Washington D.C., (CNA).- Cuốn hồi ký của Tổng thống George W. Bush nhan đề “Decision Points (Những điểm Quyết định)” tuy mãi đến ngày 9 tháng 11 sắp tới mới ra mắt, nhưng đã được Drudge Report điểm qua nội dung trước và tiết lộ cho thấy cuốn sách đã đề cập đến mối liên lạc giữa cựu Tổng thống với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt là ảnh hưởng của Giáo hoàng trên quyết định của ông liên quan đến vấn đề hạn chế nghiên cứu tế bào phôi gốc.
Những cuộc thảo luận trong các lần hội kiến công khai giữa Đức giáo hoàng và Tổng thống trong những năm 2001, 2002 và 2004 cho thấy cả những đồng thuận sâu xa lẫn những khác biệt nghiêm trọng giữa hai người.
Điểm đầu tiên được đề cập là viễn kiến về nền văn hoá sự sống của Đức giáo hoàng đã giúp Tổng thống thấu hiểu phẩm giá của sự sống con người trong phôi, cả khi những người ủng hộ cuộc nghiên cứu phôi sinh thúc bách ông nên xem xét các lợi ích có thể có được
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tháng 7 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở Tổng thống rằng “một xã hội tự do và đạo đức mà Hoa kỳ mong mỏi trở thành, phải chống bỏ những hoạt động làm giảm giá trị và vi phạm sự sống con người ở bất cứ giai đoạn nào, từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Đức thánh cha nói với ông Bush vào dịp đó: “Bằng một nền văn hóa sự sống mạnh mẽ, Mỹ quốc có thể chứng tỏ cho thế giới thấy con đường hướng tới một tương lai thực sự nhân bản, trong đó con người giữ vai trò chủ nhân, chứ không phải là sản phẩm của kỹ thuật do mình tạo ra.”
Tổng thống Bush đã cảm động rất mực do viễn kiến văn hóa đó của Đức giáo hoàng, cũng như chứng nghiệm cá nhân của ngài. Gioan Phaolô II đã mắc bệng Parkinson cả chục năm trước cuộc hội kiến này. Nhưng ngài chống lại những cuộc nghiên cứu có thể mang lại phương thế chữa trị nếu phải hủy hoại sự sống của phôi thai.
Lời nói và chứng nghiệm của Đức giáo hoàng vào mùa hè năm đó đã đưa Tổng thống tới quyết định bảo vệ sự sống của phôi bằng những đường lối mạnh mẽ. Ngày 9 tháng 8 năm 2001, Tổng thống Bush tuyên bố tiền của liên bang không được dùng để tài trợ các nghiên cứu làm hủy hoại thêm các phôi sinh. Sự ngăn cấm này có hiệu lực suốt thời kỳ ông làm tổng thống.
Mặc dù tuyên bố của ông về tế bào gốc đã bị một số người chỉ trích vì quan điểm ít tích cực đối với vấn đề thụ thai trong ống nghiệm (cũng tạo ra và giết chết hàng loạt các phôi sinh), nhiều nhà quan sát đã khen ngợi tiến độ cẩn trọng của ông đối với những vấn nạn về đạo đức sinh học, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ người lớn.
Nhà xuất bản Crown Publishing Group, phụ trách phát hành cuốn sách của cựu tổng thống, đã tiết lộ rằng “Decision Points” cũng nói tỉ mỉ về những xem xét của ông dẫn tới cuộc xâm lăng Iraq vào tháng 3 năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Về quyết định này, Tổng thống Bush đã không đồng thuận với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Đức thánh cha công khai chống đối “chủ thuyết Bush” về thứ chiến tranh phủ đầu chống lại những quốc gia nghi ngờ đe dọa Hoa kỳ; ngài cho rằng chiến tranh chỉ được coi là phương tiện cuối cùng khi mọi giải pháp khác đều không đạt được. Ngày 18 tháng 3 năm 2003, hai ngày trước cuộc xâm lăng, Đức giáo hoàng cảnh giác về “những hậu quả khủng khiếp” đối với dân tộc Iraq, và nói rằng “vẫn còn có thời giờ đàm phán” để tránh chiến tranh.
Cũng ngày hôm đó, Tổng thống Bush tuyên bố rằng nước Mỹ đã cạn kiệt mọi giải pháp; ông mô tả cuộc xâm lăng là cần thiết vì cho rằng Saddam Hussein đã sẵn sàng những võ khí phá hoại hàng loạt.
Năm 2004, khi hai người tái họp, Đức giáo hoàng khẳng định một lần nữa rằng thái độ chống chiến tranh vẫn là “lập trường rõ rệt dứt khoát của Tòa thánh.”
Những cuộc thảo luận trong các lần hội kiến công khai giữa Đức giáo hoàng và Tổng thống trong những năm 2001, 2002 và 2004 cho thấy cả những đồng thuận sâu xa lẫn những khác biệt nghiêm trọng giữa hai người.
Điểm đầu tiên được đề cập là viễn kiến về nền văn hoá sự sống của Đức giáo hoàng đã giúp Tổng thống thấu hiểu phẩm giá của sự sống con người trong phôi, cả khi những người ủng hộ cuộc nghiên cứu phôi sinh thúc bách ông nên xem xét các lợi ích có thể có được
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tháng 7 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở Tổng thống rằng “một xã hội tự do và đạo đức mà Hoa kỳ mong mỏi trở thành, phải chống bỏ những hoạt động làm giảm giá trị và vi phạm sự sống con người ở bất cứ giai đoạn nào, từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Đức thánh cha nói với ông Bush vào dịp đó: “Bằng một nền văn hóa sự sống mạnh mẽ, Mỹ quốc có thể chứng tỏ cho thế giới thấy con đường hướng tới một tương lai thực sự nhân bản, trong đó con người giữ vai trò chủ nhân, chứ không phải là sản phẩm của kỹ thuật do mình tạo ra.”
Tổng thống Bush đã cảm động rất mực do viễn kiến văn hóa đó của Đức giáo hoàng, cũng như chứng nghiệm cá nhân của ngài. Gioan Phaolô II đã mắc bệng Parkinson cả chục năm trước cuộc hội kiến này. Nhưng ngài chống lại những cuộc nghiên cứu có thể mang lại phương thế chữa trị nếu phải hủy hoại sự sống của phôi thai.
Lời nói và chứng nghiệm của Đức giáo hoàng vào mùa hè năm đó đã đưa Tổng thống tới quyết định bảo vệ sự sống của phôi bằng những đường lối mạnh mẽ. Ngày 9 tháng 8 năm 2001, Tổng thống Bush tuyên bố tiền của liên bang không được dùng để tài trợ các nghiên cứu làm hủy hoại thêm các phôi sinh. Sự ngăn cấm này có hiệu lực suốt thời kỳ ông làm tổng thống.
Mặc dù tuyên bố của ông về tế bào gốc đã bị một số người chỉ trích vì quan điểm ít tích cực đối với vấn đề thụ thai trong ống nghiệm (cũng tạo ra và giết chết hàng loạt các phôi sinh), nhiều nhà quan sát đã khen ngợi tiến độ cẩn trọng của ông đối với những vấn nạn về đạo đức sinh học, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ người lớn.
Nhà xuất bản Crown Publishing Group, phụ trách phát hành cuốn sách của cựu tổng thống, đã tiết lộ rằng “Decision Points” cũng nói tỉ mỉ về những xem xét của ông dẫn tới cuộc xâm lăng Iraq vào tháng 3 năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Về quyết định này, Tổng thống Bush đã không đồng thuận với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Đức thánh cha công khai chống đối “chủ thuyết Bush” về thứ chiến tranh phủ đầu chống lại những quốc gia nghi ngờ đe dọa Hoa kỳ; ngài cho rằng chiến tranh chỉ được coi là phương tiện cuối cùng khi mọi giải pháp khác đều không đạt được. Ngày 18 tháng 3 năm 2003, hai ngày trước cuộc xâm lăng, Đức giáo hoàng cảnh giác về “những hậu quả khủng khiếp” đối với dân tộc Iraq, và nói rằng “vẫn còn có thời giờ đàm phán” để tránh chiến tranh.
Cũng ngày hôm đó, Tổng thống Bush tuyên bố rằng nước Mỹ đã cạn kiệt mọi giải pháp; ông mô tả cuộc xâm lăng là cần thiết vì cho rằng Saddam Hussein đã sẵn sàng những võ khí phá hoại hàng loạt.
Năm 2004, khi hai người tái họp, Đức giáo hoàng khẳng định một lần nữa rằng thái độ chống chiến tranh vẫn là “lập trường rõ rệt dứt khoát của Tòa thánh.”