Giải đáp phụng vụ: Trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có bao giờ được phép trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không? Câu hỏi nổi lên, bởi vì khi tôi đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân tại một nhà dưỡng lão, đôi khi một trong những người trong danh sách Rước lễ không Rước lễ được, vì nhiều lý do – không thể Rước lễ do một rối loạn dạ dày, hoặc rối loạn tâm thần đến nỗi họ không thể nhận ra Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì thừa tác viên cho Rước lễ không thể đưa trở lại Mình Thánh về nhà thờ đã khóa cửa, liệu có được phép trao hai Mình Thánh cho người khác Rước lễ không? - G. D., Dayton, Ohio, Mỹ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng không có qui định cụ thể về điểm này, và rằng một giải pháp cảm thức chung có thể được áp dụng.
Trong khi thường là trao một Mình Thánh cho một người Rước lễ, có thể có các thay đổi theo sự cần thiết đặc biệt.
Thí dụ, nếu số người xếp hàng lên Rước lễ là nhiều hơn số Mình Thánh được truyền phép và lưu giữ trong Nhà Tạm, thì linh mục hay thừa tác viên có thể quyết định bẻ Mình Thánh làm hai hay làm ba, để mọi người có thể Rước lễ. Tương tự như vậy, thật là khá phổ biến khi một thừa tác viên chỉ trao một phần Mình Thánh cho bệnh nhân khó nuốt.
Trong trường hợp như vậy, việc cho Rước lễ nên được trực tiếp đặt trên lưỡi, bởi vì một khi Mình Thánh được bẻ ra nhiều mảnh, các mảnh nhỏ sẽ dễ dàng rơi xuống.
Nguyên tắc thần học cơ bản ở đây là rằng Chúa Kitô hiện diện đầy đủ, thân xác, bửu huyết, linh hồn và thần tính, trong từng phần của Mình Thánh được bẻ ra để cho Rước lễ.
Nếu điều này là đúng cho một Mình Thánh được bẻ ra nhiều phần, thì nó cũng đúng cho hơn một Mình Thánh. Việc linh mục Rước lễ là không hơn việc giáo dân Rước lễ, bởi vì ngài Rước Mình thánh lớn hơn, hoặc tín hữu nào Rước hai Mình Thánh là cũng không kết hiệp với Chúa hơn người Rước một Mình Thánh.
Có thể có một kinh nghiệm chủ quan, mà trong đó một tâm hồn thánh thiện có thể cảm thấy ít thoải mái vì chỉ Rước nửa Mình Thánh, hoặc hân hoan hơn khi Rước hai Mình Thánh. Nhưng không hề có sự khác biệt trong lãnh vực ân sủng hoặc sự kết hiệp với Chúa.
Thông thường, nếu còn một ít Mình Thánh sau Hiệp lễ, và không có Nhà Tạm để lưu giữ Mình Thánh, thì linh mục sẽ Rước hết các Mình Thánh này trước khi tráng chén. Tuy nhiên, có một số tình huống mà trong đó linh mục trong thánh lễ có thể chọn cho mỗi tín hữu Rước nhiều hơn một Mình Thánh. Một thí dụ là nếu Thánh Lễ được cử hành tại một nơi không có Nhà Tạm, và ngài dự đoán trước khi cho Rước Lễ rằng số lượng Mình Thánh là quá nhiểu, và ngài không thể Rước hết được với sự kính trọng cần thiết đối với Thánh Thể. Một trường hợp khác là cần để Nhà Tạm trống hoặc gần như trống sau Thánh lễ, như trong Tuần Thánh để chuẩn bị cho Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào Thứ Năm Tuần Thánh, vốn cần được cử hành với một nhà tạm trống.
Trong các trường hợp này, tốt hơn nên nói với các tín hữu trước rằng mỗi người sẽ Rước hai Mình Thánh, vì sự việc có thể gây đãng trí cho họ, nếu nó xảy ra bất ngờ và có thể làm ảnh hưởng đến sự sốt sắng của thời điểm Rước Lễ. Cũng đã xảy ra sự việc một số người nghĩ rằng vị linh mục đã có sự nhầm lẫn, và họ cố gắng trả lại Mình Thánh thứ hai cho bình thánh.
Trong tình huống bệnh viện và chăm sóc các bệnh nhân như độc giả của chúng tôi mô tả trên đây, nguyên tắc này được áp dụng cách cơ bản. Thừa tác viên có thể đưa hai Mình Thánh cho bất cứ người Rước lễ nào, nếu không tiện đưa trở lại Mình Thánh về Nhà Tạm. Một lần nữa, người ấy nên được nói cho biết trước, để tránh một phản ứng ngạc nhiên cho họ. (Zenit.org 23-6-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có bao giờ được phép trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không? Câu hỏi nổi lên, bởi vì khi tôi đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân tại một nhà dưỡng lão, đôi khi một trong những người trong danh sách Rước lễ không Rước lễ được, vì nhiều lý do – không thể Rước lễ do một rối loạn dạ dày, hoặc rối loạn tâm thần đến nỗi họ không thể nhận ra Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì thừa tác viên cho Rước lễ không thể đưa trở lại Mình Thánh về nhà thờ đã khóa cửa, liệu có được phép trao hai Mình Thánh cho người khác Rước lễ không? - G. D., Dayton, Ohio, Mỹ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng không có qui định cụ thể về điểm này, và rằng một giải pháp cảm thức chung có thể được áp dụng.
Trong khi thường là trao một Mình Thánh cho một người Rước lễ, có thể có các thay đổi theo sự cần thiết đặc biệt.
Thí dụ, nếu số người xếp hàng lên Rước lễ là nhiều hơn số Mình Thánh được truyền phép và lưu giữ trong Nhà Tạm, thì linh mục hay thừa tác viên có thể quyết định bẻ Mình Thánh làm hai hay làm ba, để mọi người có thể Rước lễ. Tương tự như vậy, thật là khá phổ biến khi một thừa tác viên chỉ trao một phần Mình Thánh cho bệnh nhân khó nuốt.
Trong trường hợp như vậy, việc cho Rước lễ nên được trực tiếp đặt trên lưỡi, bởi vì một khi Mình Thánh được bẻ ra nhiều mảnh, các mảnh nhỏ sẽ dễ dàng rơi xuống.
Nguyên tắc thần học cơ bản ở đây là rằng Chúa Kitô hiện diện đầy đủ, thân xác, bửu huyết, linh hồn và thần tính, trong từng phần của Mình Thánh được bẻ ra để cho Rước lễ.
Nếu điều này là đúng cho một Mình Thánh được bẻ ra nhiều phần, thì nó cũng đúng cho hơn một Mình Thánh. Việc linh mục Rước lễ là không hơn việc giáo dân Rước lễ, bởi vì ngài Rước Mình thánh lớn hơn, hoặc tín hữu nào Rước hai Mình Thánh là cũng không kết hiệp với Chúa hơn người Rước một Mình Thánh.
Có thể có một kinh nghiệm chủ quan, mà trong đó một tâm hồn thánh thiện có thể cảm thấy ít thoải mái vì chỉ Rước nửa Mình Thánh, hoặc hân hoan hơn khi Rước hai Mình Thánh. Nhưng không hề có sự khác biệt trong lãnh vực ân sủng hoặc sự kết hiệp với Chúa.
Thông thường, nếu còn một ít Mình Thánh sau Hiệp lễ, và không có Nhà Tạm để lưu giữ Mình Thánh, thì linh mục sẽ Rước hết các Mình Thánh này trước khi tráng chén. Tuy nhiên, có một số tình huống mà trong đó linh mục trong thánh lễ có thể chọn cho mỗi tín hữu Rước nhiều hơn một Mình Thánh. Một thí dụ là nếu Thánh Lễ được cử hành tại một nơi không có Nhà Tạm, và ngài dự đoán trước khi cho Rước Lễ rằng số lượng Mình Thánh là quá nhiểu, và ngài không thể Rước hết được với sự kính trọng cần thiết đối với Thánh Thể. Một trường hợp khác là cần để Nhà Tạm trống hoặc gần như trống sau Thánh lễ, như trong Tuần Thánh để chuẩn bị cho Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào Thứ Năm Tuần Thánh, vốn cần được cử hành với một nhà tạm trống.
Trong các trường hợp này, tốt hơn nên nói với các tín hữu trước rằng mỗi người sẽ Rước hai Mình Thánh, vì sự việc có thể gây đãng trí cho họ, nếu nó xảy ra bất ngờ và có thể làm ảnh hưởng đến sự sốt sắng của thời điểm Rước Lễ. Cũng đã xảy ra sự việc một số người nghĩ rằng vị linh mục đã có sự nhầm lẫn, và họ cố gắng trả lại Mình Thánh thứ hai cho bình thánh.
Trong tình huống bệnh viện và chăm sóc các bệnh nhân như độc giả của chúng tôi mô tả trên đây, nguyên tắc này được áp dụng cách cơ bản. Thừa tác viên có thể đưa hai Mình Thánh cho bất cứ người Rước lễ nào, nếu không tiện đưa trở lại Mình Thánh về Nhà Tạm. Một lần nữa, người ấy nên được nói cho biết trước, để tránh một phản ứng ngạc nhiên cho họ. (Zenit.org 23-6-2015)
Nguyễn Trọng Đa