Cha Augusto Zampini, một linh mục dòng Tên và là thần học gia luân lý người Á Căn Đình, là người làm việc nhiều năm với Đức Hồng Y Jorge Bergoglio ở Buenos Aires. Ngài nói thông điệp “Laudato Si” phản ánh tính cách của Đức Giáo Hoàng và kinh nghiệm của ngài về phục vụ người nghèo trong các khu ổ chuột của thủ đô Á Căn Đình.
Cha Zampini cho biết khi đọc thông điệp này ngài có thể nghe thấy giọng nói của Đức Giáo Hoàng và cách thế ngài nói “thay mặt cho những người bị gạt ra ngoài lề” và cũng cảm nhận được “hy vọng của ngài cho một thế giới tốt đẹp hơn.” Ngài cho biết kinh nghiệm làm việc với người nghèo của Đức Giáo Hoàng ở Buenos Aires rất quan trọng và giúp định hình suy nghĩ của ngài trong thông điệp về những vấn đề như sự bất bình đẳng toàn cầu, nghèo đói và loại trừ.
Khi được hỏi về mong muốn Đức Giáo Hoàng đưa ra thông điệp của ngài nhiều tháng trước khi hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris, cha Zampini nói rằng Đức Giáo Hoàng cố ý muốn “có tiếng nói” tại hội nghị này, không chỉ tiếng nói của ngài mà còn bao gồm “những tiếng nói của những người không có tiếng nói” trong các cuộc đàm phán quan trọng quyết định tương lai của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, cha Zampini thừa nhận rằng một số người ở các vị trí quyền lực sẽ không chấp nhận những lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biến đổi khí hậu và thay vào đó họ sẽ đấu tranh tới cùng cho quyền lợi của chính họ.
Khi nói đến tác động lâu dài của thông điệp, Cha Zampini tin này “tài liệu đầy cảm hứng” này sẽ có tác động hai mặt: cả về các cuộc đàm phán sắp tới tại Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu cũng như trong lòng Giáo Hội nơi ngài hy vọng thông điệp này sẽ kích hoạt một “sự hoán cải .. . và khởi đầu một sự chuyển đổi nhận thức và hành động liên quan đến sinh thái trong các cộng đồng Công Giáo trên toàn thế giới.”
Cha Zampini cho biết khi đọc thông điệp này ngài có thể nghe thấy giọng nói của Đức Giáo Hoàng và cách thế ngài nói “thay mặt cho những người bị gạt ra ngoài lề” và cũng cảm nhận được “hy vọng của ngài cho một thế giới tốt đẹp hơn.” Ngài cho biết kinh nghiệm làm việc với người nghèo của Đức Giáo Hoàng ở Buenos Aires rất quan trọng và giúp định hình suy nghĩ của ngài trong thông điệp về những vấn đề như sự bất bình đẳng toàn cầu, nghèo đói và loại trừ.
Khi được hỏi về mong muốn Đức Giáo Hoàng đưa ra thông điệp của ngài nhiều tháng trước khi hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris, cha Zampini nói rằng Đức Giáo Hoàng cố ý muốn “có tiếng nói” tại hội nghị này, không chỉ tiếng nói của ngài mà còn bao gồm “những tiếng nói của những người không có tiếng nói” trong các cuộc đàm phán quan trọng quyết định tương lai của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, cha Zampini thừa nhận rằng một số người ở các vị trí quyền lực sẽ không chấp nhận những lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biến đổi khí hậu và thay vào đó họ sẽ đấu tranh tới cùng cho quyền lợi của chính họ.
Khi nói đến tác động lâu dài của thông điệp, Cha Zampini tin này “tài liệu đầy cảm hứng” này sẽ có tác động hai mặt: cả về các cuộc đàm phán sắp tới tại Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu cũng như trong lòng Giáo Hội nơi ngài hy vọng thông điệp này sẽ kích hoạt một “sự hoán cải .. . và khởi đầu một sự chuyển đổi nhận thức và hành động liên quan đến sinh thái trong các cộng đồng Công Giáo trên toàn thế giới.”