(New York 1-4-2004 AsiaNews ) -- Sự bùng nổ bạo động vừa mới đây khiến cho 40 người thiệt mạng vào tuần vừa qua đã khiến cho các giới chức lãnh đạo tung ra lời chỉ trích đến những nhóm cao cấp quốc tế. Thế nhưng hiện cảnh của những người đã và đang phải chịu đựng những cuộc đàn áp tôn giáo và bị khống chế về mặt kinh tế trong suốt nhiều năm trời không thôi cũng đủ tạo ra các ngòi nổ để tạo ra một cảnh hổn loạn mà chẳng cần phải nhờ đến các thế lực bên ngoài, hiện trạng đó đã được chi tiết hóa trong một bản báo cáo dài 319 trang có tiêu đề là, “Tạo Ra Những Kẻ Thù Của Quốc Gia: Cuộc Bức Hại Tôn Giáo tại nước Uzbekistan,” đã được công bố vào ngày 30 tháng 3 vừa qua bởi Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền.
Quốc gia này luôn lên tiếng cam kết rằng họ sẽ trừ khữ những tên khủng bố nội địa ở Uzbekistan, nhưng thật ra, họ dùng đó như là một chiêu bài để bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa của tôn giáo và tố cáo họ là “đã có những hoạt động chống lại nhà nước,” qua việc cầu nguyện tại nhà của họ hay để râu dài, vốn là một cử chỉ tỏ bày lòng hiếu thảo, chẳng hạn.
Bà Rachel Denbar, quyền giám đốc điều hành của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đặc trách khu vực Châu Âu và Trung Á nói rằng, “Mặc dầu, Uzbekistan là một đồng minh thân cận của Mỹ và các quốc gia Tây Phương khác, thế nhưng nó không thể nào dùng cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu như là bình phong để che đậy cho việc đàn áp tôn giáo. Chính phủ của nước Uzbekistan này đang thực hiện một chiến dịch không khoan nhượng chống lại những nhà bất đồng chính kiến Hồi Giáo ôn hòa. Mức độ và tính hung bạo chống lại những người Hồi Giáo theo đường lối độc lập là bằng chứng hiển nhiên cho thấy những việc làm như vậy chỉ mới là một phần của chiến dịch hành quyết tôn giáo một cách có qui mô và khép chặt.” Bản báo cáo của cơ quan nhân quyền này có những bằng chứng rõ ràng về những cuộc bắt bớ và tra tấn những người bị tình nghi và những người bị tống giam trong ngục tù, tổng cộng có khoảng gần 7,000 người Hồi Giáo bất đồng chính kiến.
Chỉ mới trong tháng qua mà thôi, một bà lão 62 tuổi có tên là Fatima Mukhadirova vừa mới bị kết án vì đã có thái độ quá khích về tôn giáo, khi bà lên tiếng chống lại việc hành hung và giết chết người con trai của bà vào tháng 8 năm 2002 vừa qua sau khi con của bà bị nhúng vào nước sôi. Anh ta bị bỏ tù cũng vì tội kết án tương tự có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Vì có sự can thiệp quốc tế, bà lão ấy cuối cùng được thả ra, thế nhưng có ít nhất 26 người Hồi Giáo khác đã bị bắt giữ kể từ đầu năm nay. Qua bản báo cáo, thì có đến 200 nạn nhân người Hồi Giáo theo quan điểm độc lập, và các bà con thân quyến của họ đã đưa ra lời tố cáo có liên quan đến các cuộc hành quyết tôn giáo mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó, các phóng viên của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đã tham dự trên 12 cuộc xử án, và đã thu thập được các bằng chứng về việc bắt bớ của cảnh sát, những phán quyết của tòa án, và các hồ sơ y khoa của hơn 800 vụ. Bản báo cáo xác định rằng có tới 10 người bị chết vì bị tra tấn trong các nhà tù của chính phủ trong khoảng 5 năm trời. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia của khối Cộng Đồng Chung Châu Âu hãy lên án tình trạng hành quyết tôn giáo tại đất nước Uzbekistan này, và yêu cầu chấm dứt hẳn những cuộc rùng láp bắt bớ và tra tấn tập thể.
Vào tháng tư này, chính phủ của Tổng Thống Bush sẽ lượng định lại xem liệu Uzebekistan đã có những “nổ lực cải thiện nào một cách đáng kể” về mặt nhân quyền để Hoa Kỳ mới có thể cung cấp 50 tỉ đô la viện trợ vào quốc gia này, bao gồm luôn cả việc giúp đở về quân sự. Các thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đặt trách về Nhân Quyền, hiện đang nhóm họp tại thủ đô Geneva, cũng sẽ quyết định xem phải hành động như thế nào để đáp lại việc chính phủ Uzebekistan tiếp tục vi phạm về nhân quyền.
Uzebekistan, là một quốc gia Trung Á có khoảng 88% là người Hồi Giáo Sunni, người theo Chính Thống Giáo Nga Sô chỉ chiếm có 9%, còn người theo Công Giáo và các đạo khác chỉ chiếm có 3% mà thôi.
Quốc gia này luôn lên tiếng cam kết rằng họ sẽ trừ khữ những tên khủng bố nội địa ở Uzbekistan, nhưng thật ra, họ dùng đó như là một chiêu bài để bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa của tôn giáo và tố cáo họ là “đã có những hoạt động chống lại nhà nước,” qua việc cầu nguyện tại nhà của họ hay để râu dài, vốn là một cử chỉ tỏ bày lòng hiếu thảo, chẳng hạn.
Bà Rachel Denbar, quyền giám đốc điều hành của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đặc trách khu vực Châu Âu và Trung Á nói rằng, “Mặc dầu, Uzbekistan là một đồng minh thân cận của Mỹ và các quốc gia Tây Phương khác, thế nhưng nó không thể nào dùng cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu như là bình phong để che đậy cho việc đàn áp tôn giáo. Chính phủ của nước Uzbekistan này đang thực hiện một chiến dịch không khoan nhượng chống lại những nhà bất đồng chính kiến Hồi Giáo ôn hòa. Mức độ và tính hung bạo chống lại những người Hồi Giáo theo đường lối độc lập là bằng chứng hiển nhiên cho thấy những việc làm như vậy chỉ mới là một phần của chiến dịch hành quyết tôn giáo một cách có qui mô và khép chặt.” Bản báo cáo của cơ quan nhân quyền này có những bằng chứng rõ ràng về những cuộc bắt bớ và tra tấn những người bị tình nghi và những người bị tống giam trong ngục tù, tổng cộng có khoảng gần 7,000 người Hồi Giáo bất đồng chính kiến.
Chỉ mới trong tháng qua mà thôi, một bà lão 62 tuổi có tên là Fatima Mukhadirova vừa mới bị kết án vì đã có thái độ quá khích về tôn giáo, khi bà lên tiếng chống lại việc hành hung và giết chết người con trai của bà vào tháng 8 năm 2002 vừa qua sau khi con của bà bị nhúng vào nước sôi. Anh ta bị bỏ tù cũng vì tội kết án tương tự có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Vì có sự can thiệp quốc tế, bà lão ấy cuối cùng được thả ra, thế nhưng có ít nhất 26 người Hồi Giáo khác đã bị bắt giữ kể từ đầu năm nay. Qua bản báo cáo, thì có đến 200 nạn nhân người Hồi Giáo theo quan điểm độc lập, và các bà con thân quyến của họ đã đưa ra lời tố cáo có liên quan đến các cuộc hành quyết tôn giáo mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó, các phóng viên của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đã tham dự trên 12 cuộc xử án, và đã thu thập được các bằng chứng về việc bắt bớ của cảnh sát, những phán quyết của tòa án, và các hồ sơ y khoa của hơn 800 vụ. Bản báo cáo xác định rằng có tới 10 người bị chết vì bị tra tấn trong các nhà tù của chính phủ trong khoảng 5 năm trời. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia của khối Cộng Đồng Chung Châu Âu hãy lên án tình trạng hành quyết tôn giáo tại đất nước Uzbekistan này, và yêu cầu chấm dứt hẳn những cuộc rùng láp bắt bớ và tra tấn tập thể.
Vào tháng tư này, chính phủ của Tổng Thống Bush sẽ lượng định lại xem liệu Uzebekistan đã có những “nổ lực cải thiện nào một cách đáng kể” về mặt nhân quyền để Hoa Kỳ mới có thể cung cấp 50 tỉ đô la viện trợ vào quốc gia này, bao gồm luôn cả việc giúp đở về quân sự. Các thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đặt trách về Nhân Quyền, hiện đang nhóm họp tại thủ đô Geneva, cũng sẽ quyết định xem phải hành động như thế nào để đáp lại việc chính phủ Uzebekistan tiếp tục vi phạm về nhân quyền.
Uzebekistan, là một quốc gia Trung Á có khoảng 88% là người Hồi Giáo Sunni, người theo Chính Thống Giáo Nga Sô chỉ chiếm có 9%, còn người theo Công Giáo và các đạo khác chỉ chiếm có 3% mà thôi.