Trong phiên họp thứ 68 của Đại Hội Đồng LHQ họp tại New York hôm 23 tháng Mười, Đức TGM Francis Chullikatt, Sứ Thần và là Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ, đã đọc một tham luận về việc giải giới toàn diện mọi loại vũ khí trên thế giới. Sau đây là nguyên văn tham luận của ngài.
Kính thưa ngài chủ tọa,
Ủy Ban Thứ Nhất họp năm nay vào một thời điểm hết sức thuận lợi. Trong vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều hành động ngoạn mục trong cuộc đấu tranh lâu dài nhằm giải thoát thế giới khỏi các vũ khí hóa học và hạch nhân.
Nghị quyết nhất trí của Hội Đồng Bảo An LHQ gần đây về vũ khí hóa học của Syria đã có một tầm quan trọng lịch sử. Tuy nhiên, về phương diện này, Ông Tổng Thư Ký đã nhận định: “Đèn đỏ đối với một hình thức vũ khí không có nghĩa đèn xanh đối với một hình thức vũ khí khác”. Do đó, ông đã kêu gọi phải ngưng hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và bắt mọi loại vũ khí phải câm lặng.
Một dịp may đầy hy vọng khác đã diễn ra, đó là Phiên Họp Cấp Cao chưa từng có, kéo dài một ngày, về Giải Giới Hạch Nhân tại ngay Đại Hội Đồng này vào ngày 26 tháng Chín vừa qua. Đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, Âu Châu, Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu La Tinh, các vị cầm đầu các quốc gia và chính phủ cũng như nhiều viên chức cao cấp khác đã lên tiếng kêu gọi phải bắt đầu ngay các cuộc thương thuyết toàn diện để ngăn cấm mọi loại vũ khí hạch nhân. Quả là điều gây ấn tượng khi thấy một lớn tiếng bày tỏ quan tâm như thế đối với điều rất nên gọi là “các hiệu quả thảm hại về nhân đạo” của việc sử dụng vũ khí hạch nhân.
Ý chí của thế giới như một toàn khối sẵn sàng cùng nhau tiến bước một cách xây dựng nhằm loại bỏ vũ khí hạch nhân quả chưa bao giờ hiển hiện hơn thế. Ấy thế nhưng một số rất nhỏ các quốc gia vẫn cứ đứng đó cản đường, vẫn cố gắng ngăn cản tiến bộ, và ráng đi tìm một giải pháp toàn diện cho một vấn đề từng kéo dài lê thê hết năm này qua năm nọ, trong tê liệt và hoang mang.
Tại Phiên Họp Cấp Cao về Giải Giới Hạch Nhân, điều rõ ràng là các quốc gia khắp thế giới muốn được thấy nghị quyết năm 2010 của Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Phổ Biến được thực thi; nghị quyết này đòi triệu tập một phiên họp để triển khai một vùng không có vũ khí hạch nhân và các vũ khí khác thuộc loại huỷ diệt hàng loạt tại Trung Đông.
Tiến bộ đạt được trong cuộc tranh chấp Syria và triển vọng về một giải pháp chính trị ló dạng ở chân trời đang tạo khung cảnh cho việc triệu tập hội nghị Trung Đông. Diễn trình này từng bắt đầu từ năm 1995 khi Hội Nghị Tái Duyệt và Nối Dài Hiệp Ước Cấm Phổ Biến đã chấp thuận một nghị quyết nhằm bàn đến mọi loại vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Trung Đông. Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc hoàn tất lời hứa hẹn này đã hủy hoại tính khả tín của Hiệp Ước Cấm Phổ Biến và tương lai của vùng này. Vì Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Phổ Biến sắp diễn ra vào năm 2015, điều cần là phải đưa ra các bước để xác định dứt khoát ngày giờ tổ chức hội nghị này.
Điều nghịch thường đáng buồn là các quốc gia mạnh miệng nhất trong việc kết án vũ khí hóa học lại giữ im lặng trong việc tiếp tục sở hữu các vũ khí hạch nhân. Cộng đồng quốc tế phải kêu gọi và phải hành động như một tiếng nói duy nhất nhằm ngăn cấm mọi loại vũ khí hùy diệt hàng loạt.
Triển vọng hợp tác giữa mọi quốc gia trong nghị trình mới về hòa bình bỗng nhiên có được một bước đi lên. Công trình này đòi sự cổ vũ và hợp tác liên tục của mọi phía. Một thế giới tốt đẹp hơn đang chờ xem ta có giảm chi phí quân sự quá cao hiện nay và có dành một phần chi phí quân sự cho qũy thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của các quốc gia đang phát triển hay phát triển ít ỏi nhất hay không. Ủy ban được lập ra chuyên lo việc giảm thiểu vũ trang khắp thế giới này phải luôn ý thức được nhu cầu thực sự của việc đạt được một nền hòa bình và an ninh vững ổn cho quốc tế. Ta phải chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt thiển cận và tập trung vào các nhu cầu dài lâu của gia đình nhân loại.
Kính thứa ngài chủ tọa,
Như Tòa Thánh từng phát biểu tại Phiên Họp Cấp Cao về Giải Giới Hạch Nhân, “Đã đến lúc phải phản công luận lý học sợ sệt bằng đạo đức học trách nhiệm, bằng cách phát huy bầu khí tin cậy và thành thực đối thoại, có khả năng cổ xúy nền văn hóa hoà bình, xây dựng trên tính thượng tôn pháp luật và ích chung, qua việc hợp tác gắn bó và có trách nhiệm giữa mọi thành viên của cộng đồng quốc tế”.
Thế giới chúng ta chưa bao giờ liên lập và liên kết với nhau như thế; hơn lúc nào hết, giờ đây ta không thể liều mình rơi vào thứ “hoàn cầu hóa dửng dưng”.
Quả là ảo tưởng khi nghĩ rằng sự an ninh và hoà bình của một số nước có thể được bảo đảm mà không cần đến sự an ninh và hòa bình của các nước khác. Trong một thời đại như thời đại ta, một thời đại đang kinh qua nhiều biến đổi xã hội và địa chính trị sâu xa, mỗi ngày người ta càng ý thức được rằng quyền lợi an ninh quốc gia liên kết chặt chẽ với quyền lợi an ninh quốc tế, đúng lúc gia đình nhân loại đang từ từ tiến lại gần nhau hơn và ở khắp nơi càng ngày càng ý thức được tính thống nhất và tính liên lập với nhau của mình.
Hòa bình, an ninh và ổn định không thể nào đạt được chỉ bằng các phương tiện quân sự, hay gia tăng chi tiêu quân sự, vì các điều này là mục tiêu đa kích (multidimensional) bao gồm nhiều khía cạnh vốn không chỉ thuộc lãnh vực chính trị và quân sự, mà còn thuộc lãnh vực nhân quyền, thượng tôn pháp luật, các điều kiện kinh tế và xã hội, và việc bảo vệ môi sinh. Đây là những điều nhận việc cổ vũ sự phát triển nhân bản đích thực và toàn diện làm mục tiêu chính của chúng, trong đó sự khôn ngoan, lý lẽ và sức mạnh của luật pháp phải thắng vượt bạo lực, gây hấn và vũ lực.
Hòa bình là một tòa nhà liên tục cần được xây dựng, một xây dựng đặt nền không hẳn trên sức mạnh cho bằng trên lòng tin cậy, trên việc bồi đắp tin tưởng, trên việc tôn trọng các bổn phận đã đảm nhiệm và trên đối thoại. Không có các yếu nền tảng này, ta sẽ gây nguy cơ không những cho hòa bình mà còn cho chính sự hiện hữu của gia đình nhân loại nữa. Phạm vi giải giới và kiểm soát vũ khí liên tục đòi phải sử dụng khôn ngoan và thiện chí.
Xin cám ơn ngài chủ tọa.
Kính thưa ngài chủ tọa,
Ủy Ban Thứ Nhất họp năm nay vào một thời điểm hết sức thuận lợi. Trong vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều hành động ngoạn mục trong cuộc đấu tranh lâu dài nhằm giải thoát thế giới khỏi các vũ khí hóa học và hạch nhân.
Nghị quyết nhất trí của Hội Đồng Bảo An LHQ gần đây về vũ khí hóa học của Syria đã có một tầm quan trọng lịch sử. Tuy nhiên, về phương diện này, Ông Tổng Thư Ký đã nhận định: “Đèn đỏ đối với một hình thức vũ khí không có nghĩa đèn xanh đối với một hình thức vũ khí khác”. Do đó, ông đã kêu gọi phải ngưng hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và bắt mọi loại vũ khí phải câm lặng.
Một dịp may đầy hy vọng khác đã diễn ra, đó là Phiên Họp Cấp Cao chưa từng có, kéo dài một ngày, về Giải Giới Hạch Nhân tại ngay Đại Hội Đồng này vào ngày 26 tháng Chín vừa qua. Đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, Âu Châu, Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu La Tinh, các vị cầm đầu các quốc gia và chính phủ cũng như nhiều viên chức cao cấp khác đã lên tiếng kêu gọi phải bắt đầu ngay các cuộc thương thuyết toàn diện để ngăn cấm mọi loại vũ khí hạch nhân. Quả là điều gây ấn tượng khi thấy một lớn tiếng bày tỏ quan tâm như thế đối với điều rất nên gọi là “các hiệu quả thảm hại về nhân đạo” của việc sử dụng vũ khí hạch nhân.
Ý chí của thế giới như một toàn khối sẵn sàng cùng nhau tiến bước một cách xây dựng nhằm loại bỏ vũ khí hạch nhân quả chưa bao giờ hiển hiện hơn thế. Ấy thế nhưng một số rất nhỏ các quốc gia vẫn cứ đứng đó cản đường, vẫn cố gắng ngăn cản tiến bộ, và ráng đi tìm một giải pháp toàn diện cho một vấn đề từng kéo dài lê thê hết năm này qua năm nọ, trong tê liệt và hoang mang.
Tại Phiên Họp Cấp Cao về Giải Giới Hạch Nhân, điều rõ ràng là các quốc gia khắp thế giới muốn được thấy nghị quyết năm 2010 của Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Phổ Biến được thực thi; nghị quyết này đòi triệu tập một phiên họp để triển khai một vùng không có vũ khí hạch nhân và các vũ khí khác thuộc loại huỷ diệt hàng loạt tại Trung Đông.
Tiến bộ đạt được trong cuộc tranh chấp Syria và triển vọng về một giải pháp chính trị ló dạng ở chân trời đang tạo khung cảnh cho việc triệu tập hội nghị Trung Đông. Diễn trình này từng bắt đầu từ năm 1995 khi Hội Nghị Tái Duyệt và Nối Dài Hiệp Ước Cấm Phổ Biến đã chấp thuận một nghị quyết nhằm bàn đến mọi loại vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Trung Đông. Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc hoàn tất lời hứa hẹn này đã hủy hoại tính khả tín của Hiệp Ước Cấm Phổ Biến và tương lai của vùng này. Vì Hội Nghị Tái Duyệt Hiệp Ước Cấm Phổ Biến sắp diễn ra vào năm 2015, điều cần là phải đưa ra các bước để xác định dứt khoát ngày giờ tổ chức hội nghị này.
Điều nghịch thường đáng buồn là các quốc gia mạnh miệng nhất trong việc kết án vũ khí hóa học lại giữ im lặng trong việc tiếp tục sở hữu các vũ khí hạch nhân. Cộng đồng quốc tế phải kêu gọi và phải hành động như một tiếng nói duy nhất nhằm ngăn cấm mọi loại vũ khí hùy diệt hàng loạt.
Triển vọng hợp tác giữa mọi quốc gia trong nghị trình mới về hòa bình bỗng nhiên có được một bước đi lên. Công trình này đòi sự cổ vũ và hợp tác liên tục của mọi phía. Một thế giới tốt đẹp hơn đang chờ xem ta có giảm chi phí quân sự quá cao hiện nay và có dành một phần chi phí quân sự cho qũy thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của các quốc gia đang phát triển hay phát triển ít ỏi nhất hay không. Ủy ban được lập ra chuyên lo việc giảm thiểu vũ trang khắp thế giới này phải luôn ý thức được nhu cầu thực sự của việc đạt được một nền hòa bình và an ninh vững ổn cho quốc tế. Ta phải chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt thiển cận và tập trung vào các nhu cầu dài lâu của gia đình nhân loại.
Kính thứa ngài chủ tọa,
Như Tòa Thánh từng phát biểu tại Phiên Họp Cấp Cao về Giải Giới Hạch Nhân, “Đã đến lúc phải phản công luận lý học sợ sệt bằng đạo đức học trách nhiệm, bằng cách phát huy bầu khí tin cậy và thành thực đối thoại, có khả năng cổ xúy nền văn hóa hoà bình, xây dựng trên tính thượng tôn pháp luật và ích chung, qua việc hợp tác gắn bó và có trách nhiệm giữa mọi thành viên của cộng đồng quốc tế”.
Thế giới chúng ta chưa bao giờ liên lập và liên kết với nhau như thế; hơn lúc nào hết, giờ đây ta không thể liều mình rơi vào thứ “hoàn cầu hóa dửng dưng”.
Quả là ảo tưởng khi nghĩ rằng sự an ninh và hoà bình của một số nước có thể được bảo đảm mà không cần đến sự an ninh và hòa bình của các nước khác. Trong một thời đại như thời đại ta, một thời đại đang kinh qua nhiều biến đổi xã hội và địa chính trị sâu xa, mỗi ngày người ta càng ý thức được rằng quyền lợi an ninh quốc gia liên kết chặt chẽ với quyền lợi an ninh quốc tế, đúng lúc gia đình nhân loại đang từ từ tiến lại gần nhau hơn và ở khắp nơi càng ngày càng ý thức được tính thống nhất và tính liên lập với nhau của mình.
Hòa bình, an ninh và ổn định không thể nào đạt được chỉ bằng các phương tiện quân sự, hay gia tăng chi tiêu quân sự, vì các điều này là mục tiêu đa kích (multidimensional) bao gồm nhiều khía cạnh vốn không chỉ thuộc lãnh vực chính trị và quân sự, mà còn thuộc lãnh vực nhân quyền, thượng tôn pháp luật, các điều kiện kinh tế và xã hội, và việc bảo vệ môi sinh. Đây là những điều nhận việc cổ vũ sự phát triển nhân bản đích thực và toàn diện làm mục tiêu chính của chúng, trong đó sự khôn ngoan, lý lẽ và sức mạnh của luật pháp phải thắng vượt bạo lực, gây hấn và vũ lực.
Hòa bình là một tòa nhà liên tục cần được xây dựng, một xây dựng đặt nền không hẳn trên sức mạnh cho bằng trên lòng tin cậy, trên việc bồi đắp tin tưởng, trên việc tôn trọng các bổn phận đã đảm nhiệm và trên đối thoại. Không có các yếu nền tảng này, ta sẽ gây nguy cơ không những cho hòa bình mà còn cho chính sự hiện hữu của gia đình nhân loại nữa. Phạm vi giải giới và kiểm soát vũ khí liên tục đòi phải sử dụng khôn ngoan và thiện chí.
Xin cám ơn ngài chủ tọa.