Cuộc đời của Đức Giám Mục Tôma Nguyễn Văn Tân, có thể nói phải trải qua biết bao là thăng trầm, với những ưu tư khắc khoải từ những cái nhìn giản dị hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng trong tim của Đức Cha chứa đầy nhựa sống của một tâm hồn trẻ, một con người thật, và rất lạc quan vui sống trong tình thương của Thiên Chúa. « Thánh Lễ là Hy Tế » là đề tài Luận Án Tiến Sĩ Thần Học giúp Ngài sống đời thánh hiến cũng như trong những công việc mục vụ Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, càng trở nên giống Chúa Kitô, để được cùng đồng hành với Người một cách thật nhiệm mầu « Hãy bước đi trong tình yêu thương » (Ep 5, 2). Bên cạnh đó, chắc ai trong chúng ta cũng có thể thấy những con số liên kết theo Ngài một cách ngẫu nhiên trong suốt chặng đường 73 năm hồng ân, gắng liền nhau ngược xuôi vòng, bởi con số hai và ba.
Cậu Tân chào đời vào ngày 27.12.1940 tại họ đạo Bãi Xan, làng Đại Phước, Trà Vinh, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long. Cậu là người con út trong gia đình gồm bảy người anh chị em, năm anh trai và một chị gái. Khi còn thời niên thiếu, cậu Tân sống trong một gia đình nông thôn, vùng đồng bằng sông nước, nằm cạnh bên nhà thờ của họ đạo vẫn còn nguyên vẹn như bây giờ. Mỗi ngày cậu đánh thức dậy bằng tiếng gà gáy canh hai, lúc trời còn mờ mờ sáng. Trong tay với cây đuốc, bó bằng những chiếc tàu lá dừa khô. Ngọn lửa chiếu sáng lập lòe dẫn bước đi trên con đường hẻo lánh trơn trợn trong những cơn mưa đêm. Tuy bao khó khăn, nhưng cậu rất siêng năng mỗi sáng cố gắng cho bằng được, vượt qua cây cầu tre từng bước một, băng qua con rạch Giồng Tượng, để mới có thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ, bàn tiệc Mình Thánh Chúa. Thánh lễ đối với cậu là cây thập giá hiến tế mà cậu bắt đầu hy sinh vác lấy mỗi ngày. Xin dâng lên Chúa biết bao mộng đẹp của tuổi thơ, những giấc ngủ ngon của ban mai. Cất bước về hướng tiếng chuông giáo đường vang dội của họ đạo Bãi Xan, năm nay vừa mừng tròn 200 năm thành lập.
Người lớn kể lại rằng, vào một buổi sáng, ngày các em của họ đạo được lãnh nhận phép bí tích Thêm Sức. Trước sân nhà thờ, các em đứng xếp dọc theo hàng dài thì đâu đấy các em xì xào với nhau. - Ê mầy, thằng nầy còn nhỏ quá mà được thêm sức hén? - Một em nọ trả lời. - Mầy thấy nó nhỏ vậy chứ nó giỏi lắm! Mầy biết hông, nó thuộc hết kinh giáo lý, sách phần đọc không sót một chữ! Lúc Đức Cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, khẩu hiệu “ Chiến Sĩ Chúa Kitô ” (06.10.1897-13.12.1984) khảo thi giáo lý, nó thưa rót rót, trôi chảy như con nước lớn dâng lên từ ngoài vàm sông. - Còn tao, Đức Cha nói gịọng miền ngoài sao tao hơi khó nghe quá! Thuộc thì thuộc rồi, nhưng nghe không kịp, cũng may là có một ông Cha lập lại bằng giọng miền Nam, nếu không chắc tao bị rớt! Đứa khác nói. - Theo tao nghĩ, chắc có lẽ nó hên là vì nhà của nó ở gần nhà thờ. À, chắc cũng không phải hẳn là vậy! Có biết bao đứa bạn ở xóm gần nhà thờ nhưng cũng đâu có đi lễ mỗi sáng, hay là tại vì ba mẹ của nó khó, đạo đức, thánh thiện?...
Thế nhưng, năm cậu lên 13 tuổi, ngày 01.09.1953 cậu đã quyết định dâng đời mình cho Chúa. Cậu nhỏ ấy đành rời xa gia đình, anh chị, bà con, bạn bè và bỏ lại xóm đạo thân thương mà gói ghém theo trọn vẹn chỉ có mấy điều ước nguyện, làm hành trang cất bước lên đường vào Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long với niềm phấn khởi, được vui sướng sống trong nhà Chúa. 2
Ngày 21.12.1969 thầy Tân thụ phong linh mục năm 29 tuổi, tại nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long.
Năm 1970, linh mục Tôma Nguyễn Văn Tân, tốt nghiệp cử nhân thần học tại Giáo Hoàng học viện thánh PIO X Đà Lạt. Một năm sau đó, Ngài được gửi đi du học sang Rôma học tại Đại học Giáo Hoàng Grêgoriana, cố gắng biết bao khó khăn đánh máy từng chữ, từng trang một để soạn thảo Luận Án Tiến Sĩ Thần Học với đề tài « Hy Tế » trong Thần học của Eugène MASURE. Thời gian ngắn ngủi chỉ trong vòng 3 năm cha đổ bằng Tiến Sĩ, về lại Giáo Phận để lo giúp việc cho Giáo Hội quê nhà vào tháng 03.1974.
Một năm trước khi bối cảnh ly tang của đất nước, giải phóng miền Nam. Biến cố năm 1975, Ngài đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương, nào là sự mất mát của gia đình, người anh chết đi, những người thân quen không còn, các linh mục bạn đi cải tạo ở tận miệt vùng sâu Bến Giá. Nhà thờ bị đóng cửa, vắng đi tiếng chuông giáo đường, mất đi tiếng cười đùa của trẻ thơ, người người di tảng khắp nơi… riêng về Giáo Phận Vĩnh Long mất mát dần từ mảnh đất nhà chung đến nhà nguyện, từ thành thị đến thôn quê, hư hại quá nhiều cho Giáo Hội Việt Nam nói chung. Hai lần về quê dâng Thánh lễ an táng cho song thân của Ngài, con số 2 lập lại cũng cùng điểm dấu một ngày 05.05 âm lịch tại đất Thánh của họ đạo Bãi Xan. Trước thảm cảnh thật thê lương đó, Ngài chỉ biết hy sinh, dành riêng cho tâm tư mình một đời âm thầm cầu nguyện dâng lên Cha chí Thánh, rồi tự an ủi với lòng, có bao giờ ta mất Chúa đâu?
Trong năm Thánh 2000, Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục phó, rồi trong 3 tháng sau, tấn phong Giám Mục ngày 15.08.2000. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Chánh Tòa Giáo phận Vĩnh Long, kế nhiệm Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, hưu nghỉ tại Giáo phận ngày 03.07.2001.
Một niềm vinh hạnh thật lớn! Hằng năm, Đức Cha thu xếp thời gian về thăm quê nhà 2 lần, chủ tế dâng Thánh lễ đồng tế ngoài trời với các Cha của họ đạo tại đất Thánh Bãi Xan vào ngày 02.11 dịp lễ các Thánh, và mồng 2 Tết ngày cầu cho Ông Bà Tổ Tiên.
Đức Cha Tôma, bản chất sống đơn sơ, nhưng rất giàu tình cảm, và quan tâm một cách đặc biệt đến các thiên chức, chủng sinh và đoàn chiên của mình. Ngài đã sang Pháp thăm Đức Cha Antôn hai lần, cuối cùng vào dịp Ad Limina 2009 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha không ngại đường xa, thức khuya dậy sớm, sắp xếp mọi công việc mong được ghé thăm Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện. Sau cái Tết Mậu Thân 1968, đôi mắt của Ngài do bị hơi độc khối lửa, đi chữa trị khắp nơi, nhưng không thể điều trị được, các bác sĩ đều bó tay. Mỗi lúc mắt càng mờ đi, trở nên mù lòa, sống trong đau khổ, biền biệt xa cách quê nhà.
Trong chức vụ của người mục tử, cũng trong tâm tình quí mến đến thăm một người anh, một người thầy và cùng chia sẻ mọi thông tin. Nhìn thấy cảnh sống cô đơn của Đức Cha Antôn, trong căn phòng nhỏ, trong bóng tối hơn 40 năm qua, không còn biết phân biệt được ngày và đêm. Sống trong nhà hưu dưỡng tuy được chăm sóc thuốc men đầy đủ, nhưng cảm thấy Đức Cha như thiếu vắng một cái gì đó. Cánh cửa hé mở sẵn, Đức Cha Tôma nhè nhẹ bước vào phòng, rồi đứng đó im lặng đôi ba phút, nhưng Đức Cha Antôn không nghe thấy gì. Đức Cha ngồi cạnh bên chiếc bàn, xâu chuỗi trong tay lần hạt, rồi bắt gặp những ánh mắt lạc lõng nhìn về cõi xa xăm như chờ đợi ai đó rất linh thiêng và cũng rất huyền bí. Ngài hơi bị lảng tai và cũng không thấy đường. Chạnh lòng thương Đức Cha Antôn nhiều, tuổi già sức yếu, mà phải tự lo cho mình tất cả, vững vàng, kiên trì trong cuộc sống trên xứ người. 3
Sáng hôm sau quay trở lại, chia tay tạm biệt Đức Cha Antôn bằng 3 câu kinh kính mừng, thấy Đức Cha Antôn như rơi nước mắt, và cả chúng tôi cũng vậy. Đọc xong 3 câu kinh, Đức Cha Antôn ban phép lành bằng tiếng La Tinh, rồi mọi người âm thầm lặng lẽ ra về trong nỗi nhớ thương và nghẹn ngào. Xác tín những ngày còn lại trong tay Chúa và Mẹ Maria nhân lành.
Đức Cha Tôma thường nhắc nhở và nhắn gửi những người thân quen của mình rằng, xin dành chút thời gian đến thăm viếng Đức Cha Antôn nếu có thể được và những người già cô đơn nầy.
“Hy vọng những hạt giống đầy tình yêu thương nhân nghĩa ấy sẽ mọc lên tươi tốt trên khắp cánh đồng Giáo Hội quê hương, và trên đất khách”.
Mặc dù, Đức Cha Antôn sống nơi xứ người, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về Vĩnh Long. Niềm vui trọng đại không có thêm lần thứ hai, Đức Cha Tôma không thể nào quên tổ chức mừng tạ ơn Đại lễ Kim Khánh 50 năm Giám Mục Đức Cha Antôn trong Giáo Phận ngày 22.01.2011. Ngài gom góp và thu được 129.088 thánh lễ; 108.863 giáo dân rước lễ; 45.692 lần viếng Chúa; 108.635 chuỗi mân côi; và làm việc bác ái 128.597 tất cả kết thành bó hoa thiêng để kính dâng lên Ngài, dâng lên Thiên Chúa.
Một năm thắm thoát trôi qua, Đức Cha Antôn thanh thảng ra đi về nhà Chúa vào một buổi sáng Chúa Nhật ngày 13.05.2012, trong lúc giáo dân về hành hương đông đủ trước tượng đài Đức Mẹ Fatima Vĩnh Long, do Đức Cha Antôn thành lập xưa kia vì lòng yêu mến Đức Mẹ.
Khi được nghe tin Đức Cha Antôn qua đời, trong đau buồn, trong tình thân thương, và vì lòng qúi mến phương châm sống đời tâm linh của Ngài. Thời gian không kịp cho phép chuẩn bị bay nhanh sang Pháp để dự lễ an táng của Đức Cha Antôn theo như lịch trình. Ngài đề cử Đức Ông Nguyễn Văn Phương, thay mặt Ngài và đại diện cho Giáo Phận Vĩnh Long, từ Rôma bay sang Pháp gấp cho kịp ngày giờ dự lễ an táng. Trong Thánh lễ an táng dưới sự chủ tế của Đức Cha Louis SANKALÉ, Giám Mục Giáo Phận Nice, Đức Ông Phương hãnh diện chia sẻ lời Chúa bằng tiếng Pháp và nói về cuộc đời của Đức Cha Antôn trong những chuỗi ngày dài với đôi mắt mù lòa được nhìn thấy Thiên Chúa xuyên qua tràng hạt mân côi. Trong khi đó, trên khắp các họ đạo thuộc Giáo Phận dâng lễ và cầu hồn cho Đức Cha cố Antôn một tuần thật ấm cúng. Chúng ta hãy lấy làm vui, vì Chúa đến gọi chúng ta đi bất cứ ngày giờ nào không ngờ. Việc Chúa định, mình không thể xin thêm và cũng chẳng bớt đi. Nhưng có điều là mỗi người trong chúng ta có dọn mình sẵn sàng, chuẩn bị cho cuộc hành trình về nhà Chúa trong ơn chết lành?
Hiện nay tại Giáo phận Nice, có cả 2 vị Giám Mục trải qua một trang dầy lịch sử Giáo Hội Việt Nam, lưu vong nơi đất khách. Hai vị an nghỉ cách xa khoảng chừng 12 km, Đức Cha cố Giacôbê Huỳnh Văn Của (1915-1995) Giáo Phận Phú Cường, Đức Cha cố Antôn Nguyễn Văn Thiện Giáo Phận Vĩnh Long (13.03.1906-13.05.2012). Kể từ lần đến thăm cuối cùng của Đức Cha Tôma, rồi sẽ mãi mãi không còn nhìn thấy nhau trên cõi đời nầy.
« Ở Vĩnh Long, không một ngày nào Cha quên cầu nguyện cho Đức Cha Antôn, nhất là trong mỗi Thánh lễ ». Một cuốn album chứa đầy hình, nhớ đến Ngài lấy ra xem mỗi khi buồn vui. Một điều Đức Cha hằng mong ước thật lớn lao là làm sao xây cất được một cái Nhà Hưu Dưỡng Cho Các Linh Mục Vĩnh Long. Tuy còn biết bao công việc phải lo toan, nhưng ngày 16.10.2010 Đức Cha Tôma cùng với các cha hạt trưởng, các linh mục, cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho việc khởi công xây cất nhà hưu dưỡng cho các cha trước tiên với một trệt và hai lầu, nhờ ơn Chúa, nay đã hoàn thành tốt đẹp. Các linh mục cao tuổi, nay an phận có được chỗ nương tực thật ấm cúng, nghỉ ngơi và sinh hoạt an toàn, sạch mát, tránh khỏi mọi cô đơn sau những năm tháng dài, một đời người tận hiến để phục vụ cho Giáo Hội.
Cách đây đúng 3 tháng, lá thư cuối cùng Ngài gửi cho tôi vào ngày lễ giỗ giáp năm của Đức Cha Antôn 13.05.2013. Ngài sợ tôi quên vì bận rộn công việc nên viết đôi dòng nhắc nhở:
“Hai con Khánh Thảo và cháu Duy nhớ đi viếng mộ Đức Cha Antôn”. Ở bên nhà, giáo dân về Vĩnh Long hành hương rất đông, và đặc biệt Cha dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha cố Antôn». 4
Ngài đã tổ chức mừng 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long (08.01.1938-08.01.2013). Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận vượt qua bao hiểm nguy, có khi tưởng chừng Giáo Phận không còn. Vào dịp mừng lễ kính trái tim vô nhiễm ngày 16.10.2012, cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima thánh du đi khắp các họ đạo lớn nhỏ trong Giáo Phận thời gian trong vòng một năm, ban ơn sám hối và chữa lành hồn xác cho các tín hữu.
Hôm nay, thứ bảy ngày 17.08.2013, một điều quá bất ngờ, dường như không thể tin là sự thật, nhưng đối với việc Chúa làm tất cả đều có thể và phải tin. Cùng một ngày, ở hai đầu đất nước Giáo Hột Việt Nam, hai miền Bắc Nam, Đức Mẹ đã đến rước đi hai linh hồn Đức Giám Mục Chánh Tòa đương nhiệm về nhà Chúa một cách đột ngộ, cùng một lý do đột nguỵ, lúc 04h00 sáng và 21h00 tối, Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu (12.09.1938-1708.2013) và Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long (27.12.1940-17.08.2013). Hai vị đã không bao giờ biết mệt mỏi, hết lòng hăng sai phục vụ cánh đồng Chúa trên chặng đường thứ 12 và 13 năm Giám Mục, phúc thọ 75 tuổi và 73 tuổi.
Cách đây mới 2 tuần, ngày 02.08.2013 Đức Cha Tôma về quê dâng lễ an táng cho người anh thứ tư, gia đình còn lại chỉ 2 chị em, nhưng nay là một.
Ngày 15.08.2013 Đại Hội Giới Trẻ Vĩnh Long tổ chức mừng 13 năm Giám mục, chỉ 2 ngày sau, Chúa rước Ngài đi, để lại đoàn chiên bơ vơ ở nơi trần thế và một Giáo Phận trống Tòa.
Ở hai đầu thế giới, sự trùng hợp trong ngày 15.08.2013, tại Giáo Phận Nice, Pháp cũng rơi vào tình trạng trống Tòa, Đức Cha SANKALÉ dâng Thánh Lễ cuối cùng chia tay Giáo Phận. Ngài từ nhiệm vì lý do sức khỏe đã kéo dài hơn 20 năm qua, nay không cho phép Ngài dìu dắt cho thuyền của Giáo Hội. Đây cũng là một Sứ Điệp, mà Chúa trao gửi đến cho Giáo Hội, Giáo Phận Vĩnh Long. Chúng ta có nhiều thời gian cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ, cho Đức Cha, cho các thiên chức linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh đang trên bước đường đi tìm ơn gọi, cho Giáo Phận những ngày sắp đến, và còn kể cả cho chúng ta luôn sống đẹp lòng Chúa hơn bao giờ. Con số 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long, phải trải qua hết năm đời Giám Mục. Trong năm 2013, là một móc ngoặc lớn trong đau buồn, tang lễ cho hai vị Giám Mục trong Giáo Phận. Cách sáu tháng gần đây, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (21.01.1914 - 31.01.2012). Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, hai lần vinh dự đến chia sẻ lời Chúa, và nói lên cuộc đời của hai vị Giám Mục Vĩnh Long trong Thánh Lễ an táng.
Đức Cha Tôma bước theo tiếng Chúa gọi ở tuổi 13, và cũng đúng 13 năm Giám Mục, 44 năm Linh Mục. Hôm nay, Ngài cất bước ra đi vĩnh viễn theo tiếng Chúa gọi. Đã ba lần Ngài nằm xuống ở giữa lòng ngôi nhà thờ Chánh Tòa rộng lớn nầy, với sức chứa 6.000 chổ ngồi, nhưng nay con số có hơn 10.000 giáo dân đến tiễn đưa trong Thánh Lễ An Táng, dưới sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Léopoldo GIRELLI, đại diện Đức Thánh Cha, 18 vị Giám Mục của các Giáo Phận Việt Nam, hơn 300 linh mục, các Hội Dòng… trong và ngoài Giáo Phận. Xung quanh nhà thờ từ trên xuống nhà nguyện, từ trong ra ngoài sân không còn một chổ trống. Đức Cha Tôma sống rất bình dị, đúng với khẩu hiệu Giám Mục của mình có hình “ngọn lửa” làm “Hy Tế”, nói lên sứ mạng truyền giáo của vị chủ chăng không ngừng nghỉ, trong mọi lúc và ở mọi nơi. Kết thúc cuộc “Hành Trình Trong Đức Ái” một cách tốt đẹp, trên khắp nẻo đường, vùng sâu hẻo lánh, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đều có in đậm dấu bước của Ngài. Hôm nay, chúng ta có thể được nói như Chúa Giêsu: “Mọi sự đã hoàn tất”. Nhưng thật khó có thể hình dung được với độ tuổi gần nghỉ hưu, mà ngọn đuốc chiếu sáng ấy vẫn bừng cháy trong Đức Cha cho đến khi trút hết hơi thở cuối cùng.
Người lớn kể lại rằng, vào một buổi sáng, ngày các em của họ đạo được lãnh nhận phép bí tích Thêm Sức. Trước sân nhà thờ, các em đứng xếp dọc theo hàng dài thì đâu đấy các em xì xào với nhau. - Ê mầy, thằng nầy còn nhỏ quá mà được thêm sức hén? - Một em nọ trả lời. - Mầy thấy nó nhỏ vậy chứ nó giỏi lắm! Mầy biết hông, nó thuộc hết kinh giáo lý, sách phần đọc không sót một chữ! Lúc Đức Cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, khẩu hiệu “ Chiến Sĩ Chúa Kitô ” (06.10.1897-13.12.1984) khảo thi giáo lý, nó thưa rót rót, trôi chảy như con nước lớn dâng lên từ ngoài vàm sông. - Còn tao, Đức Cha nói gịọng miền ngoài sao tao hơi khó nghe quá! Thuộc thì thuộc rồi, nhưng nghe không kịp, cũng may là có một ông Cha lập lại bằng giọng miền Nam, nếu không chắc tao bị rớt! Đứa khác nói. - Theo tao nghĩ, chắc có lẽ nó hên là vì nhà của nó ở gần nhà thờ. À, chắc cũng không phải hẳn là vậy! Có biết bao đứa bạn ở xóm gần nhà thờ nhưng cũng đâu có đi lễ mỗi sáng, hay là tại vì ba mẹ của nó khó, đạo đức, thánh thiện?...
Thế nhưng, năm cậu lên 13 tuổi, ngày 01.09.1953 cậu đã quyết định dâng đời mình cho Chúa. Cậu nhỏ ấy đành rời xa gia đình, anh chị, bà con, bạn bè và bỏ lại xóm đạo thân thương mà gói ghém theo trọn vẹn chỉ có mấy điều ước nguyện, làm hành trang cất bước lên đường vào Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long với niềm phấn khởi, được vui sướng sống trong nhà Chúa. 2
Ngày 21.12.1969 thầy Tân thụ phong linh mục năm 29 tuổi, tại nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long.
Năm 1970, linh mục Tôma Nguyễn Văn Tân, tốt nghiệp cử nhân thần học tại Giáo Hoàng học viện thánh PIO X Đà Lạt. Một năm sau đó, Ngài được gửi đi du học sang Rôma học tại Đại học Giáo Hoàng Grêgoriana, cố gắng biết bao khó khăn đánh máy từng chữ, từng trang một để soạn thảo Luận Án Tiến Sĩ Thần Học với đề tài « Hy Tế » trong Thần học của Eugène MASURE. Thời gian ngắn ngủi chỉ trong vòng 3 năm cha đổ bằng Tiến Sĩ, về lại Giáo Phận để lo giúp việc cho Giáo Hội quê nhà vào tháng 03.1974.
Một năm trước khi bối cảnh ly tang của đất nước, giải phóng miền Nam. Biến cố năm 1975, Ngài đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương, nào là sự mất mát của gia đình, người anh chết đi, những người thân quen không còn, các linh mục bạn đi cải tạo ở tận miệt vùng sâu Bến Giá. Nhà thờ bị đóng cửa, vắng đi tiếng chuông giáo đường, mất đi tiếng cười đùa của trẻ thơ, người người di tảng khắp nơi… riêng về Giáo Phận Vĩnh Long mất mát dần từ mảnh đất nhà chung đến nhà nguyện, từ thành thị đến thôn quê, hư hại quá nhiều cho Giáo Hội Việt Nam nói chung. Hai lần về quê dâng Thánh lễ an táng cho song thân của Ngài, con số 2 lập lại cũng cùng điểm dấu một ngày 05.05 âm lịch tại đất Thánh của họ đạo Bãi Xan. Trước thảm cảnh thật thê lương đó, Ngài chỉ biết hy sinh, dành riêng cho tâm tư mình một đời âm thầm cầu nguyện dâng lên Cha chí Thánh, rồi tự an ủi với lòng, có bao giờ ta mất Chúa đâu?
Trong năm Thánh 2000, Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục phó, rồi trong 3 tháng sau, tấn phong Giám Mục ngày 15.08.2000. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Chánh Tòa Giáo phận Vĩnh Long, kế nhiệm Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, hưu nghỉ tại Giáo phận ngày 03.07.2001.
Một niềm vinh hạnh thật lớn! Hằng năm, Đức Cha thu xếp thời gian về thăm quê nhà 2 lần, chủ tế dâng Thánh lễ đồng tế ngoài trời với các Cha của họ đạo tại đất Thánh Bãi Xan vào ngày 02.11 dịp lễ các Thánh, và mồng 2 Tết ngày cầu cho Ông Bà Tổ Tiên.
Đức Cha Tôma, bản chất sống đơn sơ, nhưng rất giàu tình cảm, và quan tâm một cách đặc biệt đến các thiên chức, chủng sinh và đoàn chiên của mình. Ngài đã sang Pháp thăm Đức Cha Antôn hai lần, cuối cùng vào dịp Ad Limina 2009 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha không ngại đường xa, thức khuya dậy sớm, sắp xếp mọi công việc mong được ghé thăm Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện. Sau cái Tết Mậu Thân 1968, đôi mắt của Ngài do bị hơi độc khối lửa, đi chữa trị khắp nơi, nhưng không thể điều trị được, các bác sĩ đều bó tay. Mỗi lúc mắt càng mờ đi, trở nên mù lòa, sống trong đau khổ, biền biệt xa cách quê nhà.
Trong chức vụ của người mục tử, cũng trong tâm tình quí mến đến thăm một người anh, một người thầy và cùng chia sẻ mọi thông tin. Nhìn thấy cảnh sống cô đơn của Đức Cha Antôn, trong căn phòng nhỏ, trong bóng tối hơn 40 năm qua, không còn biết phân biệt được ngày và đêm. Sống trong nhà hưu dưỡng tuy được chăm sóc thuốc men đầy đủ, nhưng cảm thấy Đức Cha như thiếu vắng một cái gì đó. Cánh cửa hé mở sẵn, Đức Cha Tôma nhè nhẹ bước vào phòng, rồi đứng đó im lặng đôi ba phút, nhưng Đức Cha Antôn không nghe thấy gì. Đức Cha ngồi cạnh bên chiếc bàn, xâu chuỗi trong tay lần hạt, rồi bắt gặp những ánh mắt lạc lõng nhìn về cõi xa xăm như chờ đợi ai đó rất linh thiêng và cũng rất huyền bí. Ngài hơi bị lảng tai và cũng không thấy đường. Chạnh lòng thương Đức Cha Antôn nhiều, tuổi già sức yếu, mà phải tự lo cho mình tất cả, vững vàng, kiên trì trong cuộc sống trên xứ người. 3
Sáng hôm sau quay trở lại, chia tay tạm biệt Đức Cha Antôn bằng 3 câu kinh kính mừng, thấy Đức Cha Antôn như rơi nước mắt, và cả chúng tôi cũng vậy. Đọc xong 3 câu kinh, Đức Cha Antôn ban phép lành bằng tiếng La Tinh, rồi mọi người âm thầm lặng lẽ ra về trong nỗi nhớ thương và nghẹn ngào. Xác tín những ngày còn lại trong tay Chúa và Mẹ Maria nhân lành.
Đức Cha Tôma thường nhắc nhở và nhắn gửi những người thân quen của mình rằng, xin dành chút thời gian đến thăm viếng Đức Cha Antôn nếu có thể được và những người già cô đơn nầy.
“Hy vọng những hạt giống đầy tình yêu thương nhân nghĩa ấy sẽ mọc lên tươi tốt trên khắp cánh đồng Giáo Hội quê hương, và trên đất khách”.
Mặc dù, Đức Cha Antôn sống nơi xứ người, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về Vĩnh Long. Niềm vui trọng đại không có thêm lần thứ hai, Đức Cha Tôma không thể nào quên tổ chức mừng tạ ơn Đại lễ Kim Khánh 50 năm Giám Mục Đức Cha Antôn trong Giáo Phận ngày 22.01.2011. Ngài gom góp và thu được 129.088 thánh lễ; 108.863 giáo dân rước lễ; 45.692 lần viếng Chúa; 108.635 chuỗi mân côi; và làm việc bác ái 128.597 tất cả kết thành bó hoa thiêng để kính dâng lên Ngài, dâng lên Thiên Chúa.
Một năm thắm thoát trôi qua, Đức Cha Antôn thanh thảng ra đi về nhà Chúa vào một buổi sáng Chúa Nhật ngày 13.05.2012, trong lúc giáo dân về hành hương đông đủ trước tượng đài Đức Mẹ Fatima Vĩnh Long, do Đức Cha Antôn thành lập xưa kia vì lòng yêu mến Đức Mẹ.
Khi được nghe tin Đức Cha Antôn qua đời, trong đau buồn, trong tình thân thương, và vì lòng qúi mến phương châm sống đời tâm linh của Ngài. Thời gian không kịp cho phép chuẩn bị bay nhanh sang Pháp để dự lễ an táng của Đức Cha Antôn theo như lịch trình. Ngài đề cử Đức Ông Nguyễn Văn Phương, thay mặt Ngài và đại diện cho Giáo Phận Vĩnh Long, từ Rôma bay sang Pháp gấp cho kịp ngày giờ dự lễ an táng. Trong Thánh lễ an táng dưới sự chủ tế của Đức Cha Louis SANKALÉ, Giám Mục Giáo Phận Nice, Đức Ông Phương hãnh diện chia sẻ lời Chúa bằng tiếng Pháp và nói về cuộc đời của Đức Cha Antôn trong những chuỗi ngày dài với đôi mắt mù lòa được nhìn thấy Thiên Chúa xuyên qua tràng hạt mân côi. Trong khi đó, trên khắp các họ đạo thuộc Giáo Phận dâng lễ và cầu hồn cho Đức Cha cố Antôn một tuần thật ấm cúng. Chúng ta hãy lấy làm vui, vì Chúa đến gọi chúng ta đi bất cứ ngày giờ nào không ngờ. Việc Chúa định, mình không thể xin thêm và cũng chẳng bớt đi. Nhưng có điều là mỗi người trong chúng ta có dọn mình sẵn sàng, chuẩn bị cho cuộc hành trình về nhà Chúa trong ơn chết lành?
Hiện nay tại Giáo phận Nice, có cả 2 vị Giám Mục trải qua một trang dầy lịch sử Giáo Hội Việt Nam, lưu vong nơi đất khách. Hai vị an nghỉ cách xa khoảng chừng 12 km, Đức Cha cố Giacôbê Huỳnh Văn Của (1915-1995) Giáo Phận Phú Cường, Đức Cha cố Antôn Nguyễn Văn Thiện Giáo Phận Vĩnh Long (13.03.1906-13.05.2012). Kể từ lần đến thăm cuối cùng của Đức Cha Tôma, rồi sẽ mãi mãi không còn nhìn thấy nhau trên cõi đời nầy.
« Ở Vĩnh Long, không một ngày nào Cha quên cầu nguyện cho Đức Cha Antôn, nhất là trong mỗi Thánh lễ ». Một cuốn album chứa đầy hình, nhớ đến Ngài lấy ra xem mỗi khi buồn vui. Một điều Đức Cha hằng mong ước thật lớn lao là làm sao xây cất được một cái Nhà Hưu Dưỡng Cho Các Linh Mục Vĩnh Long. Tuy còn biết bao công việc phải lo toan, nhưng ngày 16.10.2010 Đức Cha Tôma cùng với các cha hạt trưởng, các linh mục, cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho việc khởi công xây cất nhà hưu dưỡng cho các cha trước tiên với một trệt và hai lầu, nhờ ơn Chúa, nay đã hoàn thành tốt đẹp. Các linh mục cao tuổi, nay an phận có được chỗ nương tực thật ấm cúng, nghỉ ngơi và sinh hoạt an toàn, sạch mát, tránh khỏi mọi cô đơn sau những năm tháng dài, một đời người tận hiến để phục vụ cho Giáo Hội.
Cách đây đúng 3 tháng, lá thư cuối cùng Ngài gửi cho tôi vào ngày lễ giỗ giáp năm của Đức Cha Antôn 13.05.2013. Ngài sợ tôi quên vì bận rộn công việc nên viết đôi dòng nhắc nhở:
“Hai con Khánh Thảo và cháu Duy nhớ đi viếng mộ Đức Cha Antôn”. Ở bên nhà, giáo dân về Vĩnh Long hành hương rất đông, và đặc biệt Cha dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha cố Antôn». 4
Ngài đã tổ chức mừng 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long (08.01.1938-08.01.2013). Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận vượt qua bao hiểm nguy, có khi tưởng chừng Giáo Phận không còn. Vào dịp mừng lễ kính trái tim vô nhiễm ngày 16.10.2012, cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima thánh du đi khắp các họ đạo lớn nhỏ trong Giáo Phận thời gian trong vòng một năm, ban ơn sám hối và chữa lành hồn xác cho các tín hữu.
Hôm nay, thứ bảy ngày 17.08.2013, một điều quá bất ngờ, dường như không thể tin là sự thật, nhưng đối với việc Chúa làm tất cả đều có thể và phải tin. Cùng một ngày, ở hai đầu đất nước Giáo Hột Việt Nam, hai miền Bắc Nam, Đức Mẹ đã đến rước đi hai linh hồn Đức Giám Mục Chánh Tòa đương nhiệm về nhà Chúa một cách đột ngộ, cùng một lý do đột nguỵ, lúc 04h00 sáng và 21h00 tối, Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu (12.09.1938-1708.2013) và Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long (27.12.1940-17.08.2013). Hai vị đã không bao giờ biết mệt mỏi, hết lòng hăng sai phục vụ cánh đồng Chúa trên chặng đường thứ 12 và 13 năm Giám Mục, phúc thọ 75 tuổi và 73 tuổi.
Cách đây mới 2 tuần, ngày 02.08.2013 Đức Cha Tôma về quê dâng lễ an táng cho người anh thứ tư, gia đình còn lại chỉ 2 chị em, nhưng nay là một.
Ngày 15.08.2013 Đại Hội Giới Trẻ Vĩnh Long tổ chức mừng 13 năm Giám mục, chỉ 2 ngày sau, Chúa rước Ngài đi, để lại đoàn chiên bơ vơ ở nơi trần thế và một Giáo Phận trống Tòa.
Ở hai đầu thế giới, sự trùng hợp trong ngày 15.08.2013, tại Giáo Phận Nice, Pháp cũng rơi vào tình trạng trống Tòa, Đức Cha SANKALÉ dâng Thánh Lễ cuối cùng chia tay Giáo Phận. Ngài từ nhiệm vì lý do sức khỏe đã kéo dài hơn 20 năm qua, nay không cho phép Ngài dìu dắt cho thuyền của Giáo Hội. Đây cũng là một Sứ Điệp, mà Chúa trao gửi đến cho Giáo Hội, Giáo Phận Vĩnh Long. Chúng ta có nhiều thời gian cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ, cho Đức Cha, cho các thiên chức linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh đang trên bước đường đi tìm ơn gọi, cho Giáo Phận những ngày sắp đến, và còn kể cả cho chúng ta luôn sống đẹp lòng Chúa hơn bao giờ. Con số 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long, phải trải qua hết năm đời Giám Mục. Trong năm 2013, là một móc ngoặc lớn trong đau buồn, tang lễ cho hai vị Giám Mục trong Giáo Phận. Cách sáu tháng gần đây, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (21.01.1914 - 31.01.2012). Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, hai lần vinh dự đến chia sẻ lời Chúa, và nói lên cuộc đời của hai vị Giám Mục Vĩnh Long trong Thánh Lễ an táng.
Đức Cha Tôma bước theo tiếng Chúa gọi ở tuổi 13, và cũng đúng 13 năm Giám Mục, 44 năm Linh Mục. Hôm nay, Ngài cất bước ra đi vĩnh viễn theo tiếng Chúa gọi. Đã ba lần Ngài nằm xuống ở giữa lòng ngôi nhà thờ Chánh Tòa rộng lớn nầy, với sức chứa 6.000 chổ ngồi, nhưng nay con số có hơn 10.000 giáo dân đến tiễn đưa trong Thánh Lễ An Táng, dưới sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Léopoldo GIRELLI, đại diện Đức Thánh Cha, 18 vị Giám Mục của các Giáo Phận Việt Nam, hơn 300 linh mục, các Hội Dòng… trong và ngoài Giáo Phận. Xung quanh nhà thờ từ trên xuống nhà nguyện, từ trong ra ngoài sân không còn một chổ trống. Đức Cha Tôma sống rất bình dị, đúng với khẩu hiệu Giám Mục của mình có hình “ngọn lửa” làm “Hy Tế”, nói lên sứ mạng truyền giáo của vị chủ chăng không ngừng nghỉ, trong mọi lúc và ở mọi nơi. Kết thúc cuộc “Hành Trình Trong Đức Ái” một cách tốt đẹp, trên khắp nẻo đường, vùng sâu hẻo lánh, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đều có in đậm dấu bước của Ngài. Hôm nay, chúng ta có thể được nói như Chúa Giêsu: “Mọi sự đã hoàn tất”. Nhưng thật khó có thể hình dung được với độ tuổi gần nghỉ hưu, mà ngọn đuốc chiếu sáng ấy vẫn bừng cháy trong Đức Cha cho đến khi trút hết hơi thở cuối cùng.