Gương mặt trẻ thời đại: Ninni Di Leo (Palermo 1957 - 1974)
Ninni đã sống một cuộc sống đơn sơ giản dị cho tới ngày cậu ngã bệnh. Cơn đau bệnh tật đã thanh luyện cậu như vàng được tôi luyện. Cậu theo học ở trường kỹ thuật và rất giỏi về mọi môn ngoại trừ môn luận văn Ý. Môn cậu ưa thích nhất là môn địa lý: cậu biết cậu thích thú và dồn tâm sức vào môn này, mặc dầu thế, cậu bị xếp thứ hạng hai vào mùa thi, nhưng cậu vui vì bạn cậu hơn cậu. Cậu vừa đi học vừa giúp ba làm tại lò bánh mì. Bẩm năng cậu rất quảng đại, không bao giờ nghĩ về minh hay cho mình.
Lúc lên 12 tuổi cậu gia nhập Khánh lễ viện Salesian Ranchibile ở Palermo. Có hai điểm nổi bật mỗi Chúa nhật mà cậu không bao giờ bỏ là: Buổi sáng cậu đọc kinh sáng và tham dự thánh lễ, buổi chiều cậu thích nghe nhạc. Cậu yêu thích nhạc, khiêu vũ, chơi bóng rổ (cậu cao 1 mét 82) và bóng bàn. Cậu ngã bệnh vào mùa hè năm 1973. Lúc đó vào tháng Bảy cậu bị đột biến nhức đầu, ói mửa, máu mặt nhợt nhạt... người nhà đã vội đưa cậu vào bệnh viện và may mắn cậu được tai qua nạn khỏi nhưng cậu bị hôn mê: Mẹ cậu đưa cậu đi bệnh viện ở Paris. Nhiều bạn trẻ tới thăm cậu khích lệ cậu vui lên và quyết tâm chống lại bệnh tật để tự tồn. Một số bạn trẻ đưa truyện thánh trẻ Saviô ra đọc cho cậu nghe và đặt ảnh thánh nhân dưới gối của cậu. Các bạn khác chỉ cách cho cậu vượt thắng những đau đớn. Tự nhiên cậu nói tiếng Pháp làm cho các bạn cậu cười vang, nhưng trước gương mặt duyên dáng điểm tô nụ cười của cậu làm cho ai nấy cũng cảm thấy mến cậu. Ở nhà thương không thiếu gì những người ơ hờ với tôn giáo nhưng cậu can đảm thường xuyên cùng mẹ và người khác đọc kinh cầu nguyện. Cậu vẫn thâm tín vào Lời Chúa “nơi nào có hai ba người hợp nhau cầu nguyện thì Ta (Chúa) hiện diện giữa họ”. Cậu mong được rước Chúa thường xuyên nhưng với thâm tín rằng cậu được đón Chúa Cứu Thế mỗi lần.
Sau lần chữa bệnh thứ nhất tại Paris này là những lần kế tiếp chạy điện đau đớn trong khu cách biệt của bệnh viện, cách biệt với thế giới bên ngoài. Một ngày một chuyên viên săn sóc cậu nói với cậu rằng: “ Trước những đau khổ như vậy mà sao không bao giờ thấy cậu ta thán hay phiền trách gì hay kêu than với Chúa vậy?”. Ninni đã trả lời một cách thản nhiên: “Chúa đâu có lỗi gì? Vả lại Chúa còn đau khổ gấp bội vì chúng ta! Hơn thế có phàn nàn ta thán cũng không giúp ích gì mà chỉ làm phiền hà thêm cho những người giúp đỡ con mà thôi”. Cậu đã ở lại bệnh viên ở Paris cho tới giây phút cuối cùng khi không còn hy vọng nào chữa chạy được nữa. Cậu trở về nhà sống những ngày cuối cùng. Một tháng cuối cùng nhưng cậu luôn muốn sống một cuộc sống trọn vẹn. Cậu muốn học, muốn chơi bóng rổ, nghe nhạc và khiêu vũ... Trong một bữa tiệc mừng, mọi người ngạc nhiên thấy cậu thật phấn khởi. Đó cũng là dịp cuối cùng của đời cậu. Ngày 23/1/1974 với một khuôn mặt bình thản, nụ cười trên môi, cậu đã bổng bay về trời.
Ninni đã sống một cuộc sống đơn sơ giản dị cho tới ngày cậu ngã bệnh. Cơn đau bệnh tật đã thanh luyện cậu như vàng được tôi luyện. Cậu theo học ở trường kỹ thuật và rất giỏi về mọi môn ngoại trừ môn luận văn Ý. Môn cậu ưa thích nhất là môn địa lý: cậu biết cậu thích thú và dồn tâm sức vào môn này, mặc dầu thế, cậu bị xếp thứ hạng hai vào mùa thi, nhưng cậu vui vì bạn cậu hơn cậu. Cậu vừa đi học vừa giúp ba làm tại lò bánh mì. Bẩm năng cậu rất quảng đại, không bao giờ nghĩ về minh hay cho mình.
Lúc lên 12 tuổi cậu gia nhập Khánh lễ viện Salesian Ranchibile ở Palermo. Có hai điểm nổi bật mỗi Chúa nhật mà cậu không bao giờ bỏ là: Buổi sáng cậu đọc kinh sáng và tham dự thánh lễ, buổi chiều cậu thích nghe nhạc. Cậu yêu thích nhạc, khiêu vũ, chơi bóng rổ (cậu cao 1 mét 82) và bóng bàn. Cậu ngã bệnh vào mùa hè năm 1973. Lúc đó vào tháng Bảy cậu bị đột biến nhức đầu, ói mửa, máu mặt nhợt nhạt... người nhà đã vội đưa cậu vào bệnh viện và may mắn cậu được tai qua nạn khỏi nhưng cậu bị hôn mê: Mẹ cậu đưa cậu đi bệnh viện ở Paris. Nhiều bạn trẻ tới thăm cậu khích lệ cậu vui lên và quyết tâm chống lại bệnh tật để tự tồn. Một số bạn trẻ đưa truyện thánh trẻ Saviô ra đọc cho cậu nghe và đặt ảnh thánh nhân dưới gối của cậu. Các bạn khác chỉ cách cho cậu vượt thắng những đau đớn. Tự nhiên cậu nói tiếng Pháp làm cho các bạn cậu cười vang, nhưng trước gương mặt duyên dáng điểm tô nụ cười của cậu làm cho ai nấy cũng cảm thấy mến cậu. Ở nhà thương không thiếu gì những người ơ hờ với tôn giáo nhưng cậu can đảm thường xuyên cùng mẹ và người khác đọc kinh cầu nguyện. Cậu vẫn thâm tín vào Lời Chúa “nơi nào có hai ba người hợp nhau cầu nguyện thì Ta (Chúa) hiện diện giữa họ”. Cậu mong được rước Chúa thường xuyên nhưng với thâm tín rằng cậu được đón Chúa Cứu Thế mỗi lần.
Sau lần chữa bệnh thứ nhất tại Paris này là những lần kế tiếp chạy điện đau đớn trong khu cách biệt của bệnh viện, cách biệt với thế giới bên ngoài. Một ngày một chuyên viên săn sóc cậu nói với cậu rằng: “ Trước những đau khổ như vậy mà sao không bao giờ thấy cậu ta thán hay phiền trách gì hay kêu than với Chúa vậy?”. Ninni đã trả lời một cách thản nhiên: “Chúa đâu có lỗi gì? Vả lại Chúa còn đau khổ gấp bội vì chúng ta! Hơn thế có phàn nàn ta thán cũng không giúp ích gì mà chỉ làm phiền hà thêm cho những người giúp đỡ con mà thôi”. Cậu đã ở lại bệnh viên ở Paris cho tới giây phút cuối cùng khi không còn hy vọng nào chữa chạy được nữa. Cậu trở về nhà sống những ngày cuối cùng. Một tháng cuối cùng nhưng cậu luôn muốn sống một cuộc sống trọn vẹn. Cậu muốn học, muốn chơi bóng rổ, nghe nhạc và khiêu vũ... Trong một bữa tiệc mừng, mọi người ngạc nhiên thấy cậu thật phấn khởi. Đó cũng là dịp cuối cùng của đời cậu. Ngày 23/1/1974 với một khuôn mặt bình thản, nụ cười trên môi, cậu đã bổng bay về trời.