PHAN THIẾT - Sáng 14.8, áp lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ Khấn Dòng. Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 18 Nữ Tu Khấn Lần Đầu.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá. Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất ngày lễ khấn dòng là lúc người Nữ Tu quỳ gối trước mặt Đức Giám Mục đọc lời khấn hứa: Khó Nghèo, Khiết Tịnh, Vâng Phục. Dựa vào gợi ý suy niệm của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, xin gởi đến các Tân Khân Sinh những tâm tình như là quà tặng mừng ngày hồng ân khấn dòng. Bước theo Đức Kitô Khiết tịnh, người Nữ Tu theo gương Mẹ Maria sống đời thanh khiết.
1. Đức Giêsu, con người khiết tịnh:
Một trong những nét hấp dẫn của Đức Giêsu trong các sách Tin Mừng là con người khiết tịnh của Ngài: Ngài rất trong trắng, quân bình, khả ái. Đời sống độc thân của Đức Giêsu là dấu chỉ Tình Yêu lớn nhất. Trước hết, dựa vào Tin Mừng, chúng ta biết chắc chắn Đức Giêsu có kinh nghiệm về Tình Yêu lớn nhất là Tình Yêu của Chúa Cha: không có tình yêu nào lớn bằng, sâu thẳm bằng. Người được Chúa Cha yêu thương, và tình thương ấy vô bờ. Tình Yêu ấy làm cho Người sung sướng, hạnh phúc. Tình Yêu ấy đủ cho Người. Người không cần tình yêu nào khác bổ sung. Người không bao giờ cô đơn, vì có Chúa Cha hằng ở với Người ( Ga 8,29; 16,32 ). Đức Giêsu đáp trả lại Tình Yêu của Chúa Cha cũng bằng Tình Yêu lớn nhất. Trên bình diện con người, Đức Giêsu là người thực hành giới răn thứ nhất trọn vẹn hơn cả. Người đặt Chúa Cha lên trên tất cả, Người dâng hiến tất cả cho Chúa Cha: trái tim, con người, cuộc sống. Đức Giêsu là một người hoàn toàn tự do, không bị chi phối bởi một tình cảm trần thế nào. Sự khiết tịnh nơi Đức Giêsu không là sự cằn cỗi hay thiếu nhựa sống. Sự cằn cỗi không là khiết tịnh, vì không là tình yêu. Khi nói tới khiết tịnh là nói tới yêu thương: tình yêu khiết tịnh. Nơi Đức Giêsu, khiết tịnh là yêu thương dạt dào, là trái tim nhạy cảm, tràn ngập yêu thương, đối với mọi người, đặc biệt đối người nghèo khổ. Khiết tịnh là tình yêu không bị trói buộc vào một đối tượng, mà là một tình yêu phổ quát, vô giới hạn. Nhưng đó không phải là một thứ tình yêu trừu tượng, không có thực. Đó chính là Tình Yêu vô hạn của Thiên Chúa trong lòng con người. Đó là Thánh Thần của Thiên Chúa trong trái tim của Đức Giêsu.
2. Thách đố cho đức khiết tịnh:
Thế giới hôm nay có khuynh hướng hưởng thụ. Lạc thú là loại của ăn trần thế mà nhiều người ham muốn. Thậm chí có người muốn coi nền văn hóa đương đại là một nền văn hóa hưởng lạc. Hiện nay, nhiều người trên thế giới muốn bỏ hết mọi ràng buộc luân lý về tính dục. Rất nhiều người chiều theo bản năng tính dục, và một số khá đông tôn sùng bản năng ấy. Khuynh hướng tự do luyến ái làm đổ vỡ biết bao nhiêu gia đình, làm hại biết bao nhiêu con người về mọi phương diện, thể lý, tâm lý, tinh thần. Bệnh Aids tràn lan khắp nơi, đặc biệt ở những nước nghèo như các nước Phi Châu, một số nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Liệu nhân đức khiết tịnh của người tu sĩ có giải đáp được gì cho vấn đề tính dục và tình cảm của con người thời đại hay không? Những người khấn giữ Đức Khiết Tịnh có vui sống, có hạnh phúc, có triển nở trong cuộc sống làm người hay không? Họ có được sự quân bình cần thiết cho sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn không? Hay họ thường xuyên đau ốm, cáu gắt, không biết yêu thương, vì thiếu kinh nghiệm về tình yêu? Họ có ích lợi gì cho xã hội hay chỉ là những người ăn bám? Khi không sống giống như những con người khác, họ có hiểu gì về con người bình thường không? Sống khiết tịnh còn có ý nghĩa gì nữa không và liệu có thực hành được hay chỉ là một ảo tưởng gây tai hại, làm hỏng cuộc đời của nhiều người?
3. Giải đáp của đời sống thánh hiến:
a - Chứng từ của đời thánh hiến: Chứng từ khiết tịnh của đời sống thánh hiến là loại chứng từ cần thiết cho thời đại chúng ta. Một đời sống khiết tịnh triển nở vui tươi là bằng chứng, là dấu chỉ của Tình Yêu Vô Hạn: Tình Yêu mạnh hơn sự chết, mạnh hơn bản năng, mạnh hơn tội ác. Đó là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho con người, và Tình Yêu ấy ở trong lòng con người: Lòng Mến mà Thiên Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần Người ban cho ta ( Rm 5, 5 ). Sự khiết tịnh của người tu sĩ làm chứng cho sức mạnh của Tình Yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận làm người. Mọi người chúng ta đều rất yếu đuối và không ai tự hào đứng vững. Nhưng với ơn Chúa, chúng ta có thể làm điều mà đa số cho là không thể: yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, đặt Tình Yêu Thiên Chúa trên mọi thứ tình yêu, yêu mến mọi người, mọi tạo vật với Tình Yêu và sự tự do của Thiên Chúa. Đức Khiết Tịnh còn giúp con người có những tương quan trong sáng với nhau. Con người có thể yêu thương nhau thực sự, không bị ràng buộc bởi yếu tố lợi nhuận, hay bản năng tính dục.
b- Sống đức khiết tịnh hôm nay: Ngày hôm nay, đời sống khiết tịnh của người tu sĩ phải làm nổi bật một số nét cơ bản mới có sức thuyết phục, có ý nghĩa cho bản thân và tha nhân: - Quân bằng về tâm lý và tình cảm: không cảm thấy thiếu thốn tình cảm, mất mát, cần bù trừ bằng cách này hay cách khác. - Có khả năng tự chủ: làm chủ được bản thân, không dễ xiêu lòng, mềm yếu về tình cảm, không dễ nghiêng chiều về những khoái cảm bên ngoài. - Trưởng thành tâm lý và thể lý: quảng đại bao dung, không khó tính khó nết. - Triển nở trong đời sống: dấu hiệu là óc sáng kiến, sự linh động; ù lì là dấu hiệu thiếu triển nở.
4. Người Nữ tu sống Đức Khiết tịnh theo gương Mẹ Maria.
Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ là hoa trái tốt đẹp nhất của Chúa Thánh Thần Thần. Đức Mẹ là người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa.
Cả cuộc đời Đức Mẹ được đúc kết trong bài ca Magnifica “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng, Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…” ( Lc 1, 46-48). Đức Mẹ nhìn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.Với thân phận nữ tỳ hèn mọn, Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến theo thánh ý Chúa.
Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Khiết Tịnh để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.
Tình yêu nam nữ là một thực tại luôn có sức hấp dẫn lôi cuốn và mãnh liệt nhất trong thế giới con người. Được cưu mang,sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu thương, mỗi người được tháp nhập vào quỹ đạo của tình yêu.Từ tình yêu nơi gia đình,nơi học đường, nơi tha nhân, con người ngày càng khám phá và cảm nhận một khả năng là muốn yêu và được yêu. Tình yêu là nhu cầu cần thiết, là khát vọng sâu xa làm cho một ngươì nam và một người nữ đi tìm một nửa của mình để nên “một xương một thịt”.
Môt tình yêu mà ai ai cũng muốn nếm cảm từ tuổi thanh xuân, muốn tìm đến một ai đó,một nữa hồn mình để nói hết lý lẽ của trái tim.Xa một nửa hồn mình,người ta thấy trồng vắng, thấy tẻ nhạt như Hàn Mặc Tử diễn tả: Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn kia bổng dại khờ. Bởi đó khước từ tình yêu có nhiều sức hấp dẫn kỳ lạ ấy,dường như trở nên điều nghịch lý trong cuộc sống nhân trần,nhất là thế giới hôm nay tự do luyến ái,tự do tình dục. Do vậy đời sống khiết tịnh nơi người tu sĩ càng trở nên một phản chứng cho những gì thế giới bên ngoài đang tôn thờ.Thế nhưng nó lại trở thành lời hùng biện vĩ đại,có sức lôi cuốn con người nhìn đến thực tại cao hơn trong lý tưởng dâng hiến mà những tu sĩ đang sống và thể hiện.
Dâng hiến cho Chúa,người tu sĩ hiểu rằng: tất cả cuộc đời mình đã trao dâng về Ngài thân xác,linh hồn và cả tình yêu. Khiết Tịnh, đó chính là lời ký ước để biết yêu thương nhiều hơn nhờ sức mạnh của Thiên Chúa nơi trái tim.Tình yêu đó không còn mang mùi vị đam mê trần thế,ích kỷ và chiếm đoạt.Người tu sĩ chỉ còn sống tình yêu với Thiên Chúa để đến với mọi người cho dù bên ngoài tình yêu vẫn vẫy gọi thiết tha. Từ lời khấn khiết tịnh,người tu sĩ thể hiện sâu xa hơn một tình yêu không bị chia sẽ,một con tim dâng hiến trọn vẹn cho Đức Kitô.Khi chọn Đức Kitô,người tu sĩ được Ngài trợ lực,vượt qua những lời mời gọi hạnh phúc lứa đôi,lắng im tiếng tơ lòng quyến rủ.Tất cả đều ở lại phía sau,trở nên lãng quên và trả về qúa khứ một tình yêu khao khát hạnh phúc riêng hồn mình. Lời Khấn Khiết Tịnh giúp người tu sĩ mở rộng con tim mình để chia sẽ với mọi người một tình yêu thanh khiết trao dâng như Đức Maria –Người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa,Mẹ đã sống hoàn hảo Đức Khiết Tịnh trong cuộc đời cho tình yêu
Xin Vâng. Nhưng để hoàn toàn thuộc về Đức Kitô bằng sự khiết tịnh,người tu sĩ luôn cảm thức sâu xa “Cái bình sành dễ vở” nơi con người mình,thấy rõ những giới hạn của bản thân, mỏng dòn,yếu đuối, để từ đó họ luôn ý thức được hồng ân diệu vợi nơi Thiên Chúa ban tặng cho mình trong lời đoan ước. Lời Khấn Khiết Tịnh đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc hoàn toàn về Đấng Tình Quân Tuyệt Đối “Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con”. Hương thơm của đời sống Khiết Tịnh đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê,hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ. Trong ngày khấn dòng,người tu sĩ được gọi là“Người Bạn Trăm Năm của Đức Kitô”,nhưng họ vẫn còn vương mang nhiều yếu đuối và giới hạn phận người.Cuộc đời họ không thay đổi trong chớp nhoáng,không biến hình để trở thành người của thế giới siêu phàm.
Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh giá,không còn biết rung cảm trước những vẻ đẹp. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lỏng,cô độc,khinh thường tình yêu trần thế. Trái lại,người tu sĩ sống lời khấn Khiết Tịnh,họ vẫn là người giữa cuộc đời,vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương mời gọi trong rung động trái tim,vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc,vẫn nhìn thấy những điều kỳ lạ trong tình yêu đi tìm một nửa hồn mình.Nhưng họ dám từ bỏ tất cả, chỉ để dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi.Chỉ yêu một mình Đức Kitô.Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và sống với Ngài,cảm nếm sự ngọt ngào vô biên,hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt đối họ đang tôn thờ.
Trong Tông Huấn Vita Consecrata,Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trình bày vẻ đẹp của đời tu.Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp ( philocalia,số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa,chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng.Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa;họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) và đồng thời cố gắng tu bổ hình ành Thiên Chúa đã bị méo mó trên khuôn mặt của bao anh chị em đồng loại (số 75).Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18),hoạ lại nếp sống của Ngài,đời tận hiến tiến tới chỗ”Đồng hoá hiện thân” (số 16) với Ngài.Ngoài việc hoạ lại nếp sống khiết tịnh,khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô,đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Ngài nữa (số 23-24).
Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo hội,phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội và là một kho báu mà Giáo hội trân trọng giữ gìn. Không gì khác hơn ngoài tình yêu,một tình yêu trao dâng cho Đức Kitô và hiến dâng chính những khả năng yêu thương của mình, mạnh dạn lên đường theo Ngài,say sưa trong nổi khát khao được trở nên người của Chúa và ước nguyện yêu mọi người trong ân huệ của Ngài.Chính tình yêu ấy sẽ giúp người tu sĩ sống đời khiết tịnh trong an vui và hạnh phúc, từ đó họ có thể thốt lên tâm tình: Lạy Chúa, chỉ mình Chúa là đủ cho con, và Lạy Chúa,xin cho con thấy Chúa thật bao la,để mọi sự đối với con chỉ là bé nhỏ. 18 Tân Khấn Sinh như những bông hoa tươi xinh kết nên chuỗi ngọc Mân Côi dâng kính Đức Mẹ. Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá. Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất ngày lễ khấn dòng là lúc người Nữ Tu quỳ gối trước mặt Đức Giám Mục đọc lời khấn hứa: Khó Nghèo, Khiết Tịnh, Vâng Phục. Dựa vào gợi ý suy niệm của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, xin gởi đến các Tân Khân Sinh những tâm tình như là quà tặng mừng ngày hồng ân khấn dòng. Bước theo Đức Kitô Khiết tịnh, người Nữ Tu theo gương Mẹ Maria sống đời thanh khiết.
1. Đức Giêsu, con người khiết tịnh:
Một trong những nét hấp dẫn của Đức Giêsu trong các sách Tin Mừng là con người khiết tịnh của Ngài: Ngài rất trong trắng, quân bình, khả ái. Đời sống độc thân của Đức Giêsu là dấu chỉ Tình Yêu lớn nhất. Trước hết, dựa vào Tin Mừng, chúng ta biết chắc chắn Đức Giêsu có kinh nghiệm về Tình Yêu lớn nhất là Tình Yêu của Chúa Cha: không có tình yêu nào lớn bằng, sâu thẳm bằng. Người được Chúa Cha yêu thương, và tình thương ấy vô bờ. Tình Yêu ấy làm cho Người sung sướng, hạnh phúc. Tình Yêu ấy đủ cho Người. Người không cần tình yêu nào khác bổ sung. Người không bao giờ cô đơn, vì có Chúa Cha hằng ở với Người ( Ga 8,29; 16,32 ). Đức Giêsu đáp trả lại Tình Yêu của Chúa Cha cũng bằng Tình Yêu lớn nhất. Trên bình diện con người, Đức Giêsu là người thực hành giới răn thứ nhất trọn vẹn hơn cả. Người đặt Chúa Cha lên trên tất cả, Người dâng hiến tất cả cho Chúa Cha: trái tim, con người, cuộc sống. Đức Giêsu là một người hoàn toàn tự do, không bị chi phối bởi một tình cảm trần thế nào. Sự khiết tịnh nơi Đức Giêsu không là sự cằn cỗi hay thiếu nhựa sống. Sự cằn cỗi không là khiết tịnh, vì không là tình yêu. Khi nói tới khiết tịnh là nói tới yêu thương: tình yêu khiết tịnh. Nơi Đức Giêsu, khiết tịnh là yêu thương dạt dào, là trái tim nhạy cảm, tràn ngập yêu thương, đối với mọi người, đặc biệt đối người nghèo khổ. Khiết tịnh là tình yêu không bị trói buộc vào một đối tượng, mà là một tình yêu phổ quát, vô giới hạn. Nhưng đó không phải là một thứ tình yêu trừu tượng, không có thực. Đó chính là Tình Yêu vô hạn của Thiên Chúa trong lòng con người. Đó là Thánh Thần của Thiên Chúa trong trái tim của Đức Giêsu.
2. Thách đố cho đức khiết tịnh:
Thế giới hôm nay có khuynh hướng hưởng thụ. Lạc thú là loại của ăn trần thế mà nhiều người ham muốn. Thậm chí có người muốn coi nền văn hóa đương đại là một nền văn hóa hưởng lạc. Hiện nay, nhiều người trên thế giới muốn bỏ hết mọi ràng buộc luân lý về tính dục. Rất nhiều người chiều theo bản năng tính dục, và một số khá đông tôn sùng bản năng ấy. Khuynh hướng tự do luyến ái làm đổ vỡ biết bao nhiêu gia đình, làm hại biết bao nhiêu con người về mọi phương diện, thể lý, tâm lý, tinh thần. Bệnh Aids tràn lan khắp nơi, đặc biệt ở những nước nghèo như các nước Phi Châu, một số nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Liệu nhân đức khiết tịnh của người tu sĩ có giải đáp được gì cho vấn đề tính dục và tình cảm của con người thời đại hay không? Những người khấn giữ Đức Khiết Tịnh có vui sống, có hạnh phúc, có triển nở trong cuộc sống làm người hay không? Họ có được sự quân bình cần thiết cho sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn không? Hay họ thường xuyên đau ốm, cáu gắt, không biết yêu thương, vì thiếu kinh nghiệm về tình yêu? Họ có ích lợi gì cho xã hội hay chỉ là những người ăn bám? Khi không sống giống như những con người khác, họ có hiểu gì về con người bình thường không? Sống khiết tịnh còn có ý nghĩa gì nữa không và liệu có thực hành được hay chỉ là một ảo tưởng gây tai hại, làm hỏng cuộc đời của nhiều người?
3. Giải đáp của đời sống thánh hiến:
a - Chứng từ của đời thánh hiến: Chứng từ khiết tịnh của đời sống thánh hiến là loại chứng từ cần thiết cho thời đại chúng ta. Một đời sống khiết tịnh triển nở vui tươi là bằng chứng, là dấu chỉ của Tình Yêu Vô Hạn: Tình Yêu mạnh hơn sự chết, mạnh hơn bản năng, mạnh hơn tội ác. Đó là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho con người, và Tình Yêu ấy ở trong lòng con người: Lòng Mến mà Thiên Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần Người ban cho ta ( Rm 5, 5 ). Sự khiết tịnh của người tu sĩ làm chứng cho sức mạnh của Tình Yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận làm người. Mọi người chúng ta đều rất yếu đuối và không ai tự hào đứng vững. Nhưng với ơn Chúa, chúng ta có thể làm điều mà đa số cho là không thể: yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, đặt Tình Yêu Thiên Chúa trên mọi thứ tình yêu, yêu mến mọi người, mọi tạo vật với Tình Yêu và sự tự do của Thiên Chúa. Đức Khiết Tịnh còn giúp con người có những tương quan trong sáng với nhau. Con người có thể yêu thương nhau thực sự, không bị ràng buộc bởi yếu tố lợi nhuận, hay bản năng tính dục.
b- Sống đức khiết tịnh hôm nay: Ngày hôm nay, đời sống khiết tịnh của người tu sĩ phải làm nổi bật một số nét cơ bản mới có sức thuyết phục, có ý nghĩa cho bản thân và tha nhân: - Quân bằng về tâm lý và tình cảm: không cảm thấy thiếu thốn tình cảm, mất mát, cần bù trừ bằng cách này hay cách khác. - Có khả năng tự chủ: làm chủ được bản thân, không dễ xiêu lòng, mềm yếu về tình cảm, không dễ nghiêng chiều về những khoái cảm bên ngoài. - Trưởng thành tâm lý và thể lý: quảng đại bao dung, không khó tính khó nết. - Triển nở trong đời sống: dấu hiệu là óc sáng kiến, sự linh động; ù lì là dấu hiệu thiếu triển nở.
4. Người Nữ tu sống Đức Khiết tịnh theo gương Mẹ Maria.
Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ là hoa trái tốt đẹp nhất của Chúa Thánh Thần Thần. Đức Mẹ là người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa.
Cả cuộc đời Đức Mẹ được đúc kết trong bài ca Magnifica “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng, Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…” ( Lc 1, 46-48). Đức Mẹ nhìn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.Với thân phận nữ tỳ hèn mọn, Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến theo thánh ý Chúa.
Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Khiết Tịnh để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.
Tình yêu nam nữ là một thực tại luôn có sức hấp dẫn lôi cuốn và mãnh liệt nhất trong thế giới con người. Được cưu mang,sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu thương, mỗi người được tháp nhập vào quỹ đạo của tình yêu.Từ tình yêu nơi gia đình,nơi học đường, nơi tha nhân, con người ngày càng khám phá và cảm nhận một khả năng là muốn yêu và được yêu. Tình yêu là nhu cầu cần thiết, là khát vọng sâu xa làm cho một ngươì nam và một người nữ đi tìm một nửa của mình để nên “một xương một thịt”.
Môt tình yêu mà ai ai cũng muốn nếm cảm từ tuổi thanh xuân, muốn tìm đến một ai đó,một nữa hồn mình để nói hết lý lẽ của trái tim.Xa một nửa hồn mình,người ta thấy trồng vắng, thấy tẻ nhạt như Hàn Mặc Tử diễn tả: Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn kia bổng dại khờ. Bởi đó khước từ tình yêu có nhiều sức hấp dẫn kỳ lạ ấy,dường như trở nên điều nghịch lý trong cuộc sống nhân trần,nhất là thế giới hôm nay tự do luyến ái,tự do tình dục. Do vậy đời sống khiết tịnh nơi người tu sĩ càng trở nên một phản chứng cho những gì thế giới bên ngoài đang tôn thờ.Thế nhưng nó lại trở thành lời hùng biện vĩ đại,có sức lôi cuốn con người nhìn đến thực tại cao hơn trong lý tưởng dâng hiến mà những tu sĩ đang sống và thể hiện.
Dâng hiến cho Chúa,người tu sĩ hiểu rằng: tất cả cuộc đời mình đã trao dâng về Ngài thân xác,linh hồn và cả tình yêu. Khiết Tịnh, đó chính là lời ký ước để biết yêu thương nhiều hơn nhờ sức mạnh của Thiên Chúa nơi trái tim.Tình yêu đó không còn mang mùi vị đam mê trần thế,ích kỷ và chiếm đoạt.Người tu sĩ chỉ còn sống tình yêu với Thiên Chúa để đến với mọi người cho dù bên ngoài tình yêu vẫn vẫy gọi thiết tha. Từ lời khấn khiết tịnh,người tu sĩ thể hiện sâu xa hơn một tình yêu không bị chia sẽ,một con tim dâng hiến trọn vẹn cho Đức Kitô.Khi chọn Đức Kitô,người tu sĩ được Ngài trợ lực,vượt qua những lời mời gọi hạnh phúc lứa đôi,lắng im tiếng tơ lòng quyến rủ.Tất cả đều ở lại phía sau,trở nên lãng quên và trả về qúa khứ một tình yêu khao khát hạnh phúc riêng hồn mình. Lời Khấn Khiết Tịnh giúp người tu sĩ mở rộng con tim mình để chia sẽ với mọi người một tình yêu thanh khiết trao dâng như Đức Maria –Người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa,Mẹ đã sống hoàn hảo Đức Khiết Tịnh trong cuộc đời cho tình yêu
Xin Vâng. Nhưng để hoàn toàn thuộc về Đức Kitô bằng sự khiết tịnh,người tu sĩ luôn cảm thức sâu xa “Cái bình sành dễ vở” nơi con người mình,thấy rõ những giới hạn của bản thân, mỏng dòn,yếu đuối, để từ đó họ luôn ý thức được hồng ân diệu vợi nơi Thiên Chúa ban tặng cho mình trong lời đoan ước. Lời Khấn Khiết Tịnh đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc hoàn toàn về Đấng Tình Quân Tuyệt Đối “Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con”. Hương thơm của đời sống Khiết Tịnh đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê,hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ. Trong ngày khấn dòng,người tu sĩ được gọi là“Người Bạn Trăm Năm của Đức Kitô”,nhưng họ vẫn còn vương mang nhiều yếu đuối và giới hạn phận người.Cuộc đời họ không thay đổi trong chớp nhoáng,không biến hình để trở thành người của thế giới siêu phàm.
Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh giá,không còn biết rung cảm trước những vẻ đẹp. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lỏng,cô độc,khinh thường tình yêu trần thế. Trái lại,người tu sĩ sống lời khấn Khiết Tịnh,họ vẫn là người giữa cuộc đời,vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương mời gọi trong rung động trái tim,vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc,vẫn nhìn thấy những điều kỳ lạ trong tình yêu đi tìm một nửa hồn mình.Nhưng họ dám từ bỏ tất cả, chỉ để dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi.Chỉ yêu một mình Đức Kitô.Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và sống với Ngài,cảm nếm sự ngọt ngào vô biên,hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt đối họ đang tôn thờ.
Trong Tông Huấn Vita Consecrata,Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trình bày vẻ đẹp của đời tu.Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp ( philocalia,số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa,chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng.Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa;họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) và đồng thời cố gắng tu bổ hình ành Thiên Chúa đã bị méo mó trên khuôn mặt của bao anh chị em đồng loại (số 75).Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18),hoạ lại nếp sống của Ngài,đời tận hiến tiến tới chỗ”Đồng hoá hiện thân” (số 16) với Ngài.Ngoài việc hoạ lại nếp sống khiết tịnh,khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô,đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Ngài nữa (số 23-24).
Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo hội,phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội và là một kho báu mà Giáo hội trân trọng giữ gìn. Không gì khác hơn ngoài tình yêu,một tình yêu trao dâng cho Đức Kitô và hiến dâng chính những khả năng yêu thương của mình, mạnh dạn lên đường theo Ngài,say sưa trong nổi khát khao được trở nên người của Chúa và ước nguyện yêu mọi người trong ân huệ của Ngài.Chính tình yêu ấy sẽ giúp người tu sĩ sống đời khiết tịnh trong an vui và hạnh phúc, từ đó họ có thể thốt lên tâm tình: Lạy Chúa, chỉ mình Chúa là đủ cho con, và Lạy Chúa,xin cho con thấy Chúa thật bao la,để mọi sự đối với con chỉ là bé nhỏ. 18 Tân Khấn Sinh như những bông hoa tươi xinh kết nên chuỗi ngọc Mân Côi dâng kính Đức Mẹ. Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.