Dưới đây là bản dịch bài của ĐHY George Pell, TGM Sydney, đăng trên báo Sydney Morning Herald, Úc Đại Lợi, để trả lời bài chỉ trích của một ký giả nhắm đến ngài và Đức Thánh Cha. Bản tiếng Anh được phổ biến trên Zenit.org ngày 21 tháng 4 năm 2009. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình, ĐHY đã bày tỏ lập trương ủng hộ lời tuyên bố của ĐTC rằng bọc cao su là một phương tiện thiếu hiệu quả để chống lại bệnh AIDS. Vào ngày 11 tháng 4, một ký giả của báo Harald đã chỉ trích lời tuyên bố này trên một bài báo nhan đế: “Pell cùng đi chuyến tàu tử thần của Giáo Hoàng.” Dưới đây là câu trả lời của ĐHY Pell.
Sự Chọn Lựa, chứ không phải bọc cao su, mới là điều quan trọng trong việc chống lại bệnh AIDS”
Vào ngày lễ Thánh Patrick, ĐTC Bênêđictô đã nói về giáo huấn của Hội Thánh và việc bệnh AIDS lan tràn tại Phi Châu. Lời giải thích của ngài đã tạo nên một trận cuồng phong căm phẫn, phần lớn phản ứng này là trung thực nếu người ta không hiểu biết đủ, nhưng có khá nhiều phản ứng hung bạo và thiếu trung thực. Tốt hơn là chúng ta nên biết rõ về những gì ĐTC đã nói.
ĐTC bác bỏ quan niệm cho rằng thái độ của Công Giáo là thiếu thực tế và không có hiệu quả, trong khi ngài nói thêm rằng: “Nếu không có bình diện nhân loại, nếu dân Phi Châu không ngăn được [bệnh AIDS bằng cách sống có trách nhiệm], thì vấn đề bệnh AIDS không thể khắc phục được bằng việc phân phát bọc cao su; mà ngược lại, chúng chỉ làm cho vấn đề thêm trầm trọng.”
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào Lễ Phục Sinh, tôi đã ủng hộ lời tuyên bố trên của ĐTC Bênêđictô. Tôi nói: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài về vấn đế [bọc cao su] bởi vì chúng đang khuyến khích tình trạng ăn ở chung chạ bừa bãi, chúng đang khuyến khích tinh thần vô trách nhiệm.” Tôi cũng đã nói: “Ý tưởng là bạn có thể giải quyết một cuộc khủng hoảng về tâm linh và sức khẻo như bệnh AIDS với một số phương tiện ngừa thai máy móc như bọc cao su là một điều tức cười.”
Lời giải thích của tôi cũng gây ra phản ứng, kể cả phản ứng của ông David Marr của báo Harald. Ông đã nhảy vào cuộc để bênh vực cuộc cách mạng tính dục chống lại điều mà ĐTC và tôi đã nói. Ông ta đã vài lần nhắc cả đến Phi Châu. Ông đã hỏi: “Có bao nhiêu người Công Giáo tốt sẽ chết ở Phi Châu và Phi Luật tân,” trước khi họ học?
Ngay tại chính trọng tâm của quan điểm của ông Marr đã có một sự hiểu lầm căn bản. Ở Cameroon, Theo cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS năm ngoái thì phần trăm số người trẻ làm tình trước tuổi 15 đã giảm từ 35% xuóng 14%. Một bản báo cáo trong báo Science năm 2004 nói rằng tại Uganda, từ đầu thập niên 1990, sự lan tràn của bệnh AIDS đã giảm bớt 70%, liên quan đến sự giảm thiểu 60% việc làm tình bừa bãi. Tại Phi Châu, từ Ethiopia đần Malawi cũng có những bằng chứng tương tự.
Nhữngn nghiên cứu khác cũng ủng hộ lời công bố của tôi là bọc cao su khuyến khích người ta ăn nằm bừa bãi và vô trách nhiệm. Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS đã tìm thấy rằng ngay cả khi người ta dùng bọc cao su thường xuyên, vẫn có khoảng 10% bất trắc xảy ra. Bọc cao su làm cho người sử dụng có một ấn tượng về sự an toàn thái quá, đến nỗi đôi khi họ làm những việc “hưởng lạc liều lĩnh.” Trong một nghiên cứu tại Uganda, người ta thấy rằng lợi thế của việc sử dụng bọc cao su đã bị lấn át bởi việc gia tăng số người chung chạ về tính dục.
ĐTC Bênêđictô nói đúng khi ngài vạch ra rằng bình diện nhân bản trong các hành động tính dục là điều quan trọng. Chúng ta không phải là người tự động, bị nô lệ bởi thú tính. Những chiến dịch giáo dục nhắm vào việc dạy người có bớt số người làm tình chung chạ, bớt ăn nằm bừa bãi và bớt sử dụng những nhân công trong việc tính dục (mại dâm) đang là chìa khóa trong việc giảm thiểu sô người bị nhiễm bệnh.
Đầu năm nay, Tạp Chí Y Học Anh đã tường trình rằng: “Trong nhiều cuộc nghiên cứu lớn, những cố gắng có phối hợp để cổ võ việc dùng các bọc cao su đã thường xuyên thất bại trong việc kiểm soát mức độ gia tăng của việc nhiễm trùng phong tình,” ngay cả tại Gia Nã Đại, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Trả lời bằng cách chỉ trích phát biểu của ĐTC là những thí dụ điển hình của thuật đánh lừa dư luận; mình đổ tội cho người khác trong trường hợp dân chúng bắt đầu hiểu rằng giải pháp của mình là một nguyên nhân đáng kể của vấn đề.
Buộc tội cho đạo Công Giáo và ĐTC Bênêđictô là làm cho bệnh HIV/AIDS lan tràn đòi hỏi phải có bằng chứng rằng trong khi người ta không đếm xỉa gì đến đòi hỏi thứ nhất của Kitô giáo là giữ đức trong sạch trước và trong hôn nhân, thì người ta lại mù quáng vâng theo đòi hỏi thứ hai là không được dùng bọc cao su. Tôi không tin rằng việc làm như thế là trường hợp thực tế.
Giáo huấn Công Giáo chống lại ngoại tình, tà dâm và giao hợp đồng tính, ngay cả khi dùng bọc cao su, không phải vì Hội Thánh bác bỏ việc dùng bọc cao su có thể bảo vệ sức khẻo, nhưng vì những giáo huấn theo truyền thống của Kitô giáo tin rằng tất cả những việc làm tình ngoài hôn nhân là trái ngược với ý nghĩa chính đáng của tình yêu và giới tính.
Đức Kitô mời gọi các Kitô hữu sống một cách sống khác, có một tâm hồn trong sạch đến nỗi khi nhìn đến một người phụ nữ với một ước muốn chiếm đoạt và bừa bãi đã là sai trái rồi.
Hội Thánh Công Giáo cung cấp ít nhất là 25% việc phục vụ và chăm sóc cho những người mắc bệnh HIV/AIDS ở Phi Châu. Trong khi vai trò của Hội Thánh khác vai trò của chính phủ, là cơ qua phải ra luật và tổ chức cho dân chúng thuộc mọi tôn giáo cũng như những người không có tôn giáo, nhưng cả hai cơ quan đều phải tôn trọng bằng chứng và những giá trị luân lý tốt trong những chương trình mà họ cung cấp.
Người Công Giáo không bó buộc phải công khai chống lại mọi chương trình giảm bớt tai hại, ngay cả khi Hội Thánh thúc giục thành viên của mình đừng tham gia. Cũng thế, các chính phủ và các cơ quan từ thiện ngoài Công Giáo vẫn có thể và sẽ tiếp tục phân phát bọc cao su trong các chương trình HIV/AIDS của họ, mặc dù bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhưng tất cả chúng ta là những người muốn giúp đỡ phòng ngừa và giảm bớt sự lan tràn của bệnh HIV/AIDS cần phải tôn trọng những bằng chứng về việc nào có ích và việc nào vô ích. Và bằng chứng cho thấy rằng không phải bọc cao su, mà chính là sự chọn lựa của người ta trong việc sử dụng món quà giới tính mới là điều quan trọng [trong việc chống lại bệnh AIDS].
+ Hồng Y George Pell
TGM Sydney, Úc Đại Lợi
* * *
Sự Chọn Lựa, chứ không phải bọc cao su, mới là điều quan trọng trong việc chống lại bệnh AIDS”
Vào ngày lễ Thánh Patrick, ĐTC Bênêđictô đã nói về giáo huấn của Hội Thánh và việc bệnh AIDS lan tràn tại Phi Châu. Lời giải thích của ngài đã tạo nên một trận cuồng phong căm phẫn, phần lớn phản ứng này là trung thực nếu người ta không hiểu biết đủ, nhưng có khá nhiều phản ứng hung bạo và thiếu trung thực. Tốt hơn là chúng ta nên biết rõ về những gì ĐTC đã nói.
ĐTC bác bỏ quan niệm cho rằng thái độ của Công Giáo là thiếu thực tế và không có hiệu quả, trong khi ngài nói thêm rằng: “Nếu không có bình diện nhân loại, nếu dân Phi Châu không ngăn được [bệnh AIDS bằng cách sống có trách nhiệm], thì vấn đề bệnh AIDS không thể khắc phục được bằng việc phân phát bọc cao su; mà ngược lại, chúng chỉ làm cho vấn đề thêm trầm trọng.”
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào Lễ Phục Sinh, tôi đã ủng hộ lời tuyên bố trên của ĐTC Bênêđictô. Tôi nói: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài về vấn đế [bọc cao su] bởi vì chúng đang khuyến khích tình trạng ăn ở chung chạ bừa bãi, chúng đang khuyến khích tinh thần vô trách nhiệm.” Tôi cũng đã nói: “Ý tưởng là bạn có thể giải quyết một cuộc khủng hoảng về tâm linh và sức khẻo như bệnh AIDS với một số phương tiện ngừa thai máy móc như bọc cao su là một điều tức cười.”
Lời giải thích của tôi cũng gây ra phản ứng, kể cả phản ứng của ông David Marr của báo Harald. Ông đã nhảy vào cuộc để bênh vực cuộc cách mạng tính dục chống lại điều mà ĐTC và tôi đã nói. Ông ta đã vài lần nhắc cả đến Phi Châu. Ông đã hỏi: “Có bao nhiêu người Công Giáo tốt sẽ chết ở Phi Châu và Phi Luật tân,” trước khi họ học?
Ngay tại chính trọng tâm của quan điểm của ông Marr đã có một sự hiểu lầm căn bản. Ở Cameroon, Theo cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS năm ngoái thì phần trăm số người trẻ làm tình trước tuổi 15 đã giảm từ 35% xuóng 14%. Một bản báo cáo trong báo Science năm 2004 nói rằng tại Uganda, từ đầu thập niên 1990, sự lan tràn của bệnh AIDS đã giảm bớt 70%, liên quan đến sự giảm thiểu 60% việc làm tình bừa bãi. Tại Phi Châu, từ Ethiopia đần Malawi cũng có những bằng chứng tương tự.
Nhữngn nghiên cứu khác cũng ủng hộ lời công bố của tôi là bọc cao su khuyến khích người ta ăn nằm bừa bãi và vô trách nhiệm. Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS đã tìm thấy rằng ngay cả khi người ta dùng bọc cao su thường xuyên, vẫn có khoảng 10% bất trắc xảy ra. Bọc cao su làm cho người sử dụng có một ấn tượng về sự an toàn thái quá, đến nỗi đôi khi họ làm những việc “hưởng lạc liều lĩnh.” Trong một nghiên cứu tại Uganda, người ta thấy rằng lợi thế của việc sử dụng bọc cao su đã bị lấn át bởi việc gia tăng số người chung chạ về tính dục.
ĐTC Bênêđictô nói đúng khi ngài vạch ra rằng bình diện nhân bản trong các hành động tính dục là điều quan trọng. Chúng ta không phải là người tự động, bị nô lệ bởi thú tính. Những chiến dịch giáo dục nhắm vào việc dạy người có bớt số người làm tình chung chạ, bớt ăn nằm bừa bãi và bớt sử dụng những nhân công trong việc tính dục (mại dâm) đang là chìa khóa trong việc giảm thiểu sô người bị nhiễm bệnh.
Đầu năm nay, Tạp Chí Y Học Anh đã tường trình rằng: “Trong nhiều cuộc nghiên cứu lớn, những cố gắng có phối hợp để cổ võ việc dùng các bọc cao su đã thường xuyên thất bại trong việc kiểm soát mức độ gia tăng của việc nhiễm trùng phong tình,” ngay cả tại Gia Nã Đại, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Trả lời bằng cách chỉ trích phát biểu của ĐTC là những thí dụ điển hình của thuật đánh lừa dư luận; mình đổ tội cho người khác trong trường hợp dân chúng bắt đầu hiểu rằng giải pháp của mình là một nguyên nhân đáng kể của vấn đề.
Buộc tội cho đạo Công Giáo và ĐTC Bênêđictô là làm cho bệnh HIV/AIDS lan tràn đòi hỏi phải có bằng chứng rằng trong khi người ta không đếm xỉa gì đến đòi hỏi thứ nhất của Kitô giáo là giữ đức trong sạch trước và trong hôn nhân, thì người ta lại mù quáng vâng theo đòi hỏi thứ hai là không được dùng bọc cao su. Tôi không tin rằng việc làm như thế là trường hợp thực tế.
Giáo huấn Công Giáo chống lại ngoại tình, tà dâm và giao hợp đồng tính, ngay cả khi dùng bọc cao su, không phải vì Hội Thánh bác bỏ việc dùng bọc cao su có thể bảo vệ sức khẻo, nhưng vì những giáo huấn theo truyền thống của Kitô giáo tin rằng tất cả những việc làm tình ngoài hôn nhân là trái ngược với ý nghĩa chính đáng của tình yêu và giới tính.
Đức Kitô mời gọi các Kitô hữu sống một cách sống khác, có một tâm hồn trong sạch đến nỗi khi nhìn đến một người phụ nữ với một ước muốn chiếm đoạt và bừa bãi đã là sai trái rồi.
Hội Thánh Công Giáo cung cấp ít nhất là 25% việc phục vụ và chăm sóc cho những người mắc bệnh HIV/AIDS ở Phi Châu. Trong khi vai trò của Hội Thánh khác vai trò của chính phủ, là cơ qua phải ra luật và tổ chức cho dân chúng thuộc mọi tôn giáo cũng như những người không có tôn giáo, nhưng cả hai cơ quan đều phải tôn trọng bằng chứng và những giá trị luân lý tốt trong những chương trình mà họ cung cấp.
Người Công Giáo không bó buộc phải công khai chống lại mọi chương trình giảm bớt tai hại, ngay cả khi Hội Thánh thúc giục thành viên của mình đừng tham gia. Cũng thế, các chính phủ và các cơ quan từ thiện ngoài Công Giáo vẫn có thể và sẽ tiếp tục phân phát bọc cao su trong các chương trình HIV/AIDS của họ, mặc dù bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhưng tất cả chúng ta là những người muốn giúp đỡ phòng ngừa và giảm bớt sự lan tràn của bệnh HIV/AIDS cần phải tôn trọng những bằng chứng về việc nào có ích và việc nào vô ích. Và bằng chứng cho thấy rằng không phải bọc cao su, mà chính là sự chọn lựa của người ta trong việc sử dụng món quà giới tính mới là điều quan trọng [trong việc chống lại bệnh AIDS].
+ Hồng Y George Pell
TGM Sydney, Úc Đại Lợi