QUẢNG TRỊ -- Giáo xứ Đông hà thuộc hạt Quảng trị, tổng giáo Huế. Về địa lý hành chính, thuộc thành phố Đông hà, cách Tòa Tổng Giám mục Huế 75km về phía Bắc.
Xem hình ảnh
Đông hà đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, gánh chịu nhiều bom đạn, do đó người dân tứ tán khắp nơi. Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều người dân bắt đầu quay trở về, nhờ có địa hình thuận lợi, là cửa ngỏ đường 9 sang Lào nên buôn bán sầm uất. Đất lành chim đậu, dân cư ngày càng đông đúc, trong đó có một số giáo dân công giáo. Tuy nhiên, vì không có nhà thờ, không có cha sở, do đó nhiều người đã bỏ kinh sách lễ lạc, thậm chí một số thanh niên lập gia đình không có làm phép hôn phối, do hoàn cảnh cuộc sống, nhiều người lấy vợ lấy chồng là lương dân. Một số giáo dân lại không phải là người bản xứ, mà từ nhiều nơi khác đổ về đây mưu sinh. Họ không biết nhau nên cũng khó có thể tập trung để đọc kinh cầu nguyện.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể sau khi nhận chức vụ Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, ngài rất lo lắng và ưu tư cho con chiên nơi đây. Ngài bằng mọi cách liên hệ với chính quyền các cấp để có thể thiết lập một giáo xứ. Năm 1997, cha Giuse Trần văn Tuyên được cử ra coi sóc, từ đó ngài bắt đầu xây dựng nhà thờ, nhà xứ. Năm 1999, một ngôi nhà thờ khang trang đồ sộ mọc lên uy nghi sừng sững giữa vùng đất khô cằn đá sỏi. Từ khi có nhà thờ, một số giáo dân bắt đầu tập trung về đây dự lễ, các sinh hoạt dần ổn định, số lượng giáo dân ngày càng đông hơn.
Năm 2008, cha Phêrô Phạm ngọc Hoa được bổ nhiệm thay cha Giuse tuổi già, với sức trẻ năng nổ và đầy nhiệt huyết, cha Phêrô củng cố mọi sinh hoạt, thành lập các hội đoàn như Ca đoàn, giáo lý từ khai tâm đến dự bị hôn nhân, Mẹ gia đình, Gia đình trẻ. Lại được một thầy Đại chủng sinh và bốn nữ tu Hội dòng Mến Thánh giá giúp sức, mặc dù các nữ tu phải chăm sóc nuôi dạy 28 em khuyết tật và mồ côi, người dân tộc thiểu số. Như hổ thêm cánh, như rồng thêm chân, cha quản xứ Phêrô ngày càng dẫn dắt giáo xứ vững mạnh. Với bản tính hòa đồng được mọi người yêu mến, từ con trẻ đến người già đều quý trọng cha quản xứ.
Hiện nay giáo xứ có trên 750 giáo dân, hầu hết đều ở cách xa nhà thờ, nhưng rất nhiệt tình cộng tác với giáo xứ. Nhất là gia đình trẻ, ca đoàn đều là những người đứng tuổi, thậm chí có nhiều người có vợ hoặc chồng là người lương nhưng họ vẫn hăng say cộng tác với giáo xứ.
Chiều ngày 19.3, lễ Thánh cả Giuse, bổn mạng của giáo xứ, mặc dù là ngày làm việc nhưng thánh lễ mừng bổn mạng lúc 4giờ 30 chiều, nên rất đông giáo dân tham dự. Đối với cộng đoàn, đây là ngày trọng đại nhất của giáo xứ, cũng là dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, làm quen với nhau tạo tình thân mật và cùng giúp đở nhau trong công việc. Nên sau thánh lễ, toàn thể giáo xứ, từ già trẻ lớn bé đều tập trung dự tiệc mừng tại sân nhà cha xứ, những gia đình lương dân ở xung quanh nhà thờ cũng được mời chung vui với giáo xứ. Kinh phí tổ chức do những người hảo tâm tự nguyện đóng góp. Một buổi văn nghệ tự diễn do các em thiếu nhi khai tâm, các lớp giáo lý cấp ba và dự bị hôn nhân, ca đoàn và gia đình trẻ thật sôi nổi và vui nhộn. Tất cả mọi người đều hòa chung một niềm vui.
Một cảm nhận đối với người viết là sự hòa đồng và đoàn kết yêu thương của mọi người, tất cả đều nhiệt tình và hăng say, mặc dù giáo dân ở đây từ khắp nơi quy tụ về. Họ sống chan hòa trong tình anh em cùng chung một Cha trên trời.
Xem hình ảnh
Đông hà đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, gánh chịu nhiều bom đạn, do đó người dân tứ tán khắp nơi. Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều người dân bắt đầu quay trở về, nhờ có địa hình thuận lợi, là cửa ngỏ đường 9 sang Lào nên buôn bán sầm uất. Đất lành chim đậu, dân cư ngày càng đông đúc, trong đó có một số giáo dân công giáo. Tuy nhiên, vì không có nhà thờ, không có cha sở, do đó nhiều người đã bỏ kinh sách lễ lạc, thậm chí một số thanh niên lập gia đình không có làm phép hôn phối, do hoàn cảnh cuộc sống, nhiều người lấy vợ lấy chồng là lương dân. Một số giáo dân lại không phải là người bản xứ, mà từ nhiều nơi khác đổ về đây mưu sinh. Họ không biết nhau nên cũng khó có thể tập trung để đọc kinh cầu nguyện.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể sau khi nhận chức vụ Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, ngài rất lo lắng và ưu tư cho con chiên nơi đây. Ngài bằng mọi cách liên hệ với chính quyền các cấp để có thể thiết lập một giáo xứ. Năm 1997, cha Giuse Trần văn Tuyên được cử ra coi sóc, từ đó ngài bắt đầu xây dựng nhà thờ, nhà xứ. Năm 1999, một ngôi nhà thờ khang trang đồ sộ mọc lên uy nghi sừng sững giữa vùng đất khô cằn đá sỏi. Từ khi có nhà thờ, một số giáo dân bắt đầu tập trung về đây dự lễ, các sinh hoạt dần ổn định, số lượng giáo dân ngày càng đông hơn.
Năm 2008, cha Phêrô Phạm ngọc Hoa được bổ nhiệm thay cha Giuse tuổi già, với sức trẻ năng nổ và đầy nhiệt huyết, cha Phêrô củng cố mọi sinh hoạt, thành lập các hội đoàn như Ca đoàn, giáo lý từ khai tâm đến dự bị hôn nhân, Mẹ gia đình, Gia đình trẻ. Lại được một thầy Đại chủng sinh và bốn nữ tu Hội dòng Mến Thánh giá giúp sức, mặc dù các nữ tu phải chăm sóc nuôi dạy 28 em khuyết tật và mồ côi, người dân tộc thiểu số. Như hổ thêm cánh, như rồng thêm chân, cha quản xứ Phêrô ngày càng dẫn dắt giáo xứ vững mạnh. Với bản tính hòa đồng được mọi người yêu mến, từ con trẻ đến người già đều quý trọng cha quản xứ.
Hiện nay giáo xứ có trên 750 giáo dân, hầu hết đều ở cách xa nhà thờ, nhưng rất nhiệt tình cộng tác với giáo xứ. Nhất là gia đình trẻ, ca đoàn đều là những người đứng tuổi, thậm chí có nhiều người có vợ hoặc chồng là người lương nhưng họ vẫn hăng say cộng tác với giáo xứ.
Chiều ngày 19.3, lễ Thánh cả Giuse, bổn mạng của giáo xứ, mặc dù là ngày làm việc nhưng thánh lễ mừng bổn mạng lúc 4giờ 30 chiều, nên rất đông giáo dân tham dự. Đối với cộng đoàn, đây là ngày trọng đại nhất của giáo xứ, cũng là dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, làm quen với nhau tạo tình thân mật và cùng giúp đở nhau trong công việc. Nên sau thánh lễ, toàn thể giáo xứ, từ già trẻ lớn bé đều tập trung dự tiệc mừng tại sân nhà cha xứ, những gia đình lương dân ở xung quanh nhà thờ cũng được mời chung vui với giáo xứ. Kinh phí tổ chức do những người hảo tâm tự nguyện đóng góp. Một buổi văn nghệ tự diễn do các em thiếu nhi khai tâm, các lớp giáo lý cấp ba và dự bị hôn nhân, ca đoàn và gia đình trẻ thật sôi nổi và vui nhộn. Tất cả mọi người đều hòa chung một niềm vui.
Một cảm nhận đối với người viết là sự hòa đồng và đoàn kết yêu thương của mọi người, tất cả đều nhiệt tình và hăng say, mặc dù giáo dân ở đây từ khắp nơi quy tụ về. Họ sống chan hòa trong tình anh em cùng chung một Cha trên trời.