Cách nhà thờ Giáo xứ Cao Bình khoảng 15km là xóm Nà Rị, thuộc huyện Hoà An của tỉnh Cao Bằng. Đây là địa danh quen thuộc và điểm đến thân thương đối với nhiều anh chị em trong giáo xứ Cao Bình. Nơi đây cũng là một giáo điểm đang được gầy dựng và hứa hẹn một tương lai đầy hy vọng.
Hình ảnh
Đến với Nà Rị, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng bởi màu xanh trù phú của núi rừng, và nhất là màu xanh mướt của những cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn bên triền đồi. Vùng đất này là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu thấy mỗi gia đình ở đây, bên căn nhà đều có một chòi nhỏ, được xây kiên cố, hỏi ra mới biết đó là lò sấy thuốc lá thủ công của bà con vùng này. Những chòi nhỏ xinh xắn vươn lên như những ngọn tháp nhà thờ san sát ở các giáo phận miền xuôi.
Con đường quốc lộ đã được nâng cấp và làm mới khiến cho giao thông của Nà Rị với thành phố Cao Bằng và các vùng khác trở nên thuận tiện hơn. Tuy vậy, con đường quanh co với nhiều đèo dốc cũng rất nguy hiểm. Những ngày nắng ráo thì đi lại dễ dàng, còn những ngày mưa thì trơn trượt. Thế mới biết tinh thần của bà con giáo hữu nơi đây. Đường xa, dốc thẳm, đèo quanh co, thế nhưng không tuần nào họ vắng mặt, ít là trong các Thánh lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Cao Bình.
Tại Nà Rị hiện nay có ba gia đình Công Giáo, với hơn chục tín hữu. Đây có thể là con số rất khiêm tốn so với các xứ đạo sầm uất miền xuôi, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và có tầm quan trọng nơi miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Ba gia đình Công Giáo nơi đây thì một gia đình từ giáo phận Bắc Ninh lên, một từ Phát Diệm và (gần) một gia đình là người bản xứ. Họ lên đây lập nghiệp từ hàng chục năm nay. Tôi thường nghe mọi người nói rằng ở Nà Rị hiện nay có hai gia đình rưỡi theo đạo. Nghĩ cũng thú vị thật, mà cũng đúng, vì một gia đình trong số đó chỉ có người chồng theo đạo mà thôi.
Anh chị em giáo dân tại Nà Rị được nhắc tới như những nắm men trong bột, một dấu chỉ của niềm hy vọng đức tin. Sống giữa một cộng đồng lương dân, mà phần lớn là anh chị em dân tộc thiểu số, người giáo dân nơi đây tuy ít ỏi nhưng lại thật quan trọng. Họ được mời gọi trở nên những chứng nhân âm thầm cho niềm tin và Tin Mừng của Thiên Chúa giữa cuộc sống thường nhật.
Đã thành thông lệ từ lâu, chiều thứ Sáu hàng tuần, cha con từ nhà xứ Cao Bình đến với Nà Rị để thăm viếng và cùng cầu nguyện và nhất là gần đây đã có thể cử hành Thánh lễ. Giờ đọc kinh khoảng 19h00. Địa điểm thì thay đổi luân phiên giữa các gia đình. Hồi cuối năm 2011, khi cha xứ làm mới bộ ghế nhà thờ, ghế cũ được chuỷển lên Nà Rị, mỗi gia đình nhận một số. Bàn Thờ của nhà thờ Cao Bình cũng được chuyển lên đây. Vì vậy, giờ đây khi đến Nà Rị, lên gian phòng cộng đoàn thường tụ họp cầu nguyện, ta thấy thật ấm cúng và trang trọng với những hàng ghế ngay ngắn và mang bầu khí phụng vụ. Nhiều lần lên đó tham dự giờ kinh chung, nhưng lần nào cũng đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Giữa nơi thanh vắng của vùng sơn cước xa xôi heo hút, vang vọng lời kinh nguyện, lời Thánh ca hoà với tâm tình chan chứa niềm tin của người Công Giáo. Sau khi lần hạt, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ. Tuy chỉ có ít người tham dự, nhưng tạo nên bầu khí ấm áp tình nghĩa và chan chứa niềm vui đức tin. Nét đẹp nơi vùng đất truyền giáo được ánh lên thật ý nghĩa.
Thêm một nét đặc biệt, trong các giờ kinh hay sinh hoạt của anh chị em giáo hữu Nà Rị, thường có sự góp mặt của một số anh chị em lương dân xung quanh. Có những người lương dân tham dự cách nhiệt thành. Nhìn nét mặt và lời kinh của họ, tôi cảm nhận một sự thật gần gũi. Đó là sự gần gũi trong niềm tin, trong tình liên đới và hiệp thông. Tuy chưa được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để thực sự gia nhập Công Giáo, nhưng tôi nghĩ, ánh lửa đức tin đã nhen nhúm nơi tâm hồn họ, hạt giống Tin mừng đã được gieo vãi và hứa hẹn nảy mầm kết hạt nơi con người của họ. Một sự hy vọng thật đáng khích lệ cho vùng đất truyền giáo.
Hàng tuần, vào các ngày Chúa Nhật, nơi nhà thờ Cao Bình không mấy khi vắng mặt các anh chị em Nà Rị. Và điều ấn tượng là trước đây thường có cả mấy anh chị em lương dân đi cùng họ. Các hoạt động của giáo xứ đã trở nên thật quen thuộc và gần gũi với họ. Từ Nà Rị, một nhóm khoảng mười mấy em thiếu nhi thường được đến nhà thờ Cao Bình. Các em hào hứng và tự nguyện. Khi lên đây, hoạt động đầu tiên tôi chứng kiến là hoạt cảnh Giáng sinh có sự tham gia của hàng chục bạn thiếu nhi lương dân đến từ Nà Rị, rồi giờ là các bản dâng hoa kính Đức Mẹ cũng có sự góp mặt ý nghĩa đó. Các Thánh lễ, nhiều khi tôi cảm thấy lòng mình xốn xang với bao cảm xúc khi nghe các em hát lễ và thưa kinh thuần thục. Nếu không ai chỉ dẫn, chẳng mấy ai biết rằng đó là các em lương dân. Tôi tự hỏi, ánh lửa Tin Mừng và hạt giống Đức Tin sẽ trổ sinh thế nào trong tâm hồn các em, và những anh chị em lương dân đầy nhiệt tâm ấy!
Đến Nà Rị và gặp gỡ những anh chị em tại đó, tôi cảm nhận được tình nghĩa thật thân thương. Không còn khoảng cách về vùng miền, cũng chẳng còn cách biệt về địa lý, nhưng tất cả trở nên một gia đình với tất cả sự gần gũi và thân mật. Một điểm đáng hy vọng nữa cho Nà Rị, hiện nay có một cậu bé được bố mẹ gửi lên nhà xứ Cao Bình từ hơn 5 năm nay. Nhiều khi ngồi lại, chúng tôi thường nói vui: Biết đâu mai này, xóm đạo Nà Rị lại có một thầy, rồi một linh mục! Đó là điều ý nghĩa, đáng hy vọng và khích lệ.
Chiều Thứ Sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2015, cộng đoàn giáo dân Nà Rị sốt sắng tham dự Thánh lễ Vọng Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Huyến chủ sự. Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn Phụng vụ sốt sắng ca mừng ân sủng Thiên Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời Đức Mẹ, chiêm ngưỡng dung nhan và những ân huệ vô song của Đức Mẹ đã được hưởng, cảm phục và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ để được Chúa chúc lành và ban thưởng hạnh phúc đời này và đời sau. Ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo điểm Nà Rị noi gương Đức Mẹ mang Chúa trong mình và đem Chúa đến cho mọi người xung quanh, bằng chính đời sống đức tin và chứng ta niềm vui Tin Mừng của mình.
Giữa nơi đồi núi của vùng biên giới, hạt giống Tin mừng vẫn âm thầm được gieo trồng và vun xới. Với hồng ân và sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng và hy vọng về sự phát triển của đức tin nơi miền đất vốn còn nhiều thách đố này. Giáo điểm Nà Rị hôm nay tuy chỉ khiêm tốn bé nhỏ, nhưng là nơi chúng ta đặt hy vọng, là nơi chúng ta cố gắng vun trồng những chứng nhân tin mừng bởi đời sống nơi miền đất truyền giáo luôn là lời mời gọi của Thiên Chúa: Hãy trở nên muối men cho đời; Hãy trở nên khí cụ để loan truyền ơn Cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người./.
Hình ảnh
Đến với Nà Rị, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng bởi màu xanh trù phú của núi rừng, và nhất là màu xanh mướt của những cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn bên triền đồi. Vùng đất này là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu thấy mỗi gia đình ở đây, bên căn nhà đều có một chòi nhỏ, được xây kiên cố, hỏi ra mới biết đó là lò sấy thuốc lá thủ công của bà con vùng này. Những chòi nhỏ xinh xắn vươn lên như những ngọn tháp nhà thờ san sát ở các giáo phận miền xuôi.
Con đường quốc lộ đã được nâng cấp và làm mới khiến cho giao thông của Nà Rị với thành phố Cao Bằng và các vùng khác trở nên thuận tiện hơn. Tuy vậy, con đường quanh co với nhiều đèo dốc cũng rất nguy hiểm. Những ngày nắng ráo thì đi lại dễ dàng, còn những ngày mưa thì trơn trượt. Thế mới biết tinh thần của bà con giáo hữu nơi đây. Đường xa, dốc thẳm, đèo quanh co, thế nhưng không tuần nào họ vắng mặt, ít là trong các Thánh lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Cao Bình.
Tại Nà Rị hiện nay có ba gia đình Công Giáo, với hơn chục tín hữu. Đây có thể là con số rất khiêm tốn so với các xứ đạo sầm uất miền xuôi, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và có tầm quan trọng nơi miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Ba gia đình Công Giáo nơi đây thì một gia đình từ giáo phận Bắc Ninh lên, một từ Phát Diệm và (gần) một gia đình là người bản xứ. Họ lên đây lập nghiệp từ hàng chục năm nay. Tôi thường nghe mọi người nói rằng ở Nà Rị hiện nay có hai gia đình rưỡi theo đạo. Nghĩ cũng thú vị thật, mà cũng đúng, vì một gia đình trong số đó chỉ có người chồng theo đạo mà thôi.
Anh chị em giáo dân tại Nà Rị được nhắc tới như những nắm men trong bột, một dấu chỉ của niềm hy vọng đức tin. Sống giữa một cộng đồng lương dân, mà phần lớn là anh chị em dân tộc thiểu số, người giáo dân nơi đây tuy ít ỏi nhưng lại thật quan trọng. Họ được mời gọi trở nên những chứng nhân âm thầm cho niềm tin và Tin Mừng của Thiên Chúa giữa cuộc sống thường nhật.
Đã thành thông lệ từ lâu, chiều thứ Sáu hàng tuần, cha con từ nhà xứ Cao Bình đến với Nà Rị để thăm viếng và cùng cầu nguyện và nhất là gần đây đã có thể cử hành Thánh lễ. Giờ đọc kinh khoảng 19h00. Địa điểm thì thay đổi luân phiên giữa các gia đình. Hồi cuối năm 2011, khi cha xứ làm mới bộ ghế nhà thờ, ghế cũ được chuỷển lên Nà Rị, mỗi gia đình nhận một số. Bàn Thờ của nhà thờ Cao Bình cũng được chuyển lên đây. Vì vậy, giờ đây khi đến Nà Rị, lên gian phòng cộng đoàn thường tụ họp cầu nguyện, ta thấy thật ấm cúng và trang trọng với những hàng ghế ngay ngắn và mang bầu khí phụng vụ. Nhiều lần lên đó tham dự giờ kinh chung, nhưng lần nào cũng đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Giữa nơi thanh vắng của vùng sơn cước xa xôi heo hút, vang vọng lời kinh nguyện, lời Thánh ca hoà với tâm tình chan chứa niềm tin của người Công Giáo. Sau khi lần hạt, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ. Tuy chỉ có ít người tham dự, nhưng tạo nên bầu khí ấm áp tình nghĩa và chan chứa niềm vui đức tin. Nét đẹp nơi vùng đất truyền giáo được ánh lên thật ý nghĩa.
Thêm một nét đặc biệt, trong các giờ kinh hay sinh hoạt của anh chị em giáo hữu Nà Rị, thường có sự góp mặt của một số anh chị em lương dân xung quanh. Có những người lương dân tham dự cách nhiệt thành. Nhìn nét mặt và lời kinh của họ, tôi cảm nhận một sự thật gần gũi. Đó là sự gần gũi trong niềm tin, trong tình liên đới và hiệp thông. Tuy chưa được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để thực sự gia nhập Công Giáo, nhưng tôi nghĩ, ánh lửa đức tin đã nhen nhúm nơi tâm hồn họ, hạt giống Tin mừng đã được gieo vãi và hứa hẹn nảy mầm kết hạt nơi con người của họ. Một sự hy vọng thật đáng khích lệ cho vùng đất truyền giáo.
Hàng tuần, vào các ngày Chúa Nhật, nơi nhà thờ Cao Bình không mấy khi vắng mặt các anh chị em Nà Rị. Và điều ấn tượng là trước đây thường có cả mấy anh chị em lương dân đi cùng họ. Các hoạt động của giáo xứ đã trở nên thật quen thuộc và gần gũi với họ. Từ Nà Rị, một nhóm khoảng mười mấy em thiếu nhi thường được đến nhà thờ Cao Bình. Các em hào hứng và tự nguyện. Khi lên đây, hoạt động đầu tiên tôi chứng kiến là hoạt cảnh Giáng sinh có sự tham gia của hàng chục bạn thiếu nhi lương dân đến từ Nà Rị, rồi giờ là các bản dâng hoa kính Đức Mẹ cũng có sự góp mặt ý nghĩa đó. Các Thánh lễ, nhiều khi tôi cảm thấy lòng mình xốn xang với bao cảm xúc khi nghe các em hát lễ và thưa kinh thuần thục. Nếu không ai chỉ dẫn, chẳng mấy ai biết rằng đó là các em lương dân. Tôi tự hỏi, ánh lửa Tin Mừng và hạt giống Đức Tin sẽ trổ sinh thế nào trong tâm hồn các em, và những anh chị em lương dân đầy nhiệt tâm ấy!
Đến Nà Rị và gặp gỡ những anh chị em tại đó, tôi cảm nhận được tình nghĩa thật thân thương. Không còn khoảng cách về vùng miền, cũng chẳng còn cách biệt về địa lý, nhưng tất cả trở nên một gia đình với tất cả sự gần gũi và thân mật. Một điểm đáng hy vọng nữa cho Nà Rị, hiện nay có một cậu bé được bố mẹ gửi lên nhà xứ Cao Bình từ hơn 5 năm nay. Nhiều khi ngồi lại, chúng tôi thường nói vui: Biết đâu mai này, xóm đạo Nà Rị lại có một thầy, rồi một linh mục! Đó là điều ý nghĩa, đáng hy vọng và khích lệ.
Chiều Thứ Sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2015, cộng đoàn giáo dân Nà Rị sốt sắng tham dự Thánh lễ Vọng Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Huyến chủ sự. Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn Phụng vụ sốt sắng ca mừng ân sủng Thiên Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời Đức Mẹ, chiêm ngưỡng dung nhan và những ân huệ vô song của Đức Mẹ đã được hưởng, cảm phục và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ để được Chúa chúc lành và ban thưởng hạnh phúc đời này và đời sau. Ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo điểm Nà Rị noi gương Đức Mẹ mang Chúa trong mình và đem Chúa đến cho mọi người xung quanh, bằng chính đời sống đức tin và chứng ta niềm vui Tin Mừng của mình.
Giữa nơi đồi núi của vùng biên giới, hạt giống Tin mừng vẫn âm thầm được gieo trồng và vun xới. Với hồng ân và sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng và hy vọng về sự phát triển của đức tin nơi miền đất vốn còn nhiều thách đố này. Giáo điểm Nà Rị hôm nay tuy chỉ khiêm tốn bé nhỏ, nhưng là nơi chúng ta đặt hy vọng, là nơi chúng ta cố gắng vun trồng những chứng nhân tin mừng bởi đời sống nơi miền đất truyền giáo luôn là lời mời gọi của Thiên Chúa: Hãy trở nên muối men cho đời; Hãy trở nên khí cụ để loan truyền ơn Cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người./.