Sáng thứ Bẩy 21 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành trọn 10 tiếng đồng hồ để viếng thăm mục vụ tại Đền thánh Đức Mẹ Pompei và tổng giáo phận Napoli, nam Italia.
Chặng dừng đầu tiên là Pompei, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở miền nam Italia và cũng là một giám hạt do Đức Tổng Giám Mục Tommaso Caputo coi sóc, với 25 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 5 giáo xứ, do 44 linh mục giáo phận và 6 linh mục dòng săn sóc và 112 nữ tu. Tiếp đến là Napoli một tổng giáo phận có gần 1 triệu 760 ngàn tín hữu Công Giáo, 287 giáo xứ với hơn 1,500 linh mục.
Cuộc viếng thăm thu hút sự chú ý nhiều của dư luận, trong số 1 ngàn ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuật có 250 ký giả nước ngoài, đặc biệt là từ Á Căn Đình và nhiều nước Âu Châu. Theo ban tổ chức hằng triệu người tham dự các sinh hoạt trong ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha. Cả 68 nữ tu dòng kín cũng được phép ra khỏi đan viện để tham dự thánh lễ và các cuộc gặp gỡ với ngài.
Đến Đền Đức Mẹ Pompei lúc 8 giờ sáng sau 1 giờ bay trực thăng từ Roma, Đức Thánh Cha kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ đang trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina. Đây là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ do cha giải tội Alberto Radente tặng cho chân phước Bartolo Longo vào năm 1875.
Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng và đọc một kinh ngắn trước ảnh Đức Mẹ Mân Côi do chính chân phước Bartolo Longo soạn, xin Mẹ cứu giúp các tín hữu đang sống trong lầm than, đang trải qua bao nhiêu con đường oán thù và máu đổ, bao nhiêu tình trạng nghèo cũ và mới, nhất là tội lỗi.
Sau khi chào thăm một số bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo, cùng với các tín hữu khác, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến sân thể thao Scampía vào lúc quá 9 giờ và được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli cùng với các giới chức chính quyền địa phương tiếp đón, và ngài gặp gỡ dân chúng tại Quảng trường thánh Gioan Phaolô 2 vẫn thuộc khu vực Scampía. Chính tại nơi đây 25 năm về trước, Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã đến viếng thăm.
Gặp gỡ dân chúng tại khu vực Scampía
Scampía là khu phố ở mạn cực bắc thành Napoli, rất đông dân cư và là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Italia: từ 50 tới 75% dân chúng ở tuổi làm việc, với bao nhiêu tệ nạn xã hội từ đó mà ra, nhất là tệ nạn tổ chức bất lương Camora.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn người, cùng với các giới chức chính quyền địa phương, đại diện những người di dân, tụ tập tại Quảng trường, Đức Thánh Cha nhắc đến những vấn đề khó khăn của người dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng. Ngài nói:
“Hành trình thường nhật tại thành phố này, với những khó khăn và cơ cực và nhiều khi bị thử thách cam go, tạo nên một nền văn hóa sự sống luôn giúp đỡ trỗi dậy sau mỗi sa ngã và làm sao để sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Đó chính là hy vọng, anh chị em biết rõ niềm hy vọng này là gia sản quí giá, là ”đòn bẩy của tâm hồn”, nhưng nhiều khi nó cũng phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc. Thực vậy ai tự ý đi theo con đường sự ác, thì cũng là người cướp mất một mảnh hy vọng của mình và của mọi người, của bao nhiêu người lương thiện và cần cù, của danh thơm tiếng tốt và nền kinh tế của thành phố này”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng bao nhiêu người trẻ ở đây thiếu công ăn việc làm, “đó là một tiếng kêu mạnh mẽ. Vì thất nghiệp họ bị thiếu mất phẩm giá và có nguy cơ phải chịu mọi thứ bóc lột”. Ngài tố giác toan tính muốn biến khu Scampía này thành vùng đất “không thuộc một ai”, trong đó mọi giá trị bị gạt bỏ, một vùng đất ở trong tay của cái gọi là “tiểu tội phạm”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ tố giác nạn bóc lột sức lao động như nô lệ, nạn “làm đen” làm lậu và nạn tham nhũng tại đây. Tất cả những hành động đó hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo. Tín hữu Kitô tham nhũng là người ung thối!
Ngài không quên nhắc nhở giới chính trị hãy dấn thân phục vụ và nói rằng “chính trị tốt là một việc phục vụ con người, chính trị được thi hành trước tiên nơi bình diện địa phương, nơi là gánh nặng của những gì không được hoàn tất, những chậm trễ và thiếu sót đè nặng trực tiếp trên dân chúng và gây đau khổ nhiều nhất. Chính trị tốt là một trong những biểu hiện cao quí nhất của đức bác ái, của việc phục vụ và tình thương”.
Chặng dừng đầu tiên là Pompei, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở miền nam Italia và cũng là một giám hạt do Đức Tổng Giám Mục Tommaso Caputo coi sóc, với 25 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 5 giáo xứ, do 44 linh mục giáo phận và 6 linh mục dòng săn sóc và 112 nữ tu. Tiếp đến là Napoli một tổng giáo phận có gần 1 triệu 760 ngàn tín hữu Công Giáo, 287 giáo xứ với hơn 1,500 linh mục.
Cuộc viếng thăm thu hút sự chú ý nhiều của dư luận, trong số 1 ngàn ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuật có 250 ký giả nước ngoài, đặc biệt là từ Á Căn Đình và nhiều nước Âu Châu. Theo ban tổ chức hằng triệu người tham dự các sinh hoạt trong ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha. Cả 68 nữ tu dòng kín cũng được phép ra khỏi đan viện để tham dự thánh lễ và các cuộc gặp gỡ với ngài.
Đến Đền Đức Mẹ Pompei lúc 8 giờ sáng sau 1 giờ bay trực thăng từ Roma, Đức Thánh Cha kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ đang trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina. Đây là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ do cha giải tội Alberto Radente tặng cho chân phước Bartolo Longo vào năm 1875.
Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng và đọc một kinh ngắn trước ảnh Đức Mẹ Mân Côi do chính chân phước Bartolo Longo soạn, xin Mẹ cứu giúp các tín hữu đang sống trong lầm than, đang trải qua bao nhiêu con đường oán thù và máu đổ, bao nhiêu tình trạng nghèo cũ và mới, nhất là tội lỗi.
Sau khi chào thăm một số bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo, cùng với các tín hữu khác, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến sân thể thao Scampía vào lúc quá 9 giờ và được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli cùng với các giới chức chính quyền địa phương tiếp đón, và ngài gặp gỡ dân chúng tại Quảng trường thánh Gioan Phaolô 2 vẫn thuộc khu vực Scampía. Chính tại nơi đây 25 năm về trước, Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã đến viếng thăm.
Gặp gỡ dân chúng tại khu vực Scampía
Scampía là khu phố ở mạn cực bắc thành Napoli, rất đông dân cư và là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Italia: từ 50 tới 75% dân chúng ở tuổi làm việc, với bao nhiêu tệ nạn xã hội từ đó mà ra, nhất là tệ nạn tổ chức bất lương Camora.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn người, cùng với các giới chức chính quyền địa phương, đại diện những người di dân, tụ tập tại Quảng trường, Đức Thánh Cha nhắc đến những vấn đề khó khăn của người dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng. Ngài nói:
“Hành trình thường nhật tại thành phố này, với những khó khăn và cơ cực và nhiều khi bị thử thách cam go, tạo nên một nền văn hóa sự sống luôn giúp đỡ trỗi dậy sau mỗi sa ngã và làm sao để sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Đó chính là hy vọng, anh chị em biết rõ niềm hy vọng này là gia sản quí giá, là ”đòn bẩy của tâm hồn”, nhưng nhiều khi nó cũng phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc. Thực vậy ai tự ý đi theo con đường sự ác, thì cũng là người cướp mất một mảnh hy vọng của mình và của mọi người, của bao nhiêu người lương thiện và cần cù, của danh thơm tiếng tốt và nền kinh tế của thành phố này”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng bao nhiêu người trẻ ở đây thiếu công ăn việc làm, “đó là một tiếng kêu mạnh mẽ. Vì thất nghiệp họ bị thiếu mất phẩm giá và có nguy cơ phải chịu mọi thứ bóc lột”. Ngài tố giác toan tính muốn biến khu Scampía này thành vùng đất “không thuộc một ai”, trong đó mọi giá trị bị gạt bỏ, một vùng đất ở trong tay của cái gọi là “tiểu tội phạm”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ tố giác nạn bóc lột sức lao động như nô lệ, nạn “làm đen” làm lậu và nạn tham nhũng tại đây. Tất cả những hành động đó hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo. Tín hữu Kitô tham nhũng là người ung thối!
Ngài không quên nhắc nhở giới chính trị hãy dấn thân phục vụ và nói rằng “chính trị tốt là một việc phục vụ con người, chính trị được thi hành trước tiên nơi bình diện địa phương, nơi là gánh nặng của những gì không được hoàn tất, những chậm trễ và thiếu sót đè nặng trực tiếp trên dân chúng và gây đau khổ nhiều nhất. Chính trị tốt là một trong những biểu hiện cao quí nhất của đức bác ái, của việc phục vụ và tình thương”.