Nhờ Giáo hội Công giáo, Cuba nhượng bộ trên vấn đề tù chính trị.
" Chính quyền Cuba hôm qua, 01/06/2010, đã bắt đầu chuyển 6 tù chính trị đến những trại giam gần gia đình của họ. Những tù chính trị này nằm trong số 53 nhà đối lập mà vào năm 2003 đã bị kết án tù từ 6 đến 28 năm.
Đây là cử chỉ đầu tiên của chủ tịch Raoul Castro nhờ trung gian của Giáo hội Công giáo Cuba, từ nhiều ngày qua vẫn vận động cho việc trả tự do cho những người bị giam vì lý do chính trị ở nước này.
Chính quyền La Habana đã bị áp lực ngày càng mạnh của quốc tế kể từ cái chết của tù chính trị Orlando Zapata vào tháng 2 năm nay, sau một cuộc tuyệt thực kéo 85 ngày. Phe đối lập Cuba tố cáo chính quyền Raoul Castro đã để mặc cho ông Zapata chết. Nghị viên châu Âu ra nghị quyết lên án cái chết « tàn nhẫn » và « có thể tránh được » của ông Zapata. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu nhân vụ này đã lên tiếng yêu cầu La Habana phóng thích 200 tù chính trị. Cũng là nhằm đòi tự do cho 26 tù chính trị đang bệnh nặng, nhà báo đối lập Guillermo Farinas đã tuyệt thực từ gần ba tháng nay. Ông Farinas hiện đang nằm viện và được truyền dịch từ ngày 31/03. Để yểm trợ cho cuộc đấu tranh của nhà báo này, Giáo hội Công giáo đã đứng ra làm trung gian hoà giải với chính quyền Raoul Castro.
Lần đầu tiên kể từ khi lên kế nhiệm người anh Fidel Castro vào năm 2008, chủ tịch Raoul Castro ngày 19/05 vừa qua đã gặp trong bốn tiếng đồng hồ hai lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba. Đó là tổng giám mục La Habana, Đức Hồng y Jaime Ortega và chủ tịch Hội đồng Giám mục Dionisio Garcia. Điểm đáng chú ý là cuộc gặp gỡ này đã được báo chí chính thức Cuba lúc đó loan tải rộng rãi. Tờ Granma, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba, còn trích dẫn tuyên bố của Đức Cha Ortega về một « thời kỳ mới » giữa Giáo hội và Nhà nước.
Kết quả cuộc thương lượng nói trên là quyết định vừa được loan báo chuyển một số tù chính trị về giam ở gần nhà, thuận tiện hơn cho thân nhân khi thăm viếng. Chính quyền Cuba cũng hứa với các lãnh đạo Giáo hội là sẽ cho nhập viện chữa trị một số tù chính trị bệnh nặng. Cử chỉ đầu tiên này của chủ tịch Raoul Castro tuy chỉ là nhân nhượng nhỏ, nhưng nó đã làm lóe lên tia hy vọng về sự thay đổi thái độ của La Habana đối với tù chính trị. Có người còn hy vọng là một số tù nhân bệnh nặng nhất có thể sẽ được thả. Cho tới nay, chính quyền Cuba vẫn khẳng định là họ không hề giam giữ tù chính trị và vẫn gọi các nhà đối lập là những « tên lính đánh thuê » lãnh tiền của Mỹ, nước vẫn áp dụng cấm vận Cuba từ 48 năm qua.
Cách đây ba tuần, Giáo hội Công giáo Cuba cũng đã từng can thiệp với chính quyền Cuba để cho vợ của các tù chính trị, mệnh danh là « Các phụ nữ áo trắng », mà vào mỗi chủ nhật, sau khi xem lễ, vẫn đi tuần hành phản kháng trong im lặng trên đường phố La Habana, được tiếp tục tuần hành như vậy mà không bị cấm đoán hoặc bị quấy rầy, chửi mắng bởi những kẻ do chính quyền huy động.
Có thể nói là Giáo hội Công giáo Cuba trong thời gian qua đã tích cực dấn thân vào đấu tranh dân chủ, khéo léo vận động cho vấn đề tù chính trị, nhưng cố tránh không đi đến đối đầu với chính quyền Raoul Castro. Theo lời ông Orlando Marquez, chủ nhiệm tạp chí Công giáo Cuba Palabra Nueva, Giáo hội Cuba đã cải thiện đáng kể quan hệ với chính quyền Cộng sản trong những năm gần đây, « tuy rằng vẫn còn tồn tại sự nghi kỵ lẫn nhau và những định kiến ». Nhưng cái chính là giới đối lập rất tin tưởng vào các lãnh đạo Giáo hội, cho nên đã yên tâm giao cho họ làm trung gian thương lượng với chính quyền. Như tuyên bố của nhà đối lập Oscar Espinosa với hãng tin AFP: « Chúng tôi rất hy vọng vào các cuộc thương lượng này, nếu thành công trên vấn đề tù chính trị, có thể tiếp diễn trên các vấn đề nội bộ khác của Cuba ».
"Các phụ nữ áo trắng" tuần hành tại một khu phố ở La Habana, ngày 23/05/2010 |
Đây là cử chỉ đầu tiên của chủ tịch Raoul Castro nhờ trung gian của Giáo hội Công giáo Cuba, từ nhiều ngày qua vẫn vận động cho việc trả tự do cho những người bị giam vì lý do chính trị ở nước này.
Chính quyền La Habana đã bị áp lực ngày càng mạnh của quốc tế kể từ cái chết của tù chính trị Orlando Zapata vào tháng 2 năm nay, sau một cuộc tuyệt thực kéo 85 ngày. Phe đối lập Cuba tố cáo chính quyền Raoul Castro đã để mặc cho ông Zapata chết. Nghị viên châu Âu ra nghị quyết lên án cái chết « tàn nhẫn » và « có thể tránh được » của ông Zapata. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu nhân vụ này đã lên tiếng yêu cầu La Habana phóng thích 200 tù chính trị. Cũng là nhằm đòi tự do cho 26 tù chính trị đang bệnh nặng, nhà báo đối lập Guillermo Farinas đã tuyệt thực từ gần ba tháng nay. Ông Farinas hiện đang nằm viện và được truyền dịch từ ngày 31/03. Để yểm trợ cho cuộc đấu tranh của nhà báo này, Giáo hội Công giáo đã đứng ra làm trung gian hoà giải với chính quyền Raoul Castro.
Lần đầu tiên kể từ khi lên kế nhiệm người anh Fidel Castro vào năm 2008, chủ tịch Raoul Castro ngày 19/05 vừa qua đã gặp trong bốn tiếng đồng hồ hai lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba. Đó là tổng giám mục La Habana, Đức Hồng y Jaime Ortega và chủ tịch Hội đồng Giám mục Dionisio Garcia. Điểm đáng chú ý là cuộc gặp gỡ này đã được báo chí chính thức Cuba lúc đó loan tải rộng rãi. Tờ Granma, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba, còn trích dẫn tuyên bố của Đức Cha Ortega về một « thời kỳ mới » giữa Giáo hội và Nhà nước.
Kết quả cuộc thương lượng nói trên là quyết định vừa được loan báo chuyển một số tù chính trị về giam ở gần nhà, thuận tiện hơn cho thân nhân khi thăm viếng. Chính quyền Cuba cũng hứa với các lãnh đạo Giáo hội là sẽ cho nhập viện chữa trị một số tù chính trị bệnh nặng. Cử chỉ đầu tiên này của chủ tịch Raoul Castro tuy chỉ là nhân nhượng nhỏ, nhưng nó đã làm lóe lên tia hy vọng về sự thay đổi thái độ của La Habana đối với tù chính trị. Có người còn hy vọng là một số tù nhân bệnh nặng nhất có thể sẽ được thả. Cho tới nay, chính quyền Cuba vẫn khẳng định là họ không hề giam giữ tù chính trị và vẫn gọi các nhà đối lập là những « tên lính đánh thuê » lãnh tiền của Mỹ, nước vẫn áp dụng cấm vận Cuba từ 48 năm qua.
Cách đây ba tuần, Giáo hội Công giáo Cuba cũng đã từng can thiệp với chính quyền Cuba để cho vợ của các tù chính trị, mệnh danh là « Các phụ nữ áo trắng », mà vào mỗi chủ nhật, sau khi xem lễ, vẫn đi tuần hành phản kháng trong im lặng trên đường phố La Habana, được tiếp tục tuần hành như vậy mà không bị cấm đoán hoặc bị quấy rầy, chửi mắng bởi những kẻ do chính quyền huy động.
Có thể nói là Giáo hội Công giáo Cuba trong thời gian qua đã tích cực dấn thân vào đấu tranh dân chủ, khéo léo vận động cho vấn đề tù chính trị, nhưng cố tránh không đi đến đối đầu với chính quyền Raoul Castro. Theo lời ông Orlando Marquez, chủ nhiệm tạp chí Công giáo Cuba Palabra Nueva, Giáo hội Cuba đã cải thiện đáng kể quan hệ với chính quyền Cộng sản trong những năm gần đây, « tuy rằng vẫn còn tồn tại sự nghi kỵ lẫn nhau và những định kiến ». Nhưng cái chính là giới đối lập rất tin tưởng vào các lãnh đạo Giáo hội, cho nên đã yên tâm giao cho họ làm trung gian thương lượng với chính quyền. Như tuyên bố của nhà đối lập Oscar Espinosa với hãng tin AFP: « Chúng tôi rất hy vọng vào các cuộc thương lượng này, nếu thành công trên vấn đề tù chính trị, có thể tiếp diễn trên các vấn đề nội bộ khác của Cuba ».