận những giúp đỡ cụ thể từ chính bàn tay Mẹ, hoặc từ Hội Dòng Mẹ đã sáng lập, nơi con cái Mẹ nối bước tiếp nhận và xoa dịu những con người khốn khổ trong nhân loại hôm nay. Bậc nữ lưu như Mẹ tưởng cũng chẳng có ai!
Trước khi ôn lại câu chuyện giữa hai bậc nữ lưu nổi bật này, tưởng cũng nên biết rằng Hillary Clinton là người cầm chịch phong trào “phò chọn lựa” (pro-choice) nghĩa là chủ trương người phụ nữ có toàn quyền quyết định giữ lại hay phá bỏ thai nhi còn trong bụng mình. Lý do đơn giản là vì cái bào thai ấy—vốn chỉ là một cái bọc nhầy nhụa—không hề có một chút nhân quyền gì ráo trọi. Thành ra, sau khi “dính bầu,” người phụ nữ được hoàn toàn tự do quyết định về số phận cái bào thai ấy: nếu cho nó sống thì giữ nó lại, còn muốn cho nó chết thì đẩy nó ra. Nếu không đẩy được bằng cách này, thì cứ tự nhiên tìm cách khác--đừng đặt vấn đề về phương pháp hay kiêng dè vì độ non già của bào thai--miễn sao là tống khứ cái của nợ đó—có khác chi một thứ ung nhọt tai quái—ra khỏi cái cơ thể mà người phụ nữ hoàn toàn làm chủ là được. Đứa nào ngăn cản hay cấm đoán thì đã có pháp luật trừng trị. Phá thai hợp pháp cơ mà! Điều này đã được (các “Đấng) Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 1973 qua phán quyết ‘Roe vs. Wade.’
Trong khi đó, Mẹ Têrêsa--với tấm lòng khoan dung nhân hậu, giầu tình xót thương—đã nỗ lực tối đa để cứu các bào thai đó, trước khi các thai phụ thực hiện quyền tự quyết của mình. Đó là bối cảnh xẩy ra câu chuyện giữa hai người phụ nữ lừng danh.
Ngày 22 tháng 1 năm 1994, trong dịp gọi là “National Prayer Breakfast,” Mẹ Têrêsa được mời làm diễn giả chính. Ngay trước mặt TT Bill Clinton và Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton cùng quan khách, Mẹ Têrêsa dõng dạc vạch trần sự thối nát về mặt văn hóa nẩy sinh từ những tội ác chống lại các thai nhi. Mẹ Têrêsa nói như sau: “Tôi tin rằng thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại nền hòa bình của ngày hôm nay chính là nạn phá thai, bởi vì đó chính là cuộc chiến tranh chống lại trẻ em, việc trực tiếp giết hại trẻ thơ vô tội, mà kẻ giết người lại chính là người mẹ của chúng. Nếu chúng ta đành tâm chấp nhận để cho người mẹ có thể ra tay sát hại con mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nói cho người khác là đừng giết hại lẫn nhau? Làm cách nào chúng ta có thể thuyết phục một người phụ nữ đừng có phá thai? Lúc nào cũng thế, ta phải dùng tình yêu để thuyết phục họ, bởi vì tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi đến khi nào thấy nhói đau mới thôi. Quốc gia nào chấp nhận cho phá thai thì quốc gia ấy không hề dậy cho dân mình biết yêu thương, mà trái lại dậy cho họ cứ sử dụng bạo lực để đạt tới điều mình mong muốn. Đó là lý do tại sao thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại tình yêu và nền hòa bình chính là nạn phá thai.”
Mẹ còn nói thêm: “Phá thai là chối bỏ giáo huấn của chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã dậy rằng ‘ai đón tiếp một em nhỏ, tức là đón tiếp chính Ta vậy.’ Rồi Mẹ kết luận: “Phá thai đúng là từ chối không tiếp nhận trẻ nhỏ, và do đó, cũng từ chối đón nhận chính Chúa Giêsu.”
Mẹ dừng lại giây lát để đón nhận những tràng pháo tay từ phía cử toạ đang nhất loạt đứng lên biểu tỏ lòng ngưỡng phục.
Chỉ có điều là cả Ông lẫn Bà Clinton đều không hề đứng lên và cũng chẳng hề vỗ tay.
Mẹ Têrêsa vẫn dõng dạc: “Tôi xin nói cho quý vị một điều đẹp đẽ. Chúng tôi chiến đấu chống nạn phá thai bằng việc tiếp nhận--tức là chăm sóc cho người mẹ và đón nhận thơ nhi…Xin đừng giết hại thơ nhi. Tôi muốn nhận thơ nhi. Hãy trao nó cho tôi. Tôi sẵn sàng đón nhận bất kỳ thơ nhi nào đang chờ bị phá bỏ để trao em cho một đôi vợ chồng đang sẵn lòng thương yêu trẻ thơ và được trẻ thơ yêu thương lại. Chỉ từ mái ấm tại Calcutta, chúng tôi đã cứu được hơn ba ngàn trẻ em khỏi bị phá bỏ. Các thơ nhi này đã đem lại tình yêu thương và niềm hân hoan vui sướng đến cho các cha mẹ nuôi của chúng. Chúng đã lớn lên đầy ắp yêu thương và hân hoan rạng rỡ.”
Tuy trong bụng không vui, nhưng Bà Clinton vẫn phải thốt lên: “Lời nói của Mẹ Têrêsa thật thẳng thắn, cho thấy rõ ràng Mẹ không cùng quan điểm với tôi.”
Nhưng cho dù nói năng thẳng thừng như thế, Mẹ vẫn cống hiến một điều gì đó mà Bà Clinton không thể chối từ, đó là đồng ý với Mẹ Têrêsa rằng việc tiếp nhận trẻ em chính là một chọn lựa khác, một chọn lựa tối hảo. Sau đó Mẹ Têrêsa đến gặp Bà Clinton để ngỏ ý xin thiết lập tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn một trung tâm tiếp nhận các trẻ thơ không ai muốn, các trẻ em côi cút và bị bỏ rơi. Mẹ đã nhờ Đệ Nhất Phu Nhân tiếp tay với Mẹ để làm việc này và mời Bà Clinton sang Ấn Độ để chứng kiến các công cuộc Mẹ làm tại xứ sở nghèo khổ này.
Cuộc vận động của Mẹ Têrêsa không hề vô ích. Sau khi về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Bà Clinton đã khởi sự giúp Mẹ xây dựng “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ” vào năm 1995 tại vùng ngoại ô Hoa Thịnh Đốn. Bà Clinton đã mời Mẹ Têrêsa đến khánh thành cơ sở này hai năm trước khi Mẹ qua đời. Thế là trước khi về trời, Mẹ Têrêsa đã tỏ cho người phụ nữ đầy quyền lực này nhìn thấy một nét gì đó thật đáng chú ý nơi con người nhỏ thó của một nữ tu khiêm hạ tầm thường, và cũng đã gây cảm hứng cho Bà Clinton thực hiện một công trình tốt đẹp, cho dù vẫn cương quyết chủ trương “phá thai an toàn và hợp pháp,” điều mà nhóm “Cha Mẹ Có Kế Hoạch” (Planned Parenthood) vẫn đang thực hiện hàng ngày.
Rất tiếc, “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ”—vốn được tưng bừng khai trương thế nào không rõ—đã “âm thầm đóng cửa” vào năm 2002.
Tháng Chín tới, Mẹ Têrêsa sẽ được tôn phong lên bậc hiển thánh. Tháng 11 sắp đến, liệu Bà Clinton có làm nên lịch sử khi đắc cử chức vụ Nữ Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay không? Điều này đang được nói đến hàng ngày, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chưa bao giờ có cuộc tranh cử nào kỳ quái đến thế, khi hai đối thủ chửi nhau ra rả, bới móc nhau một ngàn lẻ một chuyện, từ đời tư ra đến đời công, không trừ một ngõ ngách nào! Trong khi chờ đợi lịch sử sang trang, thôi thì ta cứ ôn lại bài học lịch sử giữa hai người phụ nữ lừng danh mà ta đang nói tới: Mẹ Têrêsa Calcutta và Bà Hillary Clinton, qua giai thoại nhỏ để kết thúc câu chuyện hôm nay:
“Trong một bữa ăn trưa được khoản đãi long trọng tại Toà Bạch Ốc, Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton hỏi nhỏ một thực khách cùng bàn: ‘Bà nghĩ sao khi mãi đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có được một người phụ nữ lên làm tổng thống?’ Người phụ nữ nhỏ thó đồng bàn với Bà Clinton không chần chừ trả lời: ‘Có lẽ bởi vì người phụ nữ ấy đã bị bóp chết ngay từ lúc còn là bào thai.”
Đúng là câu trả lời của một vị thánh. Phải, người phụ nữ đồng bàn nhỏ thó ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.
Vọng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
08/14/2016
Nguyễn Kim Ngân
Xin đọc thêm: http:://crisismagazine.com/2016/marching-for-life-mother-teresa-and-mrs-clinton
Chúa Nhật 4 tháng 9 năm 2016 sắp tới lại chính là ngày Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô ấn định cử hành đại lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta (xem tin trên trang VietCatholic ngày 8/8/2016). Đây là vị thánh của thời đương đại, tưởng chừng như không ai không biết đến, đó là chưa nói tới biết bao nhiêu người đã được nhìn thấy, chạm tay vào, hưởng nhận những giúp đỡ cụ thể từ chính bàn tay Mẹ, hoặc từ Hội Dòng Mẹ đã sáng lập, nơi con cái Mẹ nối bước tiếp nhận và xoa dịu những con người khốn khổ trong nhân loại hôm nay. Bậc nữ lưu như Mẹ tưởng cũng chẳng có ai!
Trước khi ôn lại câu chuyện giữa hai bậc nữ lưu nổi bật này, tưởng cũng nên biết rằng Hillary Clinton là người cầm chịch phong trào “phò chọn lựa” (pro-choice) nghĩa là chủ trương người phụ nữ có toàn quyền quyết định giữ lại hay phá bỏ thai nhi còn trong bụng mình. Lý do đơn giản là vì cái bào thai ấy—vốn chỉ là một cái bọc nhầy nhụa—không hề có một chút nhân quyền gì ráo trọi. Thành ra, sau khi “dính bầu,” người phụ nữ được hoàn toàn tự do quyết định về số phận cái bào thai ấy: nếu cho nó sống thì giữ nó lại, còn muốn cho nó chết thì đẩy nó ra. Nếu không đẩy được bằng cách này, thì cứ tự nhiên tìm cách khác--đừng đặt vấn đề về phương pháp hay kiêng dè vì độ non già của bào thai--miễn sao là tống khứ cái của nợ đó—có khác chi một thứ ung nhọt tai quái—ra khỏi cái cơ thể mà người phụ nữ hoàn toàn làm chủ là được. Đứa nào ngăn cản hay cấm đoán thì đã có pháp luật trừng trị. Phá thai hợp pháp cơ mà! Điều này đã được (các “Đấng) Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 1973 qua phán quyết ‘Roe vs. Wade.’
Ngày 22 tháng 1 năm 1994, trong dịp gọi là “National Prayer Breakfast,” Mẹ Têrêsa được mời làm diễn giả chính. Ngay trước mặt TT Bill Clinton và Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton cùng quan khách, Mẹ Têrêsa dõng dạc vạch trần sự thối nát về mặt văn hóa nẩy sinh từ những tội ác chống lại các thai nhi. Mẹ Têrêsa nói như sau: “Tôi tin rằng thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại nền hòa bình của ngày hôm nay chính là nạn phá thai, bởi vì đó chính là cuộc chiến tranh chống lại trẻ em, việc trực tiếp giết hại trẻ thơ vô tội, mà kẻ giết người lại chính là người mẹ của chúng. Nếu chúng ta đành tâm chấp nhận để cho người mẹ có thể ra tay sát hại con mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nói cho người khác là đừng giết hại lẫn nhau? Làm cách nào chúng ta có thể thuyết phục một người phụ nữ đừng có phá thai? Lúc nào cũng thế, ta phải dùng tình yêu để thuyết phục họ, bởi vì tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi đến khi nào thấy nhói đau mới thôi. Quốc gia nào chấp nhận cho phá thai thì quốc gia ấy không hề dậy cho dân mình biết yêu thương, mà trái lại dậy cho họ cứ sử dụng bạo lực để đạt tới điều mình mong muốn. Đó là lý do tại sao thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại tình yêu và nền hòa bình chính là nạn phá thai.”
Mẹ còn nói thêm: “Phá thai là chối bỏ giáo huấn của chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã dậy rằng ‘ai đón tiếp một em nhỏ, tức là đón tiếp chính Ta vậy.’ Rồi Mẹ kết luận: “Phá thai đúng là từ chối không tiếp nhận trẻ nhỏ, và do đó, cũng từ chối đón nhận chính Chúa Giêsu.”
Mẹ dừng lại giây lát để đón nhận những tràng pháo tay từ phía cử toạ đang nhất loạt đứng lên biểu tỏ lòng ngưỡng phục.
Chỉ có điều là cả Ông lẫn Bà Clinton đều không hề đứng lên và cũng chẳng hề vỗ tay.
Mẹ Têrêsa vẫn dõng dạc: “Tôi xin nói cho quý vị một điều đẹp đẽ. Chúng tôi chiến đấu chống nạn phá thai bằng việc tiếp nhận--tức là chăm sóc cho người mẹ và đón nhận thơ nhi…Xin đừng giết hại thơ nhi. Tôi muốn nhận thơ nhi. Hãy trao nó cho tôi. Tôi sẵn sàng đón nhận bất kỳ thơ nhi nào đang chờ bị phá bỏ để trao em cho một đôi vợ chồng đang sẵn lòng thương yêu trẻ thơ và được trẻ thơ yêu thương lại. Chỉ từ mái ấm tại Calcutta, chúng tôi đã cứu được hơn ba ngàn trẻ em khỏi bị phá bỏ. Các thơ nhi này đã đem lại tình yêu thương và niềm hân hoan vui sướng đến cho các cha mẹ nuôi của chúng. Chúng đã lớn lên đầy ắp yêu thương và hân hoan rạng rỡ.”
Tuy trong bụng không vui, nhưng Bà Clinton vẫn phải thốt lên: “Lời nói của Mẹ Têrêsa thật thẳng thắn, cho thấy rõ ràng Mẹ không cùng quan điểm với tôi.”
Nhưng cho dù nói năng thẳng thừng như thế, Mẹ vẫn cống hiến một điều gì đó mà Bà Clinton không thể chối từ, đó là đồng ý với Mẹ Têrêsa rằng việc tiếp nhận trẻ em chính là một chọn lựa khác, một chọn lựa tối hảo. Sau đó Mẹ Têrêsa đến gặp Bà Clinton để ngỏ ý xin thiết lập tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn một trung tâm tiếp nhận các trẻ thơ không ai muốn, các trẻ em côi cút và bị bỏ rơi. Mẹ đã nhờ Đệ Nhất Phu Nhân tiếp tay với Mẹ để làm việc này và mời Bà Clinton sang Ấn Độ để chứng kiến các công cuộc Mẹ làm tại xứ sở nghèo khổ này.
Cuộc vận động của Mẹ Têrêsa không hề vô ích. Sau khi về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Bà Clinton đã khởi sự giúp Mẹ xây dựng “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ” vào năm 1995 tại vùng ngoại ô Hoa Thịnh Đốn. Bà Clinton đã mời Mẹ Têrêsa đến khánh thành cơ sở này hai năm trước khi Mẹ qua đời. Thế là trước khi về trời, Mẹ Têrêsa đã tỏ cho người phụ nữ đầy quyền lực này nhìn thấy một nét gì đó thật đáng chú ý nơi con người nhỏ thó của một nữ tu khiêm hạ tầm thường, và cũng đã gây cảm hứng cho Bà Clinton thực hiện một công trình tốt đẹp, cho dù vẫn cương quyết chủ trương “phá thai an toàn và hợp pháp,” điều mà nhóm “Cha Mẹ Có Kế Hoạch” (Planned Parenthood) vẫn đang thực hiện hàng ngày.
Rất tiếc, “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ”—vốn được tưng bừng khai trương thế nào không rõ—đã “âm thầm đóng cửa” vào năm 2002.
Tháng Chín tới, Mẹ Têrêsa sẽ được tôn phong lên bậc hiển thánh. Tháng 11 sắp đến, liệu Bà Clinton có làm nên lịch sử khi đắc cử chức vụ Nữ Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay không? Điều này đang được nói đến hàng ngày, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chưa bao giờ có cuộc tranh cử nào kỳ quái đến thế, khi hai đối thủ chửi nhau ra rả, bới móc nhau một ngàn lẻ một chuyện, từ đời tư ra đến đời công, không trừ một ngõ ngách nào! Trong khi chờ đợi lịch sử sang trang, thôi thì ta cứ ôn lại bài học lịch sử giữa hai người phụ nữ lừng danh mà ta đang nói tới: Mẹ Têrêsa Calcutta và Bà Hillary Clinton, qua giai thoại nhỏ để kết thúc câu chuyện hôm nay:
“Trong một bữa ăn trưa được khoản đãi long trọng tại Toà Bạch Ốc, Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton hỏi nhỏ một thực khách cùng bàn: ‘Bà nghĩ sao khi mãi đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có được một người phụ nữ lên làm tổng thống?’ Người phụ nữ nhỏ thó đồng bàn với Bà Clinton không chần chừ trả lời: ‘Có lẽ bởi vì người phụ nữ ấy đã bị bóp chết ngay từ lúc còn là bào thai.”
Đúng là câu trả lời của một vị thánh. Phải, người phụ nữ đồng bàn nhỏ thó ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.
Vọng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
08/14/2016
Nguyễn Kim Ngân
Xin đọc thêm: http:://crisismagazine.com/2016/marching-for-life-mother-teresa-and-mrs-clinton