RANGOON - Giới chức Miến Điện đã thả các thành viên trong phe đối lập Liên minh Dân tộc vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và Tiến sĩ Salai Tun Than
Động thái này được đưa ra trước lễ kỷ niệm ngày trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi khỏi bị quản thúc tại gia.
Giới chức Miến Điện đã trả tự do cho 21 tù nhân chính trị trong vài ngày vừa qua.
Những người này đều được thả ra vì lý do sức khỏe và nhân đạo, theo một phát ngôn viên của chính phủ nói.
Người bị bắt giữ nổi tiếng nhất được thả ra là tiến sĩ Salai Tun Than, một giáo sư về khoa học có tuổi, đã nghỉ hưu.
Quốc tế đã lớn tiếng phản đối khi tiến sĩ Salai bị kết án tù dài vào tháng 2/2002, vì bị buộc tội dựng lên một vụ biểu tình phản đối tại Rangoon vào năm trước đó.
Đặc sứ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện, Paolo Pinheiro, năm ngoái đã công khai đề cập đến trường hợp này trong nhiều lần, và thúc giục chính quyền Miến Điện phải thả ông ta.
Đe dọa cấm vận
Tuần trước, vị đặc sứ LHQ đã lên tiếng yêu cầu một lần nữa sau khi có các báo cáo cho biết học giả nổi tiếng này đã phản đối bằng cách tuyệt thực.
Phát ngôn nhân quân sự lúc đó đã bác bỏ những báo cáo này, nhưng việc thả ông Salai cũng là một dấu hiệu đưa ra trước cộng đồng quốc tế.
Hành động này được đưa ra khi cả Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đang trong giai đoạn củng cố các lệnh trừng phạt kinh tế với Rangoon do không có được đối thoại giữa bà Aung San Suu Kyi và phía các tướng lĩnh.
Trong sáu tháng qua, có rất ít tù nhân chính trị được thả ra, và người ta đã sợ là quá trình đối thoại có thể bị đình trệ.
Hai tuần trước, lãnh đạo phe đối lập đã đứng ra tấn công, và lần đầu tiên kể từ khi được thả tự do cách đây gần một năm, bà Suu Kyi đã công khai chỉ trích chính quyền quân đội không chân thành trong những lời hứa là sẽ có cải cách dân chủ.
Kể từ đó, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền quân sự rất muốn cải thiện quan hệ với lãnh đạo đối lập, và các vụ thả tù nhân này được coi là một phần của chiến dịch đó.(bbc)
Động thái này được đưa ra trước lễ kỷ niệm ngày trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi khỏi bị quản thúc tại gia.
Giới chức Miến Điện đã trả tự do cho 21 tù nhân chính trị trong vài ngày vừa qua.
Những người này đều được thả ra vì lý do sức khỏe và nhân đạo, theo một phát ngôn viên của chính phủ nói.
Người bị bắt giữ nổi tiếng nhất được thả ra là tiến sĩ Salai Tun Than, một giáo sư về khoa học có tuổi, đã nghỉ hưu.
Quốc tế đã lớn tiếng phản đối khi tiến sĩ Salai bị kết án tù dài vào tháng 2/2002, vì bị buộc tội dựng lên một vụ biểu tình phản đối tại Rangoon vào năm trước đó.
Đặc sứ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện, Paolo Pinheiro, năm ngoái đã công khai đề cập đến trường hợp này trong nhiều lần, và thúc giục chính quyền Miến Điện phải thả ông ta.
Đe dọa cấm vận
Tuần trước, vị đặc sứ LHQ đã lên tiếng yêu cầu một lần nữa sau khi có các báo cáo cho biết học giả nổi tiếng này đã phản đối bằng cách tuyệt thực.
Phát ngôn nhân quân sự lúc đó đã bác bỏ những báo cáo này, nhưng việc thả ông Salai cũng là một dấu hiệu đưa ra trước cộng đồng quốc tế.
Hành động này được đưa ra khi cả Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đang trong giai đoạn củng cố các lệnh trừng phạt kinh tế với Rangoon do không có được đối thoại giữa bà Aung San Suu Kyi và phía các tướng lĩnh.
Trong sáu tháng qua, có rất ít tù nhân chính trị được thả ra, và người ta đã sợ là quá trình đối thoại có thể bị đình trệ.
Hai tuần trước, lãnh đạo phe đối lập đã đứng ra tấn công, và lần đầu tiên kể từ khi được thả tự do cách đây gần một năm, bà Suu Kyi đã công khai chỉ trích chính quyền quân đội không chân thành trong những lời hứa là sẽ có cải cách dân chủ.
Kể từ đó, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền quân sự rất muốn cải thiện quan hệ với lãnh đạo đối lập, và các vụ thả tù nhân này được coi là một phần của chiến dịch đó.(bbc)