Suy Niệm Chúa Nhật III PHỤC SINH C
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay tiếp tục kể lại sự kiện Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ. Đây là lần thứ ba Ngài hiện ra với các ông sau khi từ cõi chết sống lại. Ngài hiện ra tại Biển Hồ Tibêria đang khi các ông đang đánh bắt cá. Thánh Gioan cho biết, các ông khó nhọc suốt đêm mà không bắt được con cá nào. Đúng lúc đó, Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến, Ngài bảo các ông: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”(Ga 21,6). Vâng lời Chúa, các ông thả lưới xuống bên hữu thuyền. Khi kéo lưới lên, các ông đã bắt được rất nhiều cá, tất cả được một trăm năm mươi ba con. Theo các nhà động vật học Hilạp, thời đó người ta đã tìm được 153 giống cá ở biển khơi. Như vậy, 153 giống cá trong lưới của các Tông Đồ là hình ảnh tiên báo họ sẽ quy tụ muôn dân muôn nước vào trong gia đình Giáo Hội sau này. Vậy, làm sao để qui tụ muôn dân muôn nước thành một gia đình?
Thứ nhất, Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội và đặt Thánh Phêrô làm thủ lãnh. Phần thứ hai của đoạn Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu bổ nhiệm Thánh Phêrô làm Giáo Hoàng tiên khởi. Đó cũng là khởi đầu của phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo. Từ đó tới nay đã có 166 vị Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng hiện tại kế vị Thánh Phêrô là Đức Phanxicô. Để đảm nhận trách nhiệm quan trọng này, chắc chắn Chúa Giêsu đã cân nhắc và đặt ra nhiều tiêu chuẩn cần thiết. Nhưng tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết đó chính là lòng yêu mến Chúa. Vì vậy, trước khi giao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa Giêsu đã trắc nghiệm lòng mến của ông: “Con có yêu mến Thầy không ?”. Ngài hỏi Thánh Phêrô ba lần như vậy (x. Ga 10,15-18). Ba lần Ngài hỏi Phêrô có thể gợi lại ba lần Phêrô chối Chúa, nhưng đó cũng là cách Chúa muốn ông khẳng định chắc chắn hơn về quyết định của mình.
Mặc dầu Phêrô đã chối Chúa ba lần vì yếu đuối, nhưng lòng mến của ông đối với Thầy luôn chân thành. Lòng mến đó được thể hiện qua câu trả lời hết sức đặc biệt của ông. Ông không trả lời “Có, con yêu mến Thầy”. Nếu trả lời như vậy thì quá bình thường. Phêrô đã trả lời một cách đặc biệt và tự tận đáy lòng rằng: “Thầy biết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Thật vậy, Chúa Giêsu biết lòng mến nơi Phêrô. Vì kẻ được tha nhiều thì yêu mến nhiều hơn (x. Lc 7,36-50). Ngài tin tưởng Phêrô nên đã trao nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Ngài cho ông. Phêrô sẵn sàng đón nhận, từ đó về sau ông đã chu toàn trọn vẹn nhiệm vụ Chúa trao phó. Cuối cùng, ông lấy cái chết để chứng minh lòng mến và lòng trung thành của mình đối với Chúa.
Trong đời sống đạo, Đức Mến bao giờ cũng quan trọng. Đức Mến có thể quyết định tất cả mọi vấn đề. Hay nói cách khác, có Đức Mến là có tất cả. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhưng lớn hơn cả là Đức Mến” (1 Cr 13,13). Thật vậy, nếu không có Đức Mến thì tất cả mọi việc làm của chúng ta chỉ mang hình thức bên ngoài, phô trương cho người ta thấy. Thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần đi nữa, mà không có Đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1). Nếu không có Đức Mến thì Đức Tin của chúng ta sẽ không bền vững, giống như người xây nhà trên cát. Chúng ta thấy rõ điều này qua các thời kỳ Giáo Hội bị bách hại, có vô số kitô hữu đã chấp nhận hy sinh vì lòng mến Chúa, nhưng cũng không thiếu những kitô hữu vì không có lòng mến nên đã nhẫn tâm dẫm đạp lên thập giá để được yên thân. Nếu hôm nay, Chúa hỏi chúng ta “Con có yêu mến Thầy không?” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hy vọng chúng ta cũng trả lời như Phêrô “Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Thứ hai, để qui tụ muôn dân nước, Giáo Hội có trách nhiệm loan báo Tin Mừng. Sau khi trắc nghiệm lòng mến của Phêrô, Chúa Giêsu bảo ông: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy”. Đàn chiên của Chúa hiểu theo nghĩa rộng là tất cả muôn dân nước. Vì vậy, nhiệm vụ của Giáo Hội không chỉ chăm lo cho những người kitô hữu, mà còn phải lo cho những người chưa nhận biết Chúa. Đó chính là sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đó chính là sứ mạng “Đánh bắt các linh hồn”. Chính Chúa Giêsu đã nói với bốn môn đệ đầu tiên rằng: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá" (Mc 1,17). Sau khi sống lại, Ngài tiếp tục nhắc nhở các ông: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 46-48). Vâng lệnh Chúa, các Tông Đồ đã thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng ngay những ngày đầu của Giáo Hội. Bài đọc I cho chúng ta thấy, các Tông Đồ đã nhân danh Chúa Giêsu để giảng dạy giáo lý khắp cả Giêrusalem. Mặc dầu thầy thượng tế cấm các ông không được nhân danh Đức Giêsu mà giảng dạy, nhưng Thánh Phêrô và các Tông Đồ trả lời với họ rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 5, 29).
Sau các Tông Đồ, các kitô hữu qua mọi thời đại vẫn tiếp tục loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Nhờ vậy, từ con số nhỏ bé ban đầu, hiện nay Giáo Hội đã có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo, chiếm 17% dân số hoàn cầu.
Giáo Hội không dừng lại ở đó, nhưng Giáo Hội phải có trách nhiệm làm cho 83 % dân số còn lại trở thành thành viên của mình. Trách nhiệm của Giáo Hội cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, việc làm hay bằng chứng tá đời sống. Nhưng phải nhớ rằng, công việc loan báo Tin Mừng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong ba năm giảng đạo, chính Chúa Giêsu đã gặp biết bao chống đối từ phía những người lãnh đạo Do thái và cuối cùng vì họ mà Ngài đã bị giết chết trên Thánh giá. Ngài cũng đã từng báo trước với các Tông Đồ về những bắt bớ, đau khổ mà các ông phải chịu. Ngài nói: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết” (Mt 10, 17-18). Đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng tiên báo về cái chết của Phêrô: “Khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến"(Ga 21,18). Như vậy, đau khổ, chết chóc là số phận của những người đi theo Chúa. Trong số 12 Tông Đồ, đã có 11 vị Tử đạo, riêng Thánh Gioan bị dìm vào vạt dầu sôi nhưng không hề hấn gì. Chính vì vậy, chúng ta không lạ gì, Giáo Hội qua mọi thời vẫn bị bách hại bằng cách này cách khác. Xin cho chúng ta và mọi thành phần trong Giáo Hội, dù trong hoàn cảnh nào cũng biết trung thành với sứ mạng rao giảng Tin Mừng, nhất là trung thành yêu mến Chúa. Vì “Ai bền độ đến cùng sẽ được cứu độ” (x. Mt 10,22)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nên Chúa đã hiện ra nhiều lần để củng cố niềm tin nơi các Tông Đồ. Vì yêu thương nên Chúa đã thiết lập Giáo Hội để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin Chúa tiếp tục củng cố đức tin cho chúng con. Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn hiệp nhất với nhau để vượt qua được mọi sóng gió trong cuộc đời. Xin cho chúng con luôn hăng say rao giảng Tin Mừng để mọi dân nước được qui tụ trong đại gia đình Giáo Hội. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay tiếp tục kể lại sự kiện Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ. Đây là lần thứ ba Ngài hiện ra với các ông sau khi từ cõi chết sống lại. Ngài hiện ra tại Biển Hồ Tibêria đang khi các ông đang đánh bắt cá. Thánh Gioan cho biết, các ông khó nhọc suốt đêm mà không bắt được con cá nào. Đúng lúc đó, Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến, Ngài bảo các ông: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”(Ga 21,6). Vâng lời Chúa, các ông thả lưới xuống bên hữu thuyền. Khi kéo lưới lên, các ông đã bắt được rất nhiều cá, tất cả được một trăm năm mươi ba con. Theo các nhà động vật học Hilạp, thời đó người ta đã tìm được 153 giống cá ở biển khơi. Như vậy, 153 giống cá trong lưới của các Tông Đồ là hình ảnh tiên báo họ sẽ quy tụ muôn dân muôn nước vào trong gia đình Giáo Hội sau này. Vậy, làm sao để qui tụ muôn dân muôn nước thành một gia đình?
Thứ nhất, Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội và đặt Thánh Phêrô làm thủ lãnh. Phần thứ hai của đoạn Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan tường thuật việc Chúa Giêsu bổ nhiệm Thánh Phêrô làm Giáo Hoàng tiên khởi. Đó cũng là khởi đầu của phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo. Từ đó tới nay đã có 166 vị Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng hiện tại kế vị Thánh Phêrô là Đức Phanxicô. Để đảm nhận trách nhiệm quan trọng này, chắc chắn Chúa Giêsu đã cân nhắc và đặt ra nhiều tiêu chuẩn cần thiết. Nhưng tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết đó chính là lòng yêu mến Chúa. Vì vậy, trước khi giao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa Giêsu đã trắc nghiệm lòng mến của ông: “Con có yêu mến Thầy không ?”. Ngài hỏi Thánh Phêrô ba lần như vậy (x. Ga 10,15-18). Ba lần Ngài hỏi Phêrô có thể gợi lại ba lần Phêrô chối Chúa, nhưng đó cũng là cách Chúa muốn ông khẳng định chắc chắn hơn về quyết định của mình.
Mặc dầu Phêrô đã chối Chúa ba lần vì yếu đuối, nhưng lòng mến của ông đối với Thầy luôn chân thành. Lòng mến đó được thể hiện qua câu trả lời hết sức đặc biệt của ông. Ông không trả lời “Có, con yêu mến Thầy”. Nếu trả lời như vậy thì quá bình thường. Phêrô đã trả lời một cách đặc biệt và tự tận đáy lòng rằng: “Thầy biết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Thật vậy, Chúa Giêsu biết lòng mến nơi Phêrô. Vì kẻ được tha nhiều thì yêu mến nhiều hơn (x. Lc 7,36-50). Ngài tin tưởng Phêrô nên đã trao nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Ngài cho ông. Phêrô sẵn sàng đón nhận, từ đó về sau ông đã chu toàn trọn vẹn nhiệm vụ Chúa trao phó. Cuối cùng, ông lấy cái chết để chứng minh lòng mến và lòng trung thành của mình đối với Chúa.
Trong đời sống đạo, Đức Mến bao giờ cũng quan trọng. Đức Mến có thể quyết định tất cả mọi vấn đề. Hay nói cách khác, có Đức Mến là có tất cả. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhưng lớn hơn cả là Đức Mến” (1 Cr 13,13). Thật vậy, nếu không có Đức Mến thì tất cả mọi việc làm của chúng ta chỉ mang hình thức bên ngoài, phô trương cho người ta thấy. Thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần đi nữa, mà không có Đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1). Nếu không có Đức Mến thì Đức Tin của chúng ta sẽ không bền vững, giống như người xây nhà trên cát. Chúng ta thấy rõ điều này qua các thời kỳ Giáo Hội bị bách hại, có vô số kitô hữu đã chấp nhận hy sinh vì lòng mến Chúa, nhưng cũng không thiếu những kitô hữu vì không có lòng mến nên đã nhẫn tâm dẫm đạp lên thập giá để được yên thân. Nếu hôm nay, Chúa hỏi chúng ta “Con có yêu mến Thầy không?” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Hy vọng chúng ta cũng trả lời như Phêrô “Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Thứ hai, để qui tụ muôn dân nước, Giáo Hội có trách nhiệm loan báo Tin Mừng. Sau khi trắc nghiệm lòng mến của Phêrô, Chúa Giêsu bảo ông: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy”. Đàn chiên của Chúa hiểu theo nghĩa rộng là tất cả muôn dân nước. Vì vậy, nhiệm vụ của Giáo Hội không chỉ chăm lo cho những người kitô hữu, mà còn phải lo cho những người chưa nhận biết Chúa. Đó chính là sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đó chính là sứ mạng “Đánh bắt các linh hồn”. Chính Chúa Giêsu đã nói với bốn môn đệ đầu tiên rằng: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá" (Mc 1,17). Sau khi sống lại, Ngài tiếp tục nhắc nhở các ông: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 46-48). Vâng lệnh Chúa, các Tông Đồ đã thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng ngay những ngày đầu của Giáo Hội. Bài đọc I cho chúng ta thấy, các Tông Đồ đã nhân danh Chúa Giêsu để giảng dạy giáo lý khắp cả Giêrusalem. Mặc dầu thầy thượng tế cấm các ông không được nhân danh Đức Giêsu mà giảng dạy, nhưng Thánh Phêrô và các Tông Đồ trả lời với họ rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 5, 29).
Sau các Tông Đồ, các kitô hữu qua mọi thời đại vẫn tiếp tục loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Nhờ vậy, từ con số nhỏ bé ban đầu, hiện nay Giáo Hội đã có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo, chiếm 17% dân số hoàn cầu.
Giáo Hội không dừng lại ở đó, nhưng Giáo Hội phải có trách nhiệm làm cho 83 % dân số còn lại trở thành thành viên của mình. Trách nhiệm của Giáo Hội cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng bằng lời nói, việc làm hay bằng chứng tá đời sống. Nhưng phải nhớ rằng, công việc loan báo Tin Mừng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong ba năm giảng đạo, chính Chúa Giêsu đã gặp biết bao chống đối từ phía những người lãnh đạo Do thái và cuối cùng vì họ mà Ngài đã bị giết chết trên Thánh giá. Ngài cũng đã từng báo trước với các Tông Đồ về những bắt bớ, đau khổ mà các ông phải chịu. Ngài nói: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết” (Mt 10, 17-18). Đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng tiên báo về cái chết của Phêrô: “Khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến"(Ga 21,18). Như vậy, đau khổ, chết chóc là số phận của những người đi theo Chúa. Trong số 12 Tông Đồ, đã có 11 vị Tử đạo, riêng Thánh Gioan bị dìm vào vạt dầu sôi nhưng không hề hấn gì. Chính vì vậy, chúng ta không lạ gì, Giáo Hội qua mọi thời vẫn bị bách hại bằng cách này cách khác. Xin cho chúng ta và mọi thành phần trong Giáo Hội, dù trong hoàn cảnh nào cũng biết trung thành với sứ mạng rao giảng Tin Mừng, nhất là trung thành yêu mến Chúa. Vì “Ai bền độ đến cùng sẽ được cứu độ” (x. Mt 10,22)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nên Chúa đã hiện ra nhiều lần để củng cố niềm tin nơi các Tông Đồ. Vì yêu thương nên Chúa đã thiết lập Giáo Hội để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin Chúa tiếp tục củng cố đức tin cho chúng con. Xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội luôn hiệp nhất với nhau để vượt qua được mọi sóng gió trong cuộc đời. Xin cho chúng con luôn hăng say rao giảng Tin Mừng để mọi dân nước được qui tụ trong đại gia đình Giáo Hội. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành