BAGHDAD - Hôm thứ Năm, giới chức Hoa Kỳ tại Baghdad loan báo cựu Phó Thủ Tướng Iraq là Tariq Aziz đã ra trình diện với lực lượng liên quân. Ngay sau đó TT. Bush đã được thông báo và ông tỏ ra vui mừng. Còn Thủ Tướng Anh Tony Blair nói đó là “ một biến chuyển đáng mừng”.
Ông Tariq Aziz là nhân vật rất quen thuộc với thế giới tây phương. Ông xuất hiện trên truyền hình nước ngoài nhiều hơn là TT. Saddam Hussein. Ông thường trả lời những câu hỏi của các cơ quan truyền thông quốc tế. Ðồng thời, cũng là người hay cáo buộc những chính sách của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đối với Iraq.
Giới chức Hoa Kỳ hy vọng ông Tariq Aziz sẽ cung cấp những tin tức cần thiết như kho vũ khí giết người hàng loạt đang giấu giếm ở đâu, số phận Saddam Hussein và các nhân vật hàng đầu trong chính quyền thế nào.
Cựu phó Thủ Tướng Tariq Aziz sinh năm 1936 ở Mosul, bắc Iraq, học môn văn chương Anh tại đại học Baghdad, sau đó đi dậy học và làm báo. Ông gia nhập đảng Baath năm 1957 và đã sát cánh với Saddam Hussein lật đổ chính quyền do người Anh tạo dựng. Tên thật của ông là Mikhail Yuhanna, nhưng đổi tên là Tariq Aziz, có nghĩa là “quá khứ vinh quang.”
Năm 1980, ông bị thương vì một âm mưu ám sát do phe Hồi Giáo cực đoan tên là ad-Dawa được Iran ủng hộ. Vụ này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Iraq xâm lăng Iran vào tháng Chín năm 1980.
Năm 1983 ông Tariq Aziz gặp ông Donald Rumsfeld lúc đó là đặc sứ của TT. Ronald Reagan và bây giờ là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ. Năm 1984, ông là người đứng ra thương thuyết nối lại bang giao giữa Iraq và Hoa Kỳ sau 17 năm gián đoạn. Thời đó, Hoa Kỳ ủng hộ Iraq, dùng Iraq như một lực lượng hóa giải chính quyền Hồi Giáo quá khích của Iran đang bộc phát mạnh do giáo chủ Khomeni lãnh đạo.
Ðến năm 1990, Hoa Kỳ và Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao vì Iraq xâm chiếm Kuwait, dẫn tới cuộc chiến vùng vịnh năm 1991. Trong thời gian này, ông Tariq Aziz giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
Ông Tariq Aziz là người Thiên Chúa Giáo duy nhất giữ chức vụ cao cấp trong chính quyền của Saddam Hussein. Do vậy, ông được ủy thác nhiệm vụ liên lạc ngoại giao với tòa thánh Vatican. Ông không phải là người cùng quê quán với Tổng Thống Saddam Hussein như nhiều nhân vật lãnh đạo khác. Tuy nhiên, lại được ở trong chính quyền lâu vì theo giới chức Hoa Kỳ, ông không có thực quyền, không phải là mối đe dọa cho Saddam Hussein. Vì vậy, trong danh sách 55 người, ông xếp hạng thứ 43.
Ông Tariq Aziz là nhân vật rất quen thuộc với thế giới tây phương. Ông xuất hiện trên truyền hình nước ngoài nhiều hơn là TT. Saddam Hussein. Ông thường trả lời những câu hỏi của các cơ quan truyền thông quốc tế. Ðồng thời, cũng là người hay cáo buộc những chính sách của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đối với Iraq.
Giới chức Hoa Kỳ hy vọng ông Tariq Aziz sẽ cung cấp những tin tức cần thiết như kho vũ khí giết người hàng loạt đang giấu giếm ở đâu, số phận Saddam Hussein và các nhân vật hàng đầu trong chính quyền thế nào.
Cựu phó Thủ Tướng Tariq Aziz sinh năm 1936 ở Mosul, bắc Iraq, học môn văn chương Anh tại đại học Baghdad, sau đó đi dậy học và làm báo. Ông gia nhập đảng Baath năm 1957 và đã sát cánh với Saddam Hussein lật đổ chính quyền do người Anh tạo dựng. Tên thật của ông là Mikhail Yuhanna, nhưng đổi tên là Tariq Aziz, có nghĩa là “quá khứ vinh quang.”
Năm 1980, ông bị thương vì một âm mưu ám sát do phe Hồi Giáo cực đoan tên là ad-Dawa được Iran ủng hộ. Vụ này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Iraq xâm lăng Iran vào tháng Chín năm 1980.
Năm 1983 ông Tariq Aziz gặp ông Donald Rumsfeld lúc đó là đặc sứ của TT. Ronald Reagan và bây giờ là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ. Năm 1984, ông là người đứng ra thương thuyết nối lại bang giao giữa Iraq và Hoa Kỳ sau 17 năm gián đoạn. Thời đó, Hoa Kỳ ủng hộ Iraq, dùng Iraq như một lực lượng hóa giải chính quyền Hồi Giáo quá khích của Iran đang bộc phát mạnh do giáo chủ Khomeni lãnh đạo.
Ðến năm 1990, Hoa Kỳ và Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao vì Iraq xâm chiếm Kuwait, dẫn tới cuộc chiến vùng vịnh năm 1991. Trong thời gian này, ông Tariq Aziz giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
Ông Tariq Aziz là người Thiên Chúa Giáo duy nhất giữ chức vụ cao cấp trong chính quyền của Saddam Hussein. Do vậy, ông được ủy thác nhiệm vụ liên lạc ngoại giao với tòa thánh Vatican. Ông không phải là người cùng quê quán với Tổng Thống Saddam Hussein như nhiều nhân vật lãnh đạo khác. Tuy nhiên, lại được ở trong chính quyền lâu vì theo giới chức Hoa Kỳ, ông không có thực quyền, không phải là mối đe dọa cho Saddam Hussein. Vì vậy, trong danh sách 55 người, ông xếp hạng thứ 43.