BAGHDAD - Chính quyền cũ tại Baghdad đã từng có vị trí pháp lý, được Liên Hợp Quốc công nhận.Vì thế, chính quyền đó có cái mà giới luật sư gọi là “quyền về tài sản” đối với các tài nguyên của Iraq.
Mark Mallack Brown, người điều hành Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc, nói rằng vị trí pháp lý của chính quyền cũ là điều hết sức rõ ràng.
"Hoa Kỳ và các đối tác tham gia liên quân có nghĩa vụ theo các Công Ước Geneva là phải trông chừng cho quyền lợi của người dân Iraq. Tuy nhiên, điều mà Hoa Kỳ không có quyền làm là có những cam kết dài hạn thay mặt nhân dân Iraq hoặc làm thay đổi hiến pháp của Iraq."
Các rắc rối về một chính quyền mới
Nếu như chính quyền mới của Iraq không được quốc tế công nhận thì chính quyền đó sẽ rất khó có thể làm ăn thương mại với thế giới bên ngoài.
Ví dụ, các công ty mua dầu của Iraq có thể sẽ bị kiện bởi những người cho rằng chính quyền cũ của Iraq đang còn nợ tiền họ, như lời của Robert Eval thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế đầy quyền lực ở Washington:
"Tôi không nghĩ là sẽ có bất kỳ chủ tàu nào lại chịu chở hàng dưới những điều kiện mà quyền sở hữu dầu vẫn chưa được giải quyết, vì nếu làm thế thì rất có thể chủ tàu sẽ bị kiện."
Điều khó khăn cho Mỹ và Anh là thẩm quyền pháp lý của chính quyền mới tại Baghdad về cơ bản phải do Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trao cho, mà hội đồng này lại gồm cả các thành viên là Pháp, Nga và cả Syria.
David Goldwin là luật sư tại Washington thường cố vấn cho chính quyền Hoa Kỳ:
"Nếu Hoa Kỳ và Anh muốn có một quyền rõ ràng đối với các nguồn thu từ việc bán dầu lửa của Iraq thì sẽ cần phải có sự cho phép của Hội Đồng Bảo An."
Nếu như Anh và Mỹ không giành được sự công nhận của Liên Hợp Quốc cho chính quyền mới tại Iraq, những người dân đóng thuế ở hai nước này sẽ phải chịu những khoản chi phí cao thêm.
Pháp và Nga đã có những quan hệ buôn bán dầu lửa với chính quyền cũ của Iraq. Hai nước này hiển nhiên là vẫn mong muốn chính quyền mới sẽ tiếp tục các giao dịch này.
Không ai nghi ngờ gì về chuyện Washington sử dụng quyền lực to lớn, thế nhưng cũng còn có những kiềm chế về sức mạnh quân sự.
Sau binh lính là luật sư và giờ đây các luật sư đang nói rằng Liên Hợp Quốc không thể bị qua mặt một cách dễ dàng như vậy.(bbc)
Mark Mallack Brown, người điều hành Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc, nói rằng vị trí pháp lý của chính quyền cũ là điều hết sức rõ ràng.
"Hoa Kỳ và các đối tác tham gia liên quân có nghĩa vụ theo các Công Ước Geneva là phải trông chừng cho quyền lợi của người dân Iraq. Tuy nhiên, điều mà Hoa Kỳ không có quyền làm là có những cam kết dài hạn thay mặt nhân dân Iraq hoặc làm thay đổi hiến pháp của Iraq."
Các rắc rối về một chính quyền mới
Nếu như chính quyền mới của Iraq không được quốc tế công nhận thì chính quyền đó sẽ rất khó có thể làm ăn thương mại với thế giới bên ngoài.
Ví dụ, các công ty mua dầu của Iraq có thể sẽ bị kiện bởi những người cho rằng chính quyền cũ của Iraq đang còn nợ tiền họ, như lời của Robert Eval thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế đầy quyền lực ở Washington:
"Tôi không nghĩ là sẽ có bất kỳ chủ tàu nào lại chịu chở hàng dưới những điều kiện mà quyền sở hữu dầu vẫn chưa được giải quyết, vì nếu làm thế thì rất có thể chủ tàu sẽ bị kiện."
Điều khó khăn cho Mỹ và Anh là thẩm quyền pháp lý của chính quyền mới tại Baghdad về cơ bản phải do Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trao cho, mà hội đồng này lại gồm cả các thành viên là Pháp, Nga và cả Syria.
David Goldwin là luật sư tại Washington thường cố vấn cho chính quyền Hoa Kỳ:
"Nếu Hoa Kỳ và Anh muốn có một quyền rõ ràng đối với các nguồn thu từ việc bán dầu lửa của Iraq thì sẽ cần phải có sự cho phép của Hội Đồng Bảo An."
Nếu như Anh và Mỹ không giành được sự công nhận của Liên Hợp Quốc cho chính quyền mới tại Iraq, những người dân đóng thuế ở hai nước này sẽ phải chịu những khoản chi phí cao thêm.
Pháp và Nga đã có những quan hệ buôn bán dầu lửa với chính quyền cũ của Iraq. Hai nước này hiển nhiên là vẫn mong muốn chính quyền mới sẽ tiếp tục các giao dịch này.
Không ai nghi ngờ gì về chuyện Washington sử dụng quyền lực to lớn, thế nhưng cũng còn có những kiềm chế về sức mạnh quân sự.
Sau binh lính là luật sư và giờ đây các luật sư đang nói rằng Liên Hợp Quốc không thể bị qua mặt một cách dễ dàng như vậy.(bbc)