Chiều 27/8, thánh lễ mừng thánh Mônica đã được diễn ra trọng thể tại giáo họ, giáo xứ Lộc Mỹ. Đây là dịp để giới phụ nữ, đặc biệt là những người làm mẹ suy tôn, tưởng nhớ và cầu nguyện với thánh nữ, vị thánh luôn được nhắc đến như là quan thầy của các bậc hiền mẫu.
Hình ảnh
Thánh nữ Mônica vẫn được gọi bằng cái tên quá đỗi thân thương: “Mẹ Mônica”. Quả vậy, hiếm có người mẹ nào trên thế gian lại yêu thương và hi sinh vì gia đình mình như Mẹ Mônica. Cuộc đời Mẹ gắn liền với Thánh Thể, với lời cầu nguyện và những dòng nước mắt. Sống trong đau khổ suốt cả cuộc đời, Mẹ đã dâng tất cả lên với Thiên Chúa, nhờ tình yêu của Chúa quan phòng để mong cho gia đình “ngoại đạo” của Mẹ nhận biết Giáo Hội Chúa.
Nhận thấy những thánh tính của Mẹ Mônica cùng sự hướng dẫn của Cha quản xứ Rafael Trần Xuân Nhàn, những bậc làm mẹ giáo họ đã nhận thánh nữ làm quan thầy. Đây là lần đầu tiên, bậc làm mẹ nơi đây có được một vị thánh quan thầy cho riêng giới mình. Qua đó chia sẻ, học tập nhân đức của Mẹ mà áp dụng và cuộc sống gia đình.
Trong ngày lễ quan trọng này, giới hiền mẫu nơi đây đã vinh dự được Đức Cha Phao lô Maria Cao Đình Thuyên cùng quý cha trong hạt Cửa Lò hiệp dâng thánh lễ. Niềm phấn khởi càng lớn hơn được nghe những lời chia sẻ của Đức Cha Phao Lô Maria. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha đã nhấn mạnh đến những sự đặc biệt của tấm gương Mẹ Mônica. Thánh nữ là người Mẹ “sinh con hai lần”. Lần thứ nhất là sự sinh nở tự nhiên. Lần thứ hai, Thánh nữ “sinh lại” con của mình trong Bí tích Rửa tội, qua sự tận tụy, qua lời cầu nguyện và những dòng nước mắt hi sinh. Chính nhờ sự kiên trì mà Mẹ đã làm cho cả gia đình khô khan trở thành một tổ ấm đạo đức, thánh thiện gồm một vị đại Tiến sĩ Augustino và hai thầy tu dòng.
Để làm nổi bật vai trò của người mẹ, Đức Cha đã nhận định rằng, trong hôn nhân người nam nên chọn cho con cái mình một người mẹ, hơn là chọn cho mình một người vợ. Vai trò của người nam và người nữ là ngang nhau. Nếu người nam là sức sống của gia đình, thì người vợ sẽ là hơi thở. Người nam thành lập gia đình, còn người vợ xây nên “tổ ấm”. Đức Cha cũng không quên cảnh báo những khó khăn mà một người mẹ sẽ gặp phải trong đời sống gia đình, nhất là trong thời đại này. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để những người mẹ hoàn thành sứ mạng và thêm công trạng trước mặt Thiên Chúa.
Nhắc lại nhân đức của Mẹ Mônica, Đức Cha nhắn nhủ đến giới phụ nữ, đặc biệt là những người được ân phúc làm mẹ. Rằng, hãy năng kết hiệp cùng Thánh Thể Chúa, hãy kiên trì cầu nguyện, hãy yêu và tận tụy vì gia đình mình như Chúa đã yêu thương hi sinh cho nhân loại.
Dấu vết dễ nhớ nhất trên khuôn mặt Mẹ Mônica là dòng lệ đã in thành ngấn trên da. Đến nỗi, ngày lìa cõi thế, mắt Mẹ đã không còn nhắm lại được nữa. Chính dòng nước mắt ấy đã làm nên cho Hội thánh vị Đại Tiến sĩ. Nhân đức của Mẹ sẽ còn sáng mãi cho giới hiền mẫu. Để rồi mai đây, nhân đức đó sẽ soi sáng và thánh hóa đôi bàn tay các bà mẹ, xây nên một Giáo Hội như ý Thiên Chúa.
Hình ảnh
Thánh nữ Mônica vẫn được gọi bằng cái tên quá đỗi thân thương: “Mẹ Mônica”. Quả vậy, hiếm có người mẹ nào trên thế gian lại yêu thương và hi sinh vì gia đình mình như Mẹ Mônica. Cuộc đời Mẹ gắn liền với Thánh Thể, với lời cầu nguyện và những dòng nước mắt. Sống trong đau khổ suốt cả cuộc đời, Mẹ đã dâng tất cả lên với Thiên Chúa, nhờ tình yêu của Chúa quan phòng để mong cho gia đình “ngoại đạo” của Mẹ nhận biết Giáo Hội Chúa.
Nhận thấy những thánh tính của Mẹ Mônica cùng sự hướng dẫn của Cha quản xứ Rafael Trần Xuân Nhàn, những bậc làm mẹ giáo họ đã nhận thánh nữ làm quan thầy. Đây là lần đầu tiên, bậc làm mẹ nơi đây có được một vị thánh quan thầy cho riêng giới mình. Qua đó chia sẻ, học tập nhân đức của Mẹ mà áp dụng và cuộc sống gia đình.
Trong ngày lễ quan trọng này, giới hiền mẫu nơi đây đã vinh dự được Đức Cha Phao lô Maria Cao Đình Thuyên cùng quý cha trong hạt Cửa Lò hiệp dâng thánh lễ. Niềm phấn khởi càng lớn hơn được nghe những lời chia sẻ của Đức Cha Phao Lô Maria. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha đã nhấn mạnh đến những sự đặc biệt của tấm gương Mẹ Mônica. Thánh nữ là người Mẹ “sinh con hai lần”. Lần thứ nhất là sự sinh nở tự nhiên. Lần thứ hai, Thánh nữ “sinh lại” con của mình trong Bí tích Rửa tội, qua sự tận tụy, qua lời cầu nguyện và những dòng nước mắt hi sinh. Chính nhờ sự kiên trì mà Mẹ đã làm cho cả gia đình khô khan trở thành một tổ ấm đạo đức, thánh thiện gồm một vị đại Tiến sĩ Augustino và hai thầy tu dòng.
Để làm nổi bật vai trò của người mẹ, Đức Cha đã nhận định rằng, trong hôn nhân người nam nên chọn cho con cái mình một người mẹ, hơn là chọn cho mình một người vợ. Vai trò của người nam và người nữ là ngang nhau. Nếu người nam là sức sống của gia đình, thì người vợ sẽ là hơi thở. Người nam thành lập gia đình, còn người vợ xây nên “tổ ấm”. Đức Cha cũng không quên cảnh báo những khó khăn mà một người mẹ sẽ gặp phải trong đời sống gia đình, nhất là trong thời đại này. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để những người mẹ hoàn thành sứ mạng và thêm công trạng trước mặt Thiên Chúa.
Nhắc lại nhân đức của Mẹ Mônica, Đức Cha nhắn nhủ đến giới phụ nữ, đặc biệt là những người được ân phúc làm mẹ. Rằng, hãy năng kết hiệp cùng Thánh Thể Chúa, hãy kiên trì cầu nguyện, hãy yêu và tận tụy vì gia đình mình như Chúa đã yêu thương hi sinh cho nhân loại.
Dấu vết dễ nhớ nhất trên khuôn mặt Mẹ Mônica là dòng lệ đã in thành ngấn trên da. Đến nỗi, ngày lìa cõi thế, mắt Mẹ đã không còn nhắm lại được nữa. Chính dòng nước mắt ấy đã làm nên cho Hội thánh vị Đại Tiến sĩ. Nhân đức của Mẹ sẽ còn sáng mãi cho giới hiền mẫu. Để rồi mai đây, nhân đức đó sẽ soi sáng và thánh hóa đôi bàn tay các bà mẹ, xây nên một Giáo Hội như ý Thiên Chúa.