Trước lễ Phục Sinh 1990, tôi đã giảng 3 bài về sám hối: cá nhân sám hối, Giáo hội sám hối, đảng cộng sản Việt Nam sám hối. Và sau đó, tôi bị đẩy ra Cần Giờ và bị quản chế ba năm.
Nhân việc đấu tranh cho công lý và hòa bình của giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, ngày hôm nay đúng một tháng (15.8 đến 15.9.2008) mặc dầu chính quyền csvn đã không thực thi công bằng, công lý cho xứ Thái Hà, không trả đất cho họ, lại còn bày ra nhiều mưu kế để lên án những người dân vô tội, nào là dùng tất cả bộ máy tuyên truyền qua báo chí, truyền thanh, truyền hình của thánh phố Hà Nội và của trung ương để tố cáo xứ Thái Hà, nào là dùng guồng máy đàn áp công an để bắt bớ, đánh đập, giam cầm, ép người dân khai man, tạo những linh mục giả tố cáo các linh mục thật, bày trò giáo gian để hại giáo dân.
Năm 1990, tôi cùng anh Nguyễn Ngọc Lan lên tiếng chống lại bạo quyền. Cũng có những người trong đảng, ngoài đảng, giáo dân, giáo sĩ ủng hộ.
Năm nay, khi giáo dân giáo xứ Thái Hà lên tiếng đòi công lý thì toàn giáo xứ Thái Hà (trừ những ông giáo gian, linh mục giả và dỏm) đa số giáo dân khắp nước, các Linh mục, Giám mục ủng hộ công khai cuộc đấu tranh này, kể cả các tôn giáo bạn, như giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất. Tại miền Bắc, các giám mục đã đến linh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu nguyện với những người dân trong khắp các giáo phận, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi thăm các gia đình có người bị đánh đập, giam cầm. Đức Hông Y Phạm Minh Mẫn cũng đã có thư mục vụ xin giáo phận cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, và nhiều Giám mục khác cũng đã ủng hộ hết mình, như Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Đức Cha Nguyễn Văn Yến. ...
Từ năm 1975 đến nay, không có gì thay đổi trong việc cai trị của đảng csvn. Những gì tôi nói, cách đây 18 năm, vẫn y nguyên, và nhân dân hết sức bất mãn về tham nhũng, về lạm phát kinh tế, đặc biệt về nhân quyền.
Do đó, tôi thấy nhắc lại ít đoạn trong bài giảng của tôi năm 1990 cũng rất hợp thời:
" Người Việt nam hôm nay hy vọng và lo âu cái gì ? Họ lo âu trước tình trạng của một xã hội tan rã về mọi phương diện. Trong đó họ bị tước đoạt những quyền căn bản của con người và người dân. "
Con người sinh ra bình đẳng và tự do, có tất cả những quyền căn bản của con người mà Thiên Chúa ban cho họ. Thêm vào đó, ngày 10.12.1948 Liên Hiệp Quốc đã ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có đoạn nói như sau:
- “Xét rằng thừa nhận phẩm giá cố hữu những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của con người trong đại gia đình - thế giới là đặt nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình thế giới."
- “Xét rằng vì không biết rõ và khinh miệt nhân quyền nên loài người đã có những hành động dã man đối với lương tâm và xét rằng sự tiến tới một thế giới, trong đó nhân loại sẽ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do sinh sống, không phải sợ hãi và thiếu thốn, đã được tuyên bố là nguyện vọng cao quý nhất của con người.
- “Xét rằng điều tối cần là nhân quyền phải được pháp luận che chở, nếu muốn cho loài người không bao giờ phải dồn đến phải nổi loạn, để chống lại sự tàn bạo và áp bức...... Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế này như là một lý tưởng chung cho các dân tộc và các quốc gia khác tiến tới.”
Tiếp đó Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền đưa ra 30 điều về nhân quyền:
Quyền được hưởng tự do và an sinh cá nhân.
Quyền không bị hành hạ, hay ngược đãi, bị đối xử hay trừng phạt một cách vô nhân đạo, làm hại phẩm cách con người.
Quyền được bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
Quyền được xét xử bình đẳng trước một tòa án vô tư và độc lập.
Quyền không bị bắt bớ, bị lưu đày một cách trái phép.
Quyền được coi như vô tội khi bị truy tố, mà chưa có tòa xét xử với bằng chứng để buộc tội.
Quyền không được xúc phạm trái phép đến đời tư, gia quyến, nhà ở, thư từ.
Quyền được tự do di chuyển và trú ngụ bất cứ nơi nào trong nước họ và quyền tự do rời bỏ bất cứ nơi nào, kể cả xứ mình hoặc trở về xứ của mình.
Quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá những quan điểm và ý tưởng của mình.
Quyền tự do tụ họp và lập hội để theo đuổi mục tiêu hòa bình và không bị bắt buộc ở trong một hội nào.
Quyền bầu cử tự do.
Quyền hưởng an ninh xã hội.
Quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm cho mình, quyền hưởng số lương phải chăng và đủ để bảo đảm cho mình và gia đình một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người, mọi người có quyền lập và gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ những quyền lợi của mình.
Quyền hưởng một mức sống đầy đủ cho sức khỏe và hạnh phúc của mình, của gia đình mình, quyền hưởng tiện nghi giáo dục, y tế.
Quyền của cha mẹ lựa chọn sự giáo dục cho con cái...
Nước Việt Nam Cộng Sản đã ký và bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và để che mắt thiên hạ, cũng đã ghi vào Hiến Pháp, thế mà đã không giữ một điều khoản nào.
Đứng trước một chính quyền không tôn trọng nhân quyền, ở Bắc Việt đẵ 54 năm và miền Nam đã 33 năm không có gì thay đổi, người dân, trong sự bất mãn của họ, mong có một cuộc cách mạng, không phải cách mạng đỏ tàn ác của cộng sản, nhưng của những người tôn trọng nhân quyền, dựng lên một chế độ mà mọi người được sống bình an hạnh phúc.
15.9.08
Nhân việc đấu tranh cho công lý và hòa bình của giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, ngày hôm nay đúng một tháng (15.8 đến 15.9.2008) mặc dầu chính quyền csvn đã không thực thi công bằng, công lý cho xứ Thái Hà, không trả đất cho họ, lại còn bày ra nhiều mưu kế để lên án những người dân vô tội, nào là dùng tất cả bộ máy tuyên truyền qua báo chí, truyền thanh, truyền hình của thánh phố Hà Nội và của trung ương để tố cáo xứ Thái Hà, nào là dùng guồng máy đàn áp công an để bắt bớ, đánh đập, giam cầm, ép người dân khai man, tạo những linh mục giả tố cáo các linh mục thật, bày trò giáo gian để hại giáo dân.
Năm 1990, tôi cùng anh Nguyễn Ngọc Lan lên tiếng chống lại bạo quyền. Cũng có những người trong đảng, ngoài đảng, giáo dân, giáo sĩ ủng hộ.
Năm nay, khi giáo dân giáo xứ Thái Hà lên tiếng đòi công lý thì toàn giáo xứ Thái Hà (trừ những ông giáo gian, linh mục giả và dỏm) đa số giáo dân khắp nước, các Linh mục, Giám mục ủng hộ công khai cuộc đấu tranh này, kể cả các tôn giáo bạn, như giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất. Tại miền Bắc, các giám mục đã đến linh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu nguyện với những người dân trong khắp các giáo phận, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi thăm các gia đình có người bị đánh đập, giam cầm. Đức Hông Y Phạm Minh Mẫn cũng đã có thư mục vụ xin giáo phận cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, và nhiều Giám mục khác cũng đã ủng hộ hết mình, như Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Đức Cha Nguyễn Văn Yến. ...
Từ năm 1975 đến nay, không có gì thay đổi trong việc cai trị của đảng csvn. Những gì tôi nói, cách đây 18 năm, vẫn y nguyên, và nhân dân hết sức bất mãn về tham nhũng, về lạm phát kinh tế, đặc biệt về nhân quyền.
Do đó, tôi thấy nhắc lại ít đoạn trong bài giảng của tôi năm 1990 cũng rất hợp thời:
" Người Việt nam hôm nay hy vọng và lo âu cái gì ? Họ lo âu trước tình trạng của một xã hội tan rã về mọi phương diện. Trong đó họ bị tước đoạt những quyền căn bản của con người và người dân. "
Con người sinh ra bình đẳng và tự do, có tất cả những quyền căn bản của con người mà Thiên Chúa ban cho họ. Thêm vào đó, ngày 10.12.1948 Liên Hiệp Quốc đã ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có đoạn nói như sau:
- “Xét rằng thừa nhận phẩm giá cố hữu những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của con người trong đại gia đình - thế giới là đặt nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình thế giới."
- “Xét rằng vì không biết rõ và khinh miệt nhân quyền nên loài người đã có những hành động dã man đối với lương tâm và xét rằng sự tiến tới một thế giới, trong đó nhân loại sẽ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do sinh sống, không phải sợ hãi và thiếu thốn, đã được tuyên bố là nguyện vọng cao quý nhất của con người.
- “Xét rằng điều tối cần là nhân quyền phải được pháp luận che chở, nếu muốn cho loài người không bao giờ phải dồn đến phải nổi loạn, để chống lại sự tàn bạo và áp bức...... Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế này như là một lý tưởng chung cho các dân tộc và các quốc gia khác tiến tới.”
Tiếp đó Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền đưa ra 30 điều về nhân quyền:
Quyền được hưởng tự do và an sinh cá nhân.
Quyền không bị hành hạ, hay ngược đãi, bị đối xử hay trừng phạt một cách vô nhân đạo, làm hại phẩm cách con người.
Quyền được bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
Quyền được xét xử bình đẳng trước một tòa án vô tư và độc lập.
Quyền không bị bắt bớ, bị lưu đày một cách trái phép.
Quyền được coi như vô tội khi bị truy tố, mà chưa có tòa xét xử với bằng chứng để buộc tội.
Quyền không được xúc phạm trái phép đến đời tư, gia quyến, nhà ở, thư từ.
Quyền được tự do di chuyển và trú ngụ bất cứ nơi nào trong nước họ và quyền tự do rời bỏ bất cứ nơi nào, kể cả xứ mình hoặc trở về xứ của mình.
Quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá những quan điểm và ý tưởng của mình.
Quyền tự do tụ họp và lập hội để theo đuổi mục tiêu hòa bình và không bị bắt buộc ở trong một hội nào.
Quyền bầu cử tự do.
Quyền hưởng an ninh xã hội.
Quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm cho mình, quyền hưởng số lương phải chăng và đủ để bảo đảm cho mình và gia đình một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người, mọi người có quyền lập và gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ những quyền lợi của mình.
Quyền hưởng một mức sống đầy đủ cho sức khỏe và hạnh phúc của mình, của gia đình mình, quyền hưởng tiện nghi giáo dục, y tế.
Quyền của cha mẹ lựa chọn sự giáo dục cho con cái...
Nước Việt Nam Cộng Sản đã ký và bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và để che mắt thiên hạ, cũng đã ghi vào Hiến Pháp, thế mà đã không giữ một điều khoản nào.
Đứng trước một chính quyền không tôn trọng nhân quyền, ở Bắc Việt đẵ 54 năm và miền Nam đã 33 năm không có gì thay đổi, người dân, trong sự bất mãn của họ, mong có một cuộc cách mạng, không phải cách mạng đỏ tàn ác của cộng sản, nhưng của những người tôn trọng nhân quyền, dựng lên một chế độ mà mọi người được sống bình an hạnh phúc.
15.9.08