HƯNG HÓA - Nhật ký Mục vụ Điện Biên -
Ngày thứ hai (Chúa nhật 30/11/2014)
Từ 5g30 sáng, giáo dân đã kéo về nhà anh chị Huân-Thoan để bắt đầu ngày Chầu Lượt. Ở ngoài Bắc, mà nhất là tại giáo phận Vinh, giáo dân còn giữ được thói quen tốt lành là tham dự ngày Chầu Lượt rất đông đảo, sốt sắng. Có những giáo phận mà ngày Chầu Lượt được kéo dài tới 3 ngày, giáo dân nô nức đi xưng tội, nhà nhà dọn dẹp đón các giáo xứ bạn tấp nập đến, người ta lấy làm hân hạnh đãi khách ăn uống trong những ngày chầu, ai đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về sum họp với giáo xứ trong ngày này.
Trong khi các giáo họ thay phiên chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, thì chúng tôi tiếp tục ngồi tòa giải tội. Chúng tôi ngồi cho đến khi không còn người xưng tội mới thôi, vì mong muốn giáo dân bước vào Mùa Vọng với tâm hồn “tỉnh thức và sẵn sàng”.
10g00 là phiên chầu kết thúc. Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long chủ sự giờ chầu này cùng với toàn thể giáo dân. Thật cảm động khi thấy giáo dân sốt sắng ca hát, đọc kinh râm ran. Ở một nơi không có cha, không có nữ tu mà giáo dân được như vậy thì thật là hiếm có.
Thánh lễ khai mạc Mùa Vọng được cử hành do đức cha phụ tá và hai cha đồng tế: Phêrô Phạm Thanh Bình và Giuse Nguyễn Văn Thành. Bài thánh ca truyền thống “Trời cao hãy đổ sương xuống” được cất lên trong cái se lạnh của miền thượng du làm ấm lòng người, hơn thế còn rung động con tim giáo dân hướng về kỷ niệm Giáng Sinh sẽ lại đến với nhân loại như mỗi năm qua.
Trong Thánh lễ, đức cha phụ tá đã cử hành bí tích Thêm sức cho 31 em thiếu nhi, trong số này có 9 em người H’Mông. Sẽ là một điều ngạc nhiên và cảm phục khi biết rằng các em đã phải học giáo lý với rất nhiều cố gắng, vì Nậm Pồ, Huổi Thủng, Na Cô Sa, Nậm Chẩn, Nà Bủng, Nậm Vì thuộc huyện Mường Nhé, nơi các em ở lâu nay tuyệt không có bóng dáng linh mục hay nữ tu lui tới. Các em chỉ được học giáo lý cách sơ sài, không được tham dự Thánh lễ như các nơi khác, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động linh nghiệm ở nơi và vào lúc mà Giáo Hội không thể làm gì để giúp cho con cái mình !
Giáo dân Điện Biên rất hào phóng, đã bảo nhau góp tay dọn một bữa cơm nóng hổi để thiết đãi mọi người, để rồi sau đó, ai nấy vui vẻ ra về, lòng hân hoan vì tình huynh đệ Kitô được thắt chặt hơn qua ngày Chầu Lượt này.
15 giờ chiều, chúng tôi lại lên đường đi Mường Ảng, cách Điện Biên 40 cây số. Ở đây, 150 giáo dân từ các tỉnh miền xuôi như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội. .. đã đến lập nghiệp vào thập niên 1970. Thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây cà phê, nên bà con đã khai khẩn cả một vùng núi rừng thành những đồn điền cà phê phong nhiêu. Năm nay cà phê không được mùa, nhưng giá lại cao, nên xem ra bà con cũng phấn khởi. Đời sống vật chất của bà con ở đây khá hơn nhiều nơi khác. Tuy vậy, tôi nhận thấy bà con giáo dân ở đây khao khát đức tin lắm, thật đáng khen ! Có những người ở xa từ 40 đến 90 cây số như Tuần Giáo, Tủa Chùa, mỗi khi biết có lễ tại Mường Ảng, cũng tìm cách đến tham dự Thánh lễ. Như hôm nay, bà con muốn xưng tội để có thể rước lễ, chúng tôi đã ngồi tòa cho đến hết, do đó mà Thánh lễ tại Mường Ảng bắt đầu khi trời đã nhá nhem tối, và khi kết thúc thì trời đã tối đen. Mọi người bịn rịn không muốn ra về, vì phải mấy tháng nữa mới lại có Thánh lễ. Ôi, giá mà các anh chị em tín hữu ở những nơi có linh mục và Thánh lễ thường xuyên có được tâm tình thiết tha với Thánh lễ như các anh chị em H’Mông ở Mường Nhé, Nậm Pồ và ở Mường Ảng thì các linh mục chúng tôi hạnh phúc biết bao !
Gia đình anh chị Tâm đã tỏ lòng quý mến các linh mục chúng tôi bằng việc dọn cho một bữa ăn nóng sốt, vừa ăn vừa thổi, lại còn nhường gần hết cả căn nhà với chăn mền ấm cúng để chúng tôi được một giấc ngủ yên hàn, lấy lại sức lực cho ngày mai phải đi xa hơn.
Mặc dù thế, chúng tôi khó lòng ngủ ngon, vì trong tâm hồn trĩu nặng hai nỗi buồn. Thứ nhất là chuyện phá thai. Ở Mường Ảng có những dịch vụ phá thai tư, người ta mách miệng tìm đến. Một số chị em phụ nữ Công giáo tìm mọi cách nhận các thai nhi về mai táng, để các em ít là được một nấm mồ an nghỉ. Con số không phải là ít. Trong 6 tháng, các chị đã gom được 600 thai nhi bất hạnh. Tôi chợt nhớ mới đây, tại Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh miền Bắc, Đức Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli đã lên tiếng cảnh báo với các bạn trẻ rằng Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, - trời ơi, kỷ lục này thật không đáng hãnh diện ! - Ngài không ngần ngại nói rằng đó là tội ác, rằng chớ gì người ta đừng giết các thai nhi vô tội nữa, rằng ước gì các bạn trẻ sống thanh cao và thanh sạch tuổi xuân xanh của mình, đừng phóng túng để rồi hủy hoại một mạng sống vô tội. Mường Ảng chỉ là một góc nhỏ trong toàn nước Việt Nam.
Tại những thành phố lớn, thành phố công nghiệp, du lịch và văn hóa, nơi có đông di dân, người đi làm kinh tế, sinh viên đi học..., tệ nạn này ở mức độ nào ? Nỗi buồn thứ hai cũng tại Mường Ảng này là nạn ma túy đang hoành hành. Rất nhiều người, trẻ có già có, mắc vào bệnh dịch thế kỷ này, khiến nạn trộm cướp, trấn lột cũng gia tăng. Trên một đoạn đường ngắn đi bộ, chúng tôi thấy những ống tiêm, kim chích vất ngổn ngang ! Nhiều gia đình cha mẹ con cái đều nghiền ma túy thuốc phiện. Bù lại, chúng tôi có một niềm an ủi là trong số bà con có đạo ở đây không ai lâm vào tình trạng này. Phải chăng giáo huấn Kitô giáo, nề nếp gia đình Công giáo đã giúp cho anh chị em tín hữu giữ được mình và gia đình mình. Nếu thế thì phải tạo điều kiện để đạo Công giáo được phát triển, lan tỏa trong xã hội Việt Nam hôm nay, nếu không thì các thế hệ, nhất là giới trẻ, sẽ bị băng hoại.
Thăm viếng Sapa
Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa muốn khởi động mùa Vọng 2015 bằng việc thực hiện chuyến đi mục vụ ở những miền xa xôi, nhiều khó khăn nhất của giáo phận, trong ý thức đáp lại lời mời gọi của Đức thánh cha Phanxicô là ra đi đến vùng ngoại biên, nơi anh chị em chúng ta đang khao khát Đức Kitô và niềm vui của Tin Mừng. Quả thật tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, cho đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa công nhận sự có mặt của đạo Công giáo tại đây, chưa cho thiết lập giáo xứ, xây dựng nhà thờ, bổ nhiệm linh mục đến làm việc mục vụ, tuy trong thực tế, vẫn để cha Phạm thanh Bình từ Sapa tỉnh Lào Cai đến Điện Biên làm mục vụ vài tháng một lần. Chuyến mục vụ đầu tiên được thực hiện từ ngày 29.11.2014 đến 04.12.2014 tại tỉnh Điện Biên.
Hình ảnh
Ngày thứ nhất (thứ 7, ngày 29.11.2014)
Chiều hôm nay, đức cha phụ tá cùng cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm cộng đoàn Điện Biên và cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, bắt đầu chuyến đi mục vụ Điện Biên. Vì buổi sáng có lễ khấn dòng của 23 nữ tu Mến Thánh Giá, nên đoàn phải đáp máy bay Hà Nội – Điện Biên để kịp dâng thánh lễ khai mạc Năm Phụng Vụ cho bà con giáo dân. Nếu đi bằng đường bộ phải mất một ngày, còn đi máy bay thì chỉ mất một tiếng đồng hồ mà được lợi mọi mặt: thời gian, sức khỏe và chi phí!
Điện Biên nằm ở phía Tây-Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội hơn 500km, là thành phố lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến năm 1954 tại đây đã đặt dấu chấm hết cho nền đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Thành phố Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt để trở nên một thành phố du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan những di tích lịch sử.
Về mặt tôn giáo, như đã nói ở trên, đến nay chính quyền Điện Biên vẫn chưa chính thức công nhận đạo Công giáo được sinh hoạt như Tin Lành và Phật giáo. Theo cha Bình, số giáo dân ở tỉnh Điện Biên gồm 2.200 người tại các nhóm như sau: Điện Biên 500 người, Mường Ảng 150 người, Tủa Chùa 150 người, Huổi Thủng 460 người, Na Cô Sa 430 người, Nậm Chẩn 260 người, Nà Bủng 100 người, Nậm Vì 70 người, Mường Nhé 80 người.
Khi máy bay sắp sửa hạ cánh, từ trên cao chúng tôi thấy Điện Biên thật đẹp với núi rừng trùng điệp, cánh đồng Mường Thanh trở nên độc đáo lạ lùng giữa miền cao nguyên núi rừng. Cánh đồng này cung cấp một loại lúa nếp dẻo thơm độc đáo.
Chúng tôi được đón về nghỉ tại nhà anh chị Đaminh Vũ Văn Thiết và Maria Nguyễn Thị Vóc tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Anh chị đã tỏ lòng hiếu khách với chúng tôi trong việc nhường căn lầu trên cho chúng tôi, dọn những bữa cơm ngon lành để lấy sức mà làm việc mục vụ, đi đây đi đó, khiến tôi nhớ đến gia đình Bêthania xưa đã đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà mình.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà anh chị Huân- Thoan ở xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Từ 7 năm nay, cộng đoàn đã mượn gia đình anh để làm nơi cầu nguyện và dâng lễ. Có thể nói gia đình anh như là nhà nguyện của của cộng đoàn. Khoảng 200 giáo dân từ các nơi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Sapa, hay từ trong thành phố Điện Biên đã có mặt. Ngày mai cũng là phiên chầu lượt của cộng đoàn Điện Biên. Các giáo xứ, giáo họ muốn thể hiện tâm tình hiệp thông, liên kết với cộng đoàn Điện Biên, nên không quản ngại đường xá xa xôi, như đoàn Sapa cách xa 300 cây số, đoàn dân tộc H’Mông Nậm Pồ cách tới 200 cây số. Thật là một sự nâng đỡ trong đức tin cho cộng đoàn Điện Biên. Chúng tôi được biết rằng để đến Điện Biên, anh em H’Mông ở Mường Nhé phải tốn khoảng 500 ngàn đồng, điều không dễ dàng đối với anh em dân tộc.
Chúng tôi dành thời giờ ngồi tòa cho giáo dân, giúp họ đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tiếp cận giáo dân, nhờ đó hiểu họ hơn và có kế hoạch thích hợp cho việc mục vụ. Trong khi chúng tôi ngồi tòa thì cộng đoàn chầu Thánh Thể. Bầu khí sốt sắng giúp cho cộng đoàn đi vào nề nếp của một họ đạo.
Thánh lễ Chúa nhật I Mùa Vọng được cử hành vào lúc 8 giờ tối. Trong bài giảng, đức cha phụ tá đã nêu bật ý nghĩa của Mùa Vọng là mùa chuẩn bị tâm hồn người tín hữu đón mừng kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, và chờ mong Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, bằng thái độ tỉnh thức, sẵn sàng như đang cầm nến cháy sáng. Ngài cũng ví bà con giáo dân ở Điện Biên hôm nay như đang ở trong một mùa Vọng khác, là chờ mong ngày được công khai nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như tại các nơi khác trong giáo phận hay đất nước Việt Nam. Trong khi chờ đợi ngày ấy, giáo dân phải tỉnh thức và sẵn sàng, như đang cầm đèn cháy sáng chờ đợi Chúa Kitô đến, bằng cách sống đức tin. Ngài nói: “Nếu vậy, anh chị em cần phải làm hai việc này. Thứ nhất, củng cố bản thân, gia đình và cộng đoàn thật vững chắc trong đức tin; Thứ hai, loan báo cho mọi người biết về tình thương của Thiên Chúa, tức là truyền giáo”.
Đây là lần thứ hai đức cha Anphong đến thăm cộng đoàn Công giáo tại Điện Biên. Ngài cảm thương cộng đoàn nhỏ bé thân thương này. Ngày thứ nhất đã qua đi với biết bao ơn lành. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho chuyến đi mục vụ này. Chúa nhật ngày mai sẽ là một ngày vất vả với bao công việc bộn bề.
Ngày thứ hai (Chúa nhật 30/11/2014)
Từ 5g30 sáng, giáo dân đã kéo về nhà anh chị Huân-Thoan để bắt đầu ngày Chầu Lượt. Ở ngoài Bắc, mà nhất là tại giáo phận Vinh, giáo dân còn giữ được thói quen tốt lành là tham dự ngày Chầu Lượt rất đông đảo, sốt sắng. Có những giáo phận mà ngày Chầu Lượt được kéo dài tới 3 ngày, giáo dân nô nức đi xưng tội, nhà nhà dọn dẹp đón các giáo xứ bạn tấp nập đến, người ta lấy làm hân hạnh đãi khách ăn uống trong những ngày chầu, ai đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về sum họp với giáo xứ trong ngày này.
Trong khi các giáo họ thay phiên chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, thì chúng tôi tiếp tục ngồi tòa giải tội. Chúng tôi ngồi cho đến khi không còn người xưng tội mới thôi, vì mong muốn giáo dân bước vào Mùa Vọng với tâm hồn “tỉnh thức và sẵn sàng”.
10g00 là phiên chầu kết thúc. Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long chủ sự giờ chầu này cùng với toàn thể giáo dân. Thật cảm động khi thấy giáo dân sốt sắng ca hát, đọc kinh râm ran. Ở một nơi không có cha, không có nữ tu mà giáo dân được như vậy thì thật là hiếm có.
Thánh lễ khai mạc Mùa Vọng được cử hành do đức cha phụ tá và hai cha đồng tế: Phêrô Phạm Thanh Bình và Giuse Nguyễn Văn Thành. Bài thánh ca truyền thống “Trời cao hãy đổ sương xuống” được cất lên trong cái se lạnh của miền thượng du làm ấm lòng người, hơn thế còn rung động con tim giáo dân hướng về kỷ niệm Giáng Sinh sẽ lại đến với nhân loại như mỗi năm qua.
Trong Thánh lễ, đức cha phụ tá đã cử hành bí tích Thêm sức cho 31 em thiếu nhi, trong số này có 9 em người H’Mông. Sẽ là một điều ngạc nhiên và cảm phục khi biết rằng các em đã phải học giáo lý với rất nhiều cố gắng, vì Nậm Pồ, Huổi Thủng, Na Cô Sa, Nậm Chẩn, Nà Bủng, Nậm Vì thuộc huyện Mường Nhé, nơi các em ở lâu nay tuyệt không có bóng dáng linh mục hay nữ tu lui tới. Các em chỉ được học giáo lý cách sơ sài, không được tham dự Thánh lễ như các nơi khác, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động linh nghiệm ở nơi và vào lúc mà Giáo Hội không thể làm gì để giúp cho con cái mình !
Giáo dân Điện Biên rất hào phóng, đã bảo nhau góp tay dọn một bữa cơm nóng hổi để thiết đãi mọi người, để rồi sau đó, ai nấy vui vẻ ra về, lòng hân hoan vì tình huynh đệ Kitô được thắt chặt hơn qua ngày Chầu Lượt này.
15 giờ chiều, chúng tôi lại lên đường đi Mường Ảng, cách Điện Biên 40 cây số. Ở đây, 150 giáo dân từ các tỉnh miền xuôi như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội. .. đã đến lập nghiệp vào thập niên 1970. Thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây cà phê, nên bà con đã khai khẩn cả một vùng núi rừng thành những đồn điền cà phê phong nhiêu. Năm nay cà phê không được mùa, nhưng giá lại cao, nên xem ra bà con cũng phấn khởi. Đời sống vật chất của bà con ở đây khá hơn nhiều nơi khác. Tuy vậy, tôi nhận thấy bà con giáo dân ở đây khao khát đức tin lắm, thật đáng khen ! Có những người ở xa từ 40 đến 90 cây số như Tuần Giáo, Tủa Chùa, mỗi khi biết có lễ tại Mường Ảng, cũng tìm cách đến tham dự Thánh lễ. Như hôm nay, bà con muốn xưng tội để có thể rước lễ, chúng tôi đã ngồi tòa cho đến hết, do đó mà Thánh lễ tại Mường Ảng bắt đầu khi trời đã nhá nhem tối, và khi kết thúc thì trời đã tối đen. Mọi người bịn rịn không muốn ra về, vì phải mấy tháng nữa mới lại có Thánh lễ. Ôi, giá mà các anh chị em tín hữu ở những nơi có linh mục và Thánh lễ thường xuyên có được tâm tình thiết tha với Thánh lễ như các anh chị em H’Mông ở Mường Nhé, Nậm Pồ và ở Mường Ảng thì các linh mục chúng tôi hạnh phúc biết bao !
Gia đình anh chị Tâm đã tỏ lòng quý mến các linh mục chúng tôi bằng việc dọn cho một bữa ăn nóng sốt, vừa ăn vừa thổi, lại còn nhường gần hết cả căn nhà với chăn mền ấm cúng để chúng tôi được một giấc ngủ yên hàn, lấy lại sức lực cho ngày mai phải đi xa hơn.
Mặc dù thế, chúng tôi khó lòng ngủ ngon, vì trong tâm hồn trĩu nặng hai nỗi buồn. Thứ nhất là chuyện phá thai. Ở Mường Ảng có những dịch vụ phá thai tư, người ta mách miệng tìm đến. Một số chị em phụ nữ Công giáo tìm mọi cách nhận các thai nhi về mai táng, để các em ít là được một nấm mồ an nghỉ. Con số không phải là ít. Trong 6 tháng, các chị đã gom được 600 thai nhi bất hạnh. Tôi chợt nhớ mới đây, tại Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh miền Bắc, Đức Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli đã lên tiếng cảnh báo với các bạn trẻ rằng Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, - trời ơi, kỷ lục này thật không đáng hãnh diện ! - Ngài không ngần ngại nói rằng đó là tội ác, rằng chớ gì người ta đừng giết các thai nhi vô tội nữa, rằng ước gì các bạn trẻ sống thanh cao và thanh sạch tuổi xuân xanh của mình, đừng phóng túng để rồi hủy hoại một mạng sống vô tội. Mường Ảng chỉ là một góc nhỏ trong toàn nước Việt Nam.
Tại những thành phố lớn, thành phố công nghiệp, du lịch và văn hóa, nơi có đông di dân, người đi làm kinh tế, sinh viên đi học..., tệ nạn này ở mức độ nào ? Nỗi buồn thứ hai cũng tại Mường Ảng này là nạn ma túy đang hoành hành. Rất nhiều người, trẻ có già có, mắc vào bệnh dịch thế kỷ này, khiến nạn trộm cướp, trấn lột cũng gia tăng. Trên một đoạn đường ngắn đi bộ, chúng tôi thấy những ống tiêm, kim chích vất ngổn ngang ! Nhiều gia đình cha mẹ con cái đều nghiền ma túy thuốc phiện. Bù lại, chúng tôi có một niềm an ủi là trong số bà con có đạo ở đây không ai lâm vào tình trạng này. Phải chăng giáo huấn Kitô giáo, nề nếp gia đình Công giáo đã giúp cho anh chị em tín hữu giữ được mình và gia đình mình. Nếu thế thì phải tạo điều kiện để đạo Công giáo được phát triển, lan tỏa trong xã hội Việt Nam hôm nay, nếu không thì các thế hệ, nhất là giới trẻ, sẽ bị băng hoại.
Thăm viếng Sapa
Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa muốn khởi động mùa Vọng 2015 bằng việc thực hiện chuyến đi mục vụ ở những miền xa xôi, nhiều khó khăn nhất của giáo phận, trong ý thức đáp lại lời mời gọi của Đức thánh cha Phanxicô là ra đi đến vùng ngoại biên, nơi anh chị em chúng ta đang khao khát Đức Kitô và niềm vui của Tin Mừng. Quả thật tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, cho đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa công nhận sự có mặt của đạo Công giáo tại đây, chưa cho thiết lập giáo xứ, xây dựng nhà thờ, bổ nhiệm linh mục đến làm việc mục vụ, tuy trong thực tế, vẫn để cha Phạm thanh Bình từ Sapa tỉnh Lào Cai đến Điện Biên làm mục vụ vài tháng một lần. Chuyến mục vụ đầu tiên được thực hiện từ ngày 29.11.2014 đến 04.12.2014 tại tỉnh Điện Biên.
Hình ảnh
Ngày thứ nhất (thứ 7, ngày 29.11.2014)
Chiều hôm nay, đức cha phụ tá cùng cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm cộng đoàn Điện Biên và cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, bắt đầu chuyến đi mục vụ Điện Biên. Vì buổi sáng có lễ khấn dòng của 23 nữ tu Mến Thánh Giá, nên đoàn phải đáp máy bay Hà Nội – Điện Biên để kịp dâng thánh lễ khai mạc Năm Phụng Vụ cho bà con giáo dân. Nếu đi bằng đường bộ phải mất một ngày, còn đi máy bay thì chỉ mất một tiếng đồng hồ mà được lợi mọi mặt: thời gian, sức khỏe và chi phí!
Điện Biên nằm ở phía Tây-Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội hơn 500km, là thành phố lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến năm 1954 tại đây đã đặt dấu chấm hết cho nền đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Thành phố Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt để trở nên một thành phố du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan những di tích lịch sử.
Về mặt tôn giáo, như đã nói ở trên, đến nay chính quyền Điện Biên vẫn chưa chính thức công nhận đạo Công giáo được sinh hoạt như Tin Lành và Phật giáo. Theo cha Bình, số giáo dân ở tỉnh Điện Biên gồm 2.200 người tại các nhóm như sau: Điện Biên 500 người, Mường Ảng 150 người, Tủa Chùa 150 người, Huổi Thủng 460 người, Na Cô Sa 430 người, Nậm Chẩn 260 người, Nà Bủng 100 người, Nậm Vì 70 người, Mường Nhé 80 người.
Khi máy bay sắp sửa hạ cánh, từ trên cao chúng tôi thấy Điện Biên thật đẹp với núi rừng trùng điệp, cánh đồng Mường Thanh trở nên độc đáo lạ lùng giữa miền cao nguyên núi rừng. Cánh đồng này cung cấp một loại lúa nếp dẻo thơm độc đáo.
Chúng tôi được đón về nghỉ tại nhà anh chị Đaminh Vũ Văn Thiết và Maria Nguyễn Thị Vóc tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Anh chị đã tỏ lòng hiếu khách với chúng tôi trong việc nhường căn lầu trên cho chúng tôi, dọn những bữa cơm ngon lành để lấy sức mà làm việc mục vụ, đi đây đi đó, khiến tôi nhớ đến gia đình Bêthania xưa đã đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà mình.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà anh chị Huân- Thoan ở xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Từ 7 năm nay, cộng đoàn đã mượn gia đình anh để làm nơi cầu nguyện và dâng lễ. Có thể nói gia đình anh như là nhà nguyện của của cộng đoàn. Khoảng 200 giáo dân từ các nơi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Sapa, hay từ trong thành phố Điện Biên đã có mặt. Ngày mai cũng là phiên chầu lượt của cộng đoàn Điện Biên. Các giáo xứ, giáo họ muốn thể hiện tâm tình hiệp thông, liên kết với cộng đoàn Điện Biên, nên không quản ngại đường xá xa xôi, như đoàn Sapa cách xa 300 cây số, đoàn dân tộc H’Mông Nậm Pồ cách tới 200 cây số. Thật là một sự nâng đỡ trong đức tin cho cộng đoàn Điện Biên. Chúng tôi được biết rằng để đến Điện Biên, anh em H’Mông ở Mường Nhé phải tốn khoảng 500 ngàn đồng, điều không dễ dàng đối với anh em dân tộc.
Chúng tôi dành thời giờ ngồi tòa cho giáo dân, giúp họ đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tiếp cận giáo dân, nhờ đó hiểu họ hơn và có kế hoạch thích hợp cho việc mục vụ. Trong khi chúng tôi ngồi tòa thì cộng đoàn chầu Thánh Thể. Bầu khí sốt sắng giúp cho cộng đoàn đi vào nề nếp của một họ đạo.
Thánh lễ Chúa nhật I Mùa Vọng được cử hành vào lúc 8 giờ tối. Trong bài giảng, đức cha phụ tá đã nêu bật ý nghĩa của Mùa Vọng là mùa chuẩn bị tâm hồn người tín hữu đón mừng kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, và chờ mong Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, bằng thái độ tỉnh thức, sẵn sàng như đang cầm nến cháy sáng. Ngài cũng ví bà con giáo dân ở Điện Biên hôm nay như đang ở trong một mùa Vọng khác, là chờ mong ngày được công khai nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như tại các nơi khác trong giáo phận hay đất nước Việt Nam. Trong khi chờ đợi ngày ấy, giáo dân phải tỉnh thức và sẵn sàng, như đang cầm đèn cháy sáng chờ đợi Chúa Kitô đến, bằng cách sống đức tin. Ngài nói: “Nếu vậy, anh chị em cần phải làm hai việc này. Thứ nhất, củng cố bản thân, gia đình và cộng đoàn thật vững chắc trong đức tin; Thứ hai, loan báo cho mọi người biết về tình thương của Thiên Chúa, tức là truyền giáo”.
Đây là lần thứ hai đức cha Anphong đến thăm cộng đoàn Công giáo tại Điện Biên. Ngài cảm thương cộng đoàn nhỏ bé thân thương này. Ngày thứ nhất đã qua đi với biết bao ơn lành. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho chuyến đi mục vụ này. Chúa nhật ngày mai sẽ là một ngày vất vả với bao công việc bộn bề.