Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng
Singapore - Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia (9 tháng 8 năm 1965), Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: "Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là "một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót".
Trong hơn 50 năm qua, "chúng ta đã cùng với các nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ với cơ sở hạ tầng hoàn thiện và quản trị minh bạch. Kết quả là Singapore đã phát triển về kinh tế, công nghệ và chính trị xứng tầm một quốc gia. Có sự bình đẳng, công bằng và hòa hợp ở đất nước chúng ta. Thật vậy, chúng ta có thể tự hào về những thành tựu của mình".
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên "tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường", Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: "Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta với tư cách đã là một quốc gia, được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta".
"Đầu tiên là những người nghèo đói và thiếu thốn ở đằng sau lưng chúng ta. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự nghèo đói và đau khổ đã bị loại trừ ra khỏi xã hội của chúng ta. Nhiều người vẫn còn thiếu thốn những nhu yếu phẩm, thiếu khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc y tế".
"Nhiều người cao niên bị con cái bỏ rơi hoặc phải sống một mình mà không có ai giúp đỡ họ. Thường thì họ phải chịu đựng trong sự im lặng, cô đơn và đau khổ. Họ thường bị xã hội lãng quên. Một số người già thậm chí còn không có một nơi gọi là nhà. Hiện vẫn còn nhiều người mỗi ngày vẫn không có bữa ăn đầy đủ".
Ngoài những người thiếu thốn về vật chất, Đức tổng giám mục còn nói rằng "chúng ta phải nhớ đến những người bị thiệt thòi trong xã hội: tàn tật vì đột quỵ, tai nạn hoặc bẩm sinh; người bị thiểu năng trí tuệ, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mất trí nhớ..."
"Nhưng chúng ta cũng cần phải mở rộng lòng thương xót và bác ái nhiều hơn đến các dân tộc và quốc gia nghèo đói hơn xung quanh chúng ta", ở những nơi mà "nhiều người không được đi học đến nơi đến chốn và thậm chí không được chăm sóc sức khỏe cơ bản".
"Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào giới trẻ ở các quốc gia đó, họ dường như không có tương lai, trừ khi các quốc gia giàu có sẵn sàng giúp đỡ họ thoát ly khỏi cái vòng đói nghèo thông qua việc giáo dục".
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi giúp đỡ các gia đình, đặc biệt là các gia đình khó khăn, "những người đã ly dị hoặc đang trải qua thời điểm sóng gió trong đời sống hôn nhân. Họ cần lời cầu nguyện, lòng thương xót và cảm thông của chúng ta".
Đối với Đức Cha Goh, thương xót thôi thì chưa đủ, "bác ái mà không có chân lý thì không thể cứu vớt một người cách trọn vẹn. Chân lý trong Tin Vui về tình yêu của Thiên Chúa phải được loan truyền chứ đừng thỏa hiệp".
"Nếu không loan báo Chúa Kitô chính là lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc chia sẻ Lời Chúa, Thánh Thể và các bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân nghĩa là chúng ta đang lừa dối đồng bào mình".
"Nếu người Singapore mang Chúa Kitô đến cho người khác thì đất nước chúng ta có thể thực sự được gọi là cao thượng và khôn ngoan". (AsiaNews)
Chân Phương
Singapore - Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia (9 tháng 8 năm 1965), Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: "Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là "một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót".
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên "tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường", Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: "Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta với tư cách đã là một quốc gia, được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta".
"Đầu tiên là những người nghèo đói và thiếu thốn ở đằng sau lưng chúng ta. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự nghèo đói và đau khổ đã bị loại trừ ra khỏi xã hội của chúng ta. Nhiều người vẫn còn thiếu thốn những nhu yếu phẩm, thiếu khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc y tế".
"Nhiều người cao niên bị con cái bỏ rơi hoặc phải sống một mình mà không có ai giúp đỡ họ. Thường thì họ phải chịu đựng trong sự im lặng, cô đơn và đau khổ. Họ thường bị xã hội lãng quên. Một số người già thậm chí còn không có một nơi gọi là nhà. Hiện vẫn còn nhiều người mỗi ngày vẫn không có bữa ăn đầy đủ".
Ngoài những người thiếu thốn về vật chất, Đức tổng giám mục còn nói rằng "chúng ta phải nhớ đến những người bị thiệt thòi trong xã hội: tàn tật vì đột quỵ, tai nạn hoặc bẩm sinh; người bị thiểu năng trí tuệ, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mất trí nhớ..."
"Nhưng chúng ta cũng cần phải mở rộng lòng thương xót và bác ái nhiều hơn đến các dân tộc và quốc gia nghèo đói hơn xung quanh chúng ta", ở những nơi mà "nhiều người không được đi học đến nơi đến chốn và thậm chí không được chăm sóc sức khỏe cơ bản".
"Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào giới trẻ ở các quốc gia đó, họ dường như không có tương lai, trừ khi các quốc gia giàu có sẵn sàng giúp đỡ họ thoát ly khỏi cái vòng đói nghèo thông qua việc giáo dục".
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi giúp đỡ các gia đình, đặc biệt là các gia đình khó khăn, "những người đã ly dị hoặc đang trải qua thời điểm sóng gió trong đời sống hôn nhân. Họ cần lời cầu nguyện, lòng thương xót và cảm thông của chúng ta".
Đối với Đức Cha Goh, thương xót thôi thì chưa đủ, "bác ái mà không có chân lý thì không thể cứu vớt một người cách trọn vẹn. Chân lý trong Tin Vui về tình yêu của Thiên Chúa phải được loan truyền chứ đừng thỏa hiệp".
"Nếu không loan báo Chúa Kitô chính là lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc chia sẻ Lời Chúa, Thánh Thể và các bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân nghĩa là chúng ta đang lừa dối đồng bào mình".
"Nếu người Singapore mang Chúa Kitô đến cho người khác thì đất nước chúng ta có thể thực sự được gọi là cao thượng và khôn ngoan". (AsiaNews)
Chân Phương