Còn Tìm
Ca từ được dịch từ bài « Chercher avec toi, Marie », « Còn tìm với Mẹ », « còn tìm » hay « con tìm » nghĩa có lệch chút đỉnh nhưng cái chính là « tìm với Mẹ », về dấu chân Chúa, đường Cha đi…, và từ Mẹ hãy lảnh nhận hồng ân của Chúa, xin Mẹ dẫn bước con đi trên đường đời vô định và con xin vâng như Mẹ dạy.
Bài hát như rứa nhưng lòng con như ri, nhất cử nhất động là chạy đến Mẹ để « Xin » chứ không phải để « Tìm », vì trong thánh ca của Ta có ca từ, « không ai đến với Mẹ mà về tay không ».
Câu này chính xác nếu ta tìm đến Mẹ để trãi lòng, xin Mẹ an ủi, giúp sức chấp nhận mất mác, chia xa, khúc quanh lớn trong đời … những hoang mang trong đời xin phó thác trong tay Chúa như Mẹ.
Câu này sai nếu ta chạy đến Mẹ để vòi vĩnh, bởi phép mầu không thể có nếu ta chỉ chờ « sung rụng », cứ xin Mẹ sẽ làm hết mà quên rằng xin Mẹ giúp sức để ta làm theo thánh ý Chúa.
Ngã rẻ lớn nhất của dân ta năm 75 khiến không ít người Việt ly hương, kẻ đi người ở, tôi cũng chạy đến Mẹ theo thói đời, than rồi xin, rồi hờn dỗi…nhưng không thể dứt tình với Mẹ vì tôi tin mình sẽ không trở về tay không.
Dạo đó bố mẹ tôi vét túi cho cô em tôi vượt biên, hai lần bị bắt giam, một lần bị bễ, gom đến mẽ vàng cuối cùng giúp anh chị tôi đi với các cháu.
Mỗi lần chị em tôi khăn gói lên đường, tôi hết lời xin Mẹ cứu giúp, chuyến đi nào cũng bễ chả ra cơm cháo gì, tôi không hờn nhưng buồn hiu hắc, sao người ta đi tới mà chị em của tôi thì không.
Hết vàng, hết đi, hết vòi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tâm an, tôi bỗng nhận ra đời mình còn có Mẹ để tâm tình, để cầu nguyện, và chính lúc thất vọng nhất là lúc ta tìm thấy Chúa.
Sàigòn loạn ly, con người lạc lối, lạc đạo, tôi cũng lạc lòng, nhưng cái gốc con Chúa đã níu tôi trở về bên Mẹ.
Mười bốn năm sau ngày đau thương 30 tháng tư tôi tin như đinh đóng cột, tôi sẽ sống hết đời mình nơi chôn nhau cắt rốn, các con tôi sẽ là công dân muôn thuở xứ Việt, nhưng trước tiên chúng nó phải là con dân Chúa.
Vậy mà một ngày không hẹn trước, không cần đóng vàng ra bãi nằm chờ ghe taxi nhưng chuyện cơm bữa thời vượt biên, tôi có giấy thông hành leo máy bay ra đi, nhưng chỉ đi một mình tôi, trong khi chúng tôi đến bốn đứa.
Đành nhắm mắt đưa chân với bao nhiêu toan tính hoang tưởng, tương lai bấp bênh khác chi chiếc thuyền con năm xưa giữa biển trời mênh mông.
Bố mẹ tôi hài lòng vì tôi là đứa chưa bao giờ vòi tiền các cụ đi vượt biên, lại là đứa đầu tiên đi đến đích, nhưng cái gía phải trả là tương lai mù mịt như ngày ba mươi tháng tư năm nào, biết đến bao giờ tôi mới gặp lại chồng con ?
Paris nhà thờ nhiều đếm không xuể, nhà thờ linh ứng cũng lắm chỗ, tôi đốt không biết bao nhiêu ngọn nến, xin xỏ vòi vĩnh y như dạo chị em tôi đi vượt biên, nhưng lần này tôi xin cho riêng tôi, mà sao Chúa Mẹ biến đâu mất rồi.
Chỉ khi xuống Lộ Đức tôi mới thực sự tìm thấy Mẹ, từ đó tôi cùng tìm với Mẹ về cùng đích cuộc đời mình.
Những ngày đầu bon chen tìm việc làm nơi đất khách đầy chông gai, tôi bắt đầu một ngày mới với lời nguyện, xin Mẹ dẫn lối, Paris bao la xa hoa, lạnh lùng với đứa trơn tru không tờ giấy lận lưng, chả có hành trang như con.
Một hôm lang thang tìm việc đến mỏi mệt tôi ghé vào nhà thờ Saint François d’Assise đốt nến tâm tình với Mẹ, ra về tôi thấy nhẹ lòng và tự an ủi, ngày mai mình sẽ làm lại từ đầu.
Rời nhà thờ tôi ghé vào Secours Catholique, biết chuyện của tôi, bà quản lý hỏi, chưa tìm được việc phải không ?
Tôi buồn bã gật đầu, bà nắm tay tôi, đi với tôi, cô này cần người trông thằng bé mười tháng tuổi.
Sau khi nghe tôi kể lễ, cô chủ trẻ chưa tới ba mươi tuổi, lắc đầu, để tôi bảo chồng tôi nhận bà vào tiệm bán hàng của chúng tôi bên cạnh Galerie Lafayette ngay ga RER Auber, có chữ nghĩa như bà đi trông trẻ phí phạm.
Hôm sau tôi trình diện, cậu chủ trẻ nói y như vợ, nhà tôi có kể về hoàn cảnh của bà, thế này nhé, sáng nay có người huấn luyện bà về sản phẫm ở đây và bà làm việc ngay hôm nay, lương tháng chín ngàn francs một tháng.
Tôi chưa có giấy thường trú, xin mở trương mục để lãnh lương, ngân hàng nào cũng từ chối, tháng đầu lãnh lương bằng tiền mặt, chạy mãi mới mở được trương mục ở La Poste, ngân hàng mà tôi trung thành ở lại đến bây giờ.
Cuối tuần tôi đến nhà thờ Saint François d’Assise, nơi tôi đã đốt nến tuần trước, lần này tôi không đốt nến mà đến chỗ tôi quỳ gối lần trước, trăn trở, tôi xin giữ trẻ, cô chủ cho tôi việc làm thích hợp, cậu chủ trả lương hậu hĩnh.
Năm 1989 mức lương này tương đương với bằng BTS thương mại, tôi chả tốt nghiệp trường lớp nào bên này, chỉ được cái bằng « phó thác trong tay Mẹ ».
Gần hai năm sau hãng đóng cửa, tôi ghi tên tìm việc ngoài phòng lao động, lại lang thang mười ba đường Métro Paris để tìm việc, chán chê thất vọng, tôi chỉ biết tìm về bên Mẹ, không dám xin, chỉ để trần tình.
Chưa kịp lãnh tiền thất nghiệp, phòng lao động giới thiệu việc làm, xếp tây nhận tôi làm việc ở sở Mỹ, năm 1991 đô la có gía hơn đồng franc nên mức lương ban đầu của tôi nhảy vọt trên mười ngàn francs một tháng.
Vài tháng sau tôi được cấp giấy tỵ nạn, cả sở ăn mừng với tôi, trong sở chỉ có ba đứa ngoại quốc, hai đứa kia là công dân tây gốc Phi Châu và Anh Quốc, tôi gốc mít chỉ có giấy tạm trú một năm, vậy mà xếp vẫn nhận tôi.
Tháng 7 năm 1989 tôi đến Paris một mình, tháng 2 năm 1992 chồng con tôi đặt chân lên đất Pháp.
Hai mươi lăm năm sau những ngày lang thang vô định trên đất khách, các con tôi đã tốt nghiệp ĐH, có việc làm.
Tôi sắp về hưu, tương lai cũng sẽ vô định với sức khoẻ hao mòn, những rủi ro trong cuộc sống… những thứ rất trần tục mà con người không thể thoát.
Từ ngày tôi biết phó thác, cuộc đời tôi với những may rủi chắc chắn là không vô tình mà do thánh ý Chúa, với sự dẫn đưa của Mẹ Maria, vâng tôi vẫn còn tìm với Mẹ về đoạn đường cuối của cuộc đời mình.
Avril 2014 / Đoàn Thị
Ca từ được dịch từ bài « Chercher avec toi, Marie », « Còn tìm với Mẹ », « còn tìm » hay « con tìm » nghĩa có lệch chút đỉnh nhưng cái chính là « tìm với Mẹ », về dấu chân Chúa, đường Cha đi…, và từ Mẹ hãy lảnh nhận hồng ân của Chúa, xin Mẹ dẫn bước con đi trên đường đời vô định và con xin vâng như Mẹ dạy.
Bài hát như rứa nhưng lòng con như ri, nhất cử nhất động là chạy đến Mẹ để « Xin » chứ không phải để « Tìm », vì trong thánh ca của Ta có ca từ, « không ai đến với Mẹ mà về tay không ».
Câu này chính xác nếu ta tìm đến Mẹ để trãi lòng, xin Mẹ an ủi, giúp sức chấp nhận mất mác, chia xa, khúc quanh lớn trong đời … những hoang mang trong đời xin phó thác trong tay Chúa như Mẹ.
Câu này sai nếu ta chạy đến Mẹ để vòi vĩnh, bởi phép mầu không thể có nếu ta chỉ chờ « sung rụng », cứ xin Mẹ sẽ làm hết mà quên rằng xin Mẹ giúp sức để ta làm theo thánh ý Chúa.
Ngã rẻ lớn nhất của dân ta năm 75 khiến không ít người Việt ly hương, kẻ đi người ở, tôi cũng chạy đến Mẹ theo thói đời, than rồi xin, rồi hờn dỗi…nhưng không thể dứt tình với Mẹ vì tôi tin mình sẽ không trở về tay không.
Dạo đó bố mẹ tôi vét túi cho cô em tôi vượt biên, hai lần bị bắt giam, một lần bị bễ, gom đến mẽ vàng cuối cùng giúp anh chị tôi đi với các cháu.
Mỗi lần chị em tôi khăn gói lên đường, tôi hết lời xin Mẹ cứu giúp, chuyến đi nào cũng bễ chả ra cơm cháo gì, tôi không hờn nhưng buồn hiu hắc, sao người ta đi tới mà chị em của tôi thì không.
Hết vàng, hết đi, hết vòi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tâm an, tôi bỗng nhận ra đời mình còn có Mẹ để tâm tình, để cầu nguyện, và chính lúc thất vọng nhất là lúc ta tìm thấy Chúa.
Sàigòn loạn ly, con người lạc lối, lạc đạo, tôi cũng lạc lòng, nhưng cái gốc con Chúa đã níu tôi trở về bên Mẹ.
Mười bốn năm sau ngày đau thương 30 tháng tư tôi tin như đinh đóng cột, tôi sẽ sống hết đời mình nơi chôn nhau cắt rốn, các con tôi sẽ là công dân muôn thuở xứ Việt, nhưng trước tiên chúng nó phải là con dân Chúa.
Vậy mà một ngày không hẹn trước, không cần đóng vàng ra bãi nằm chờ ghe taxi nhưng chuyện cơm bữa thời vượt biên, tôi có giấy thông hành leo máy bay ra đi, nhưng chỉ đi một mình tôi, trong khi chúng tôi đến bốn đứa.
Đành nhắm mắt đưa chân với bao nhiêu toan tính hoang tưởng, tương lai bấp bênh khác chi chiếc thuyền con năm xưa giữa biển trời mênh mông.
Bố mẹ tôi hài lòng vì tôi là đứa chưa bao giờ vòi tiền các cụ đi vượt biên, lại là đứa đầu tiên đi đến đích, nhưng cái gía phải trả là tương lai mù mịt như ngày ba mươi tháng tư năm nào, biết đến bao giờ tôi mới gặp lại chồng con ?
Paris nhà thờ nhiều đếm không xuể, nhà thờ linh ứng cũng lắm chỗ, tôi đốt không biết bao nhiêu ngọn nến, xin xỏ vòi vĩnh y như dạo chị em tôi đi vượt biên, nhưng lần này tôi xin cho riêng tôi, mà sao Chúa Mẹ biến đâu mất rồi.
Chỉ khi xuống Lộ Đức tôi mới thực sự tìm thấy Mẹ, từ đó tôi cùng tìm với Mẹ về cùng đích cuộc đời mình.
Những ngày đầu bon chen tìm việc làm nơi đất khách đầy chông gai, tôi bắt đầu một ngày mới với lời nguyện, xin Mẹ dẫn lối, Paris bao la xa hoa, lạnh lùng với đứa trơn tru không tờ giấy lận lưng, chả có hành trang như con.
Một hôm lang thang tìm việc đến mỏi mệt tôi ghé vào nhà thờ Saint François d’Assise đốt nến tâm tình với Mẹ, ra về tôi thấy nhẹ lòng và tự an ủi, ngày mai mình sẽ làm lại từ đầu.
Rời nhà thờ tôi ghé vào Secours Catholique, biết chuyện của tôi, bà quản lý hỏi, chưa tìm được việc phải không ?
Tôi buồn bã gật đầu, bà nắm tay tôi, đi với tôi, cô này cần người trông thằng bé mười tháng tuổi.
Sau khi nghe tôi kể lễ, cô chủ trẻ chưa tới ba mươi tuổi, lắc đầu, để tôi bảo chồng tôi nhận bà vào tiệm bán hàng của chúng tôi bên cạnh Galerie Lafayette ngay ga RER Auber, có chữ nghĩa như bà đi trông trẻ phí phạm.
Hôm sau tôi trình diện, cậu chủ trẻ nói y như vợ, nhà tôi có kể về hoàn cảnh của bà, thế này nhé, sáng nay có người huấn luyện bà về sản phẫm ở đây và bà làm việc ngay hôm nay, lương tháng chín ngàn francs một tháng.
Tôi chưa có giấy thường trú, xin mở trương mục để lãnh lương, ngân hàng nào cũng từ chối, tháng đầu lãnh lương bằng tiền mặt, chạy mãi mới mở được trương mục ở La Poste, ngân hàng mà tôi trung thành ở lại đến bây giờ.
Cuối tuần tôi đến nhà thờ Saint François d’Assise, nơi tôi đã đốt nến tuần trước, lần này tôi không đốt nến mà đến chỗ tôi quỳ gối lần trước, trăn trở, tôi xin giữ trẻ, cô chủ cho tôi việc làm thích hợp, cậu chủ trả lương hậu hĩnh.
Năm 1989 mức lương này tương đương với bằng BTS thương mại, tôi chả tốt nghiệp trường lớp nào bên này, chỉ được cái bằng « phó thác trong tay Mẹ ».
Gần hai năm sau hãng đóng cửa, tôi ghi tên tìm việc ngoài phòng lao động, lại lang thang mười ba đường Métro Paris để tìm việc, chán chê thất vọng, tôi chỉ biết tìm về bên Mẹ, không dám xin, chỉ để trần tình.
Chưa kịp lãnh tiền thất nghiệp, phòng lao động giới thiệu việc làm, xếp tây nhận tôi làm việc ở sở Mỹ, năm 1991 đô la có gía hơn đồng franc nên mức lương ban đầu của tôi nhảy vọt trên mười ngàn francs một tháng.
Vài tháng sau tôi được cấp giấy tỵ nạn, cả sở ăn mừng với tôi, trong sở chỉ có ba đứa ngoại quốc, hai đứa kia là công dân tây gốc Phi Châu và Anh Quốc, tôi gốc mít chỉ có giấy tạm trú một năm, vậy mà xếp vẫn nhận tôi.
Tháng 7 năm 1989 tôi đến Paris một mình, tháng 2 năm 1992 chồng con tôi đặt chân lên đất Pháp.
Hai mươi lăm năm sau những ngày lang thang vô định trên đất khách, các con tôi đã tốt nghiệp ĐH, có việc làm.
Tôi sắp về hưu, tương lai cũng sẽ vô định với sức khoẻ hao mòn, những rủi ro trong cuộc sống… những thứ rất trần tục mà con người không thể thoát.
Từ ngày tôi biết phó thác, cuộc đời tôi với những may rủi chắc chắn là không vô tình mà do thánh ý Chúa, với sự dẫn đưa của Mẹ Maria, vâng tôi vẫn còn tìm với Mẹ về đoạn đường cuối của cuộc đời mình.
Avril 2014 / Đoàn Thị