SỰ CẦN DUY NHẤT: LỜI CHÚA
CN 16 TN. C
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Chúa Giêsu quả quyết như thế. “Sự cần” ấy thể hiện qua hình ảnh Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Chúa.
Ngày nay, chúng ta cũng phải làm như Maria, thực hiện “Sự cần” ấy suốt đời mình. Đó chính là lắng nghe Lời Chúa, là uống lấy từng lời Chúa dạy, là nỗ lực làm cho Lời Chúa chi phối lẽ sống, là để cho Lời Chúa điều khiến mọi hành vi, mọi lời nói, mọi biểu cảm của mình.
Lời bài hát “Xin cho con biết lắng nghe…” là lời quen thuộc. Nội dung bài hát vừa là lời nài xin, nhưng cũng vừa thể hiện niềm ý thức của người tín hữu về sức mạnh cần thiết của Lời Chúa.
Vì ý thức ấy, ta xin Chúa cho mình biết lắng nghe Lời Chúa trong đêm tối, lắng nghe Lời Chúa giữa những lúc lẻ loi. Đêm tối hay lẻ loi có thể là những lúc đối mặt với thử thách, những lúc tâm trí ngậm ngùi vì đau khổ. Nhưng cũng có thể là những lúc ta cần khoảng không gian cô tịnh, khoảng vắng tách biệt mọi ồn ào, mọi lo nghĩ để lắng nghe Lời Chúa, để thẫm thấu Lời Chúa.
Nhưng đồng thời, ta cũng xin cho mình biết lắng nghe Lời Chúa giữa cuộc sống. Cuộc sống là những nụ cười hay tiếng khóc, là lúc thăng hay lúc trầm, là lúc khỏe mạnh hay yếu đau, lúc thành công hay thất bại, lúc bị phản bội hay được đón nhận, lúc nhận ra sự yêu đương hay lòng thù hận…
Nếu Chúa nói với ta trong tĩnh mịch, thì Người cũng không ngừng lên tiếng giữa những êm ả hay tất bật, giữa những ồn ào đầy bôn ba chật vật. Người vẫn lên tiếng bên ta trong mọi khoảnh khắc, mọi thời gian. Hiện diện của Chúa là hiện diện đầy. Người hiện diện bền bỉ, liên lỉ.
Như vậy Lời Chúa vang lên mọi nơi, mọi lúc. Ta lắng nghe Chúa là lắng nghe qua từng thời gian, từng biến cố, từng hoàn của mình, hay của bất cứ ai, bất cứ nơi nào mà ta có mặt hay tham dự vào. Ta xin Chúa hãy dạy ta, hãy làm cho ta được sống theo thánh ý Chúa, sống theo Lời của Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Hãy xem đó là lời xác tín suốt cuộc đời làm người của ta. Bởi ai chăm chú lắng nghe Chúa, ai xác tín chỉ có Lời Chúa là “sự cần” duy nhất trong đời mình, người đó sẽ tìm thấy hạnh phúc, sẽ cảm nếm ngọt ngào, dù phải đi cùng những sóng gió, trắc trở. Dẫu phải trải qua gian nan, họ sẽ chiến thắng và gặt hái những hoa trái của ơn thánh, hoa trái của sự thánh thiện.
Sách Sáng thế ghi lại câu chuyện vợ chồng Tổ phụ Abraham – Sara, đã phải đau khổ nhiều vì mong mỏi, cả đến thèm khát một đứa con, nhưng nhiều chục năm qua, sự thèm khát ấy đã nên mỏi mòn, vô vọng.
Vậy mà một lần, Vợ chồng Tổ phụ đã đón nhận ba người khách lạ, chính là Thiên Chúa hiện thân. Khi vợ chồng Tổ phụ mở rộng cửa nhà, cũng chính là lúc ông bà mở toan cõi lòng đón tiếp và lắng nghe ba người khách lạ. Ông bà có ngờ đâu, mình đã đón tiếp và lắng nghe Thiên Chúa của mình.
Từ đây, ơn Chúa làm nên những hoa trái kỳ diệu trong cuộc đời ông bà. Không ai tưởng tượng nổi, từ lòng dạ son sẻ và từ niềm hy vọng đã héo hon, lại có thể sinh con. Biến cố ấy trở thành biến cố lớn của lịch sử cứu độ. Bởi Lời Thiên Chúa hứa về một dòng dõi “đông như sao trời, như cát biển” đã từ lâu lắm, nay thành hiện thực. Và việc cụ già sinh con, trở thành điều kỳ diệu. Đứa con của lời hứa ấy lại là bình minh cho một dân tộc vĩ đại sau này.
Mọi thứ trong cuộc đời (hoàn cảnh, sức khoẻ, gia đình, đất nước, sứ mệnh...) đều có thể thay đổi. Nhưng Lời Chúa muôn đời bền vững. “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,35). Chính Chúa Giêsu khẳng định như thế.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Hãy như vợ chồng Tổ phụ Abraham, luôn sẵn sàng để Chúa nói, sẵng sàng lắng nghe tiếng Chúa. Bởi Lời Chúa dạy cũng chính là sự thể hiện Thánh ý Chúa định hướng cuộc đời ta, giúp ta sống, làm quân bình cho tinh thần, là la bàn định vị lối sống đạo đức, là niềm an ủi, là nguồn sống, niềm vui, bình an, hy vọng... trọn một đời Kitô hữu.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. “Sự cần” ấy đã là, đang là và sẽ là điểm cốt lõi xác nhận con người, con đường cuộc sống, niềm tin, giá trị, sứ mệnh… của người tín hữu.
Không ai có thể vẽ biểu đồ cuộc sống và niềm tin của chúng ta cho chúng ta, hoặc cho biết chính xác điều Thiên Chúa muốn ta làm và những quyết định ta cần phải thực hiện khi theo Người. Chỉ có Lời Chúa, chỉ có một sự cần mà thôi, sẽ là chìa khóa để mỗi người mở ra cánh cửa thiêng thánh ấy.
Vì thế, lắng nghe tiếng Chúa là cách thức thắp đèn sáng giúp bản thân nhận rõ hơn hướng đi mà Chúa đã định cho mình. Thánh Kinh luôn luôn khẳng định điều ấy khi cho biết:
“Lời Chúa hứa lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung… Muôn lạy Chúa, lời Ngài bền vững đến ngàn đời, trên cõi trời cao… Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi... Giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường” (Tv 119, 11.89.105.130).
“Hãy quay về nghe lời Ta sửa dạy. Này Ta luôn để thần khí Ta trên các ngươi, khiến các ngươi hiểu rõ lời Ta dạy bảo” (Cn 1, 23).
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4).
“Lời Chúa là Thần Khí và là Sự Sống... Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống… Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì cách ông thật là môn đệ tôi, các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 4, 24. 6,63. 8, 31-32).
“Có đức tin, là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô… Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được phép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó, chúng ta vững lòng trông cậy” (Rm 10, 17. 15, 4).
Nếu chúng ta không có hoàn cảnh để thỉnh thoảng, rút lui vào cuộc sống cô tịch, thì ít ra, những giờ phút đọc Lời Chúa trong gia đình, khi cử hành Lời Chúa trong thánh lễ, những giờ phút cầu nguyện…, phải trở thành thời gian hữu ích, thời gian bổ dưỡng tinh thần bằng chăm chú lắng nghe, chăm chú suy gẫm, hay cố bắt lấy một ý, một câu của Lời Chúa trong giờ cử hành ấy. Để rồi sau đó, trở về với cuộc sống, trong tâm tình thờ phượng, chúng ta chìm lắng trong Chúa, nghiền ngẫm trong Lời của Chúa.
Hoặc mỗi khi bị khủng hoảng, ta nhanh chóng quay về với Chúa Giêsu, Đá Tảng của mọi thời đại, đặt tâm tư của mình bên Chúa. Hãy để Chúa nói. Hãy thinh lặng hoàn toàn để nghe tiếng Chúa.
Hãy mở Kinh Thánh ra để suy niệm bất cứ một đoạn Lời Chúa nào. Hãy xin Chúa lên tiếng và sáng soi cho ta hiểu tiếng Chúa nơi bản văn Kinh Thánh ấy. Hãy luôn xác tín: “Chỉ có một sự cần mà thôi”. Đó là nghe và sống Lời Chúa.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
CN 16 TN. C
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Chúa Giêsu quả quyết như thế. “Sự cần” ấy thể hiện qua hình ảnh Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Chúa.
Ngày nay, chúng ta cũng phải làm như Maria, thực hiện “Sự cần” ấy suốt đời mình. Đó chính là lắng nghe Lời Chúa, là uống lấy từng lời Chúa dạy, là nỗ lực làm cho Lời Chúa chi phối lẽ sống, là để cho Lời Chúa điều khiến mọi hành vi, mọi lời nói, mọi biểu cảm của mình.
Lời bài hát “Xin cho con biết lắng nghe…” là lời quen thuộc. Nội dung bài hát vừa là lời nài xin, nhưng cũng vừa thể hiện niềm ý thức của người tín hữu về sức mạnh cần thiết của Lời Chúa.
Vì ý thức ấy, ta xin Chúa cho mình biết lắng nghe Lời Chúa trong đêm tối, lắng nghe Lời Chúa giữa những lúc lẻ loi. Đêm tối hay lẻ loi có thể là những lúc đối mặt với thử thách, những lúc tâm trí ngậm ngùi vì đau khổ. Nhưng cũng có thể là những lúc ta cần khoảng không gian cô tịnh, khoảng vắng tách biệt mọi ồn ào, mọi lo nghĩ để lắng nghe Lời Chúa, để thẫm thấu Lời Chúa.
Nhưng đồng thời, ta cũng xin cho mình biết lắng nghe Lời Chúa giữa cuộc sống. Cuộc sống là những nụ cười hay tiếng khóc, là lúc thăng hay lúc trầm, là lúc khỏe mạnh hay yếu đau, lúc thành công hay thất bại, lúc bị phản bội hay được đón nhận, lúc nhận ra sự yêu đương hay lòng thù hận…
Nếu Chúa nói với ta trong tĩnh mịch, thì Người cũng không ngừng lên tiếng giữa những êm ả hay tất bật, giữa những ồn ào đầy bôn ba chật vật. Người vẫn lên tiếng bên ta trong mọi khoảnh khắc, mọi thời gian. Hiện diện của Chúa là hiện diện đầy. Người hiện diện bền bỉ, liên lỉ.
Như vậy Lời Chúa vang lên mọi nơi, mọi lúc. Ta lắng nghe Chúa là lắng nghe qua từng thời gian, từng biến cố, từng hoàn của mình, hay của bất cứ ai, bất cứ nơi nào mà ta có mặt hay tham dự vào. Ta xin Chúa hãy dạy ta, hãy làm cho ta được sống theo thánh ý Chúa, sống theo Lời của Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Hãy xem đó là lời xác tín suốt cuộc đời làm người của ta. Bởi ai chăm chú lắng nghe Chúa, ai xác tín chỉ có Lời Chúa là “sự cần” duy nhất trong đời mình, người đó sẽ tìm thấy hạnh phúc, sẽ cảm nếm ngọt ngào, dù phải đi cùng những sóng gió, trắc trở. Dẫu phải trải qua gian nan, họ sẽ chiến thắng và gặt hái những hoa trái của ơn thánh, hoa trái của sự thánh thiện.
Sách Sáng thế ghi lại câu chuyện vợ chồng Tổ phụ Abraham – Sara, đã phải đau khổ nhiều vì mong mỏi, cả đến thèm khát một đứa con, nhưng nhiều chục năm qua, sự thèm khát ấy đã nên mỏi mòn, vô vọng.
Vậy mà một lần, Vợ chồng Tổ phụ đã đón nhận ba người khách lạ, chính là Thiên Chúa hiện thân. Khi vợ chồng Tổ phụ mở rộng cửa nhà, cũng chính là lúc ông bà mở toan cõi lòng đón tiếp và lắng nghe ba người khách lạ. Ông bà có ngờ đâu, mình đã đón tiếp và lắng nghe Thiên Chúa của mình.
Từ đây, ơn Chúa làm nên những hoa trái kỳ diệu trong cuộc đời ông bà. Không ai tưởng tượng nổi, từ lòng dạ son sẻ và từ niềm hy vọng đã héo hon, lại có thể sinh con. Biến cố ấy trở thành biến cố lớn của lịch sử cứu độ. Bởi Lời Thiên Chúa hứa về một dòng dõi “đông như sao trời, như cát biển” đã từ lâu lắm, nay thành hiện thực. Và việc cụ già sinh con, trở thành điều kỳ diệu. Đứa con của lời hứa ấy lại là bình minh cho một dân tộc vĩ đại sau này.
Mọi thứ trong cuộc đời (hoàn cảnh, sức khoẻ, gia đình, đất nước, sứ mệnh...) đều có thể thay đổi. Nhưng Lời Chúa muôn đời bền vững. “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,35). Chính Chúa Giêsu khẳng định như thế.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. Hãy như vợ chồng Tổ phụ Abraham, luôn sẵn sàng để Chúa nói, sẵng sàng lắng nghe tiếng Chúa. Bởi Lời Chúa dạy cũng chính là sự thể hiện Thánh ý Chúa định hướng cuộc đời ta, giúp ta sống, làm quân bình cho tinh thần, là la bàn định vị lối sống đạo đức, là niềm an ủi, là nguồn sống, niềm vui, bình an, hy vọng... trọn một đời Kitô hữu.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”. “Sự cần” ấy đã là, đang là và sẽ là điểm cốt lõi xác nhận con người, con đường cuộc sống, niềm tin, giá trị, sứ mệnh… của người tín hữu.
Không ai có thể vẽ biểu đồ cuộc sống và niềm tin của chúng ta cho chúng ta, hoặc cho biết chính xác điều Thiên Chúa muốn ta làm và những quyết định ta cần phải thực hiện khi theo Người. Chỉ có Lời Chúa, chỉ có một sự cần mà thôi, sẽ là chìa khóa để mỗi người mở ra cánh cửa thiêng thánh ấy.
Vì thế, lắng nghe tiếng Chúa là cách thức thắp đèn sáng giúp bản thân nhận rõ hơn hướng đi mà Chúa đã định cho mình. Thánh Kinh luôn luôn khẳng định điều ấy khi cho biết:
“Lời Chúa hứa lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung… Muôn lạy Chúa, lời Ngài bền vững đến ngàn đời, trên cõi trời cao… Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi... Giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường” (Tv 119, 11.89.105.130).
“Hãy quay về nghe lời Ta sửa dạy. Này Ta luôn để thần khí Ta trên các ngươi, khiến các ngươi hiểu rõ lời Ta dạy bảo” (Cn 1, 23).
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4).
“Lời Chúa là Thần Khí và là Sự Sống... Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống… Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì cách ông thật là môn đệ tôi, các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 4, 24. 6,63. 8, 31-32).
“Có đức tin, là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô… Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được phép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó, chúng ta vững lòng trông cậy” (Rm 10, 17. 15, 4).
Nếu chúng ta không có hoàn cảnh để thỉnh thoảng, rút lui vào cuộc sống cô tịch, thì ít ra, những giờ phút đọc Lời Chúa trong gia đình, khi cử hành Lời Chúa trong thánh lễ, những giờ phút cầu nguyện…, phải trở thành thời gian hữu ích, thời gian bổ dưỡng tinh thần bằng chăm chú lắng nghe, chăm chú suy gẫm, hay cố bắt lấy một ý, một câu của Lời Chúa trong giờ cử hành ấy. Để rồi sau đó, trở về với cuộc sống, trong tâm tình thờ phượng, chúng ta chìm lắng trong Chúa, nghiền ngẫm trong Lời của Chúa.
Hoặc mỗi khi bị khủng hoảng, ta nhanh chóng quay về với Chúa Giêsu, Đá Tảng của mọi thời đại, đặt tâm tư của mình bên Chúa. Hãy để Chúa nói. Hãy thinh lặng hoàn toàn để nghe tiếng Chúa.
Hãy mở Kinh Thánh ra để suy niệm bất cứ một đoạn Lời Chúa nào. Hãy xin Chúa lên tiếng và sáng soi cho ta hiểu tiếng Chúa nơi bản văn Kinh Thánh ấy. Hãy luôn xác tín: “Chỉ có một sự cần mà thôi”. Đó là nghe và sống Lời Chúa.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG