Suy Tư Từ Lòng Mến
Tôi vừa có một vài ngày nghỉ dưỡng ở Phan Thiết; để trải nghiệm tôi đi và về bằng xe lửa. Thú thật, đã nhiều năm qua tôi không đi xe lửa nên muốn tìm hiểu lại phương tiện này với ý định cho các cộng tác viên cùng đi công tác tại một giáo phận mà vừa nắng nóng lại vừa ít mưa.
Xe lửa vẫn vậy! Chỉ khác một điều là bây giờ có máy lạnh. Cảm nhận đầu tiên của tôi là ngán ngẩm về thời gian: từ Sài Gòn ra Phan Thiết mất đến 5 giờ đồng hồ cho 200 cây số! Màu sắc bên ngoài của các toa xe không có gì làm phấn khởi cho hành khách, vẫn xanh xẫm, cũ xì. Còn nền xe là gỗ cũ kỹ; khá ồn ào trong toa lượt đi vì có nhiều trẻ em và một số người lớn nói chuyện thiếu ý thức.Tôi chạnh lòng, hơi buồn khi nhớ đến những lần đi xe điện ngầm ở Singapore, Hồng Kông hay Hàn Quốc.
Xem Hình
Nghỉ dưỡng ở một khu resort sang trọng cùng các cháu, cảnh đẹp gió mát, thế mà lòng tôi lại cứ miên man nghĩ đến một tu đoàn chuyên làm việc bác ái, do cố Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan sáng lập.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, việc một Đức Giám Mục, một linh mục hay một tu sĩ sáng lập một cộng đoàn dòng tu thì không có gì là lạ; nhưng ở tỉnh Bình Thuận này, trên đất Việt này, mà từ tám “hạt giống” ban đầu, Đức Cha đã làm cho tu đoàn triển nở thành hai nhánh nam và nữ, khá đông thành viên, có trụ sở ngày càng thêm bề thế, với những công việc bác ái ngày càng đa dạng trên địa bàn giáo phận... Lòng tôi cảm phục Ngài vì giữa vùng nhiều đồi cát hơn khu dân cư mà Ngài vẫn quan tâm về thân phận người cùng khổ và nỗi thao thức ấy đã thành hoa thành quả nhiều hơn khi Ngài đã về bên Chúa.
Tôi thầm nghĩ, trong cuộc đời của một vị giám mục, còn gì vui sướng hơn khi có những người trẻ tiếp nối ước muốn, công việc của mình thành hoa trái ngọt ngào, lợi ích cho Hội Thánh dù bản thân đã kết thúc hành trình nơi trần gian.
Dĩ nhiên, trong Giáo Hội, vị nào cũng thích là “Đấng sáng lập dòng tu” thì vườn hoa Hội Thánh chỉ có một gam màu, dẫu tươi đẹp nhưng cũng nhuốm một ít buồn tẻ; nên đã có những vị chọn “mục vụ viết” (như nguyên Đức Cha Gioan Baotixita ở giáo phận Long Xuyên); có vị nổi tiếng về “mục vụ giảng thuyết”; có vị ngoài công việc chính lại “bay bổng” trong những nốt nhạc mà phục vụ dân Chúa hoặc có vị âm thầm trong Nghệ Thuật Thánh.... mà vì tôi quan tâm đến người nghèo nên “điểm nhấn” trong suy tư của tôi lúc này là vị giám mục “để người cùng khổ trong tâm tư”.
Tôi định thuê xe đến thăm tu đoàn để thỏa lòng ngưỡng mộ nhưng rồi các cháu không cho đi. Trong mắt chúng, tôi là “một người phụ nữ đã có tuổi”, nên không thể đi một mình như xưa. Đứng ở khuôn viên resort, tôi còn để lòng bay bổng đến một vài giáo họ (mới được nâng lên hàng giáo xứ thời gian gần đây), nằm ở rừng sâu, vùng giáp ranh giữa giáo phận Phan Thiết và giáo phận Đà Lạt, cách nơi tôi đứng xa hàng trăm cây số. Ngay lúc đó, tôi ước gì từ Sài Gòn ra Phan Thiết có đường bay. Thôi thì...hiệp thông âm thầm bằng lòng mến!
Tôi vẫn ao ước có nhiều tiền để làm những việc “lớn lao” hơn, nhưng có lẽ, trong hoàn cảnh của tôi, lòng mến không giới hạn thì biến thành lời cầu nguyện sẽ tốt hơn vì lòng mến “đi ra bên ngoài thánh ý Chúa” sẽ có thể biến thành lòng tham ẩn chứa nhiều tai họa.
Trong chuyến đi Hàn Quốc năm 2016, tôi gặp một vị đại gia rất giàu có, bà có một người con nuôi là sư thầy đang tu ở một chùa tại Sài Gòn. Vị sư trẻ nói với tôi: “Mình đang chờ nhận một triệu đô-la (ở thời điểm đó là 22 tỷ VN đồng), mong là sẽ “xuôi chèo mát mái” để xây dựng nhà dưỡng lão cho người già”. Sau đó, không biết sư thầy có thực hiện được ý muốn của mình hay không, tôi cũng không điện thoại để hỏi thăm, nhưng sự việc đó khiến tôi nghĩ rằng, bất cứ ai có điều kiện về chức vụ, hoàn cảnh, tài năng, sức trẻ... thì cứ mau mắn thực hiện hoài bão của mình vì thời gian không chờ, không đợi ai... như vị giám mục Phaolô của giáo phận Phan Thiết, giờ đã nghỉ yên trong Chúa mà “công trình sống” của Ngài là một Tu Đoàn Bác Ái xã hội rất sinh động, đang triển nở trong lòng mến từ Đức Kitô.
GẶP GỠ
Một buổi sáng, chúng tôi nhận được lời mời đi uống cà phê vào buổi chiều. Không ngỡ ngàng nhưng thật bất ngờ vì đó là lời mời của một linh mục; cha về Việt Nam có việc riêng nhưng vẫn dành cho chúng tôi chút thời gian.
Cách đây mười năm, cha là một người đã gần cuối tuổi thanh niên, vì quí mến việc bác ái đã tìm cách gặp gỡ chúng tôi. Mức độ thân thiết với chúng tôi hơn khi cha và một vài anh em trong cộng đoàn dòng tu cùng đi công tác bác ái, đến nhà thăm chúng tôi. Đến nay, những anh em cùng cộng đoàn đó đều đã trở thành linh mục, đang phục vụ nhiều nơi. Đối với chúng tôi, mối quan hệ này là một món quà Thiên Chúa ban tặng vì trên đường đời chông gai, chúng tôi đã từng gặp một số người không tốt, thậm chí là quá tồi tệ!
Về Việt Nam lần này, cha đã ở tuổi trung niên, vóc dáng đậm đà và khuôn mặt “sáng đẹp”, mà chúng tôi suy đoán có lẽ “đẹp vì nhân đức”. Cha nói năng nhẹ nhàng, ăn uống từ tốn. Cha kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của cộng đoàn; đó là những vui tươi, hờn dỗi giữa những người nam giới sống đời tận hiến; sự bình đẳng giữa giáo dân và linh mục trong đất nước tân tiến mà cha đang sống... Trước những thông tin đầy tội ác ghê rợn ở Việt Nam, chúng tôi thấy phảng phất đâu đây, cha mang hình bóng của một vị thánh nào đó.
Quen biết cha đã mười năm, thế mà lần gặp gỡ này, chúng tôi mới biết cha giảng dạy sinh viên trong trường đại học của dòng tu và phục vụ người nghèo mà mang bệnh, đến nỗi chỉ còn một lá phổi hoạt động.
Tôi trộm nghĩ, trên thiên đàng hẳn là có nhiều vị thánh mà người đời không biết, mà Giáo Hội chỉ kính chung. Nếu ai đã từng được sống trên trần gian, mà không cố gắng sống tốt để “lọt vào” thiên đàng mà hưởng nhan thánh Chúa, mà gặp gỡ, cùng vui sống với những con người tốt lành thì....đáng tiếc biết bao!
Những vị ân nhân trong công việc xã hội của chúng tôi thì mỗi người một vẻ, đan vào lòng chúng tôi sự kính trọng, yêu mến đậm đà, nhưng mối quan hệ với vị linh mục này luôn nhắc nhở chúng tôi phải sống tốt, sống đẹp vì một Nước Trời mai sau.
BỨC TƯỢNG
Một chiều Chúa Nhật, tham dự thánh lễ tại “xứ nhà”, tôi thấy có sự thay đổi trên cung thánh: tượng thánh Giuse dắt tay Chúa Giêsu ở thời điểm Chúa ba tuổi, được đặt trên cung thánh qua “ba đời cha xứ”, đã không còn đặt ở chỗ cũ; tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu ở phía sau cũng không còn mà thay vào đó là tượng thánh Giuse và Đức Maria cùng chung tay ẵm bồng Chúa Giêsu khoảng một tuổi. Một sự thay đổi làm tôi đong đầy cảm xúc!
Tôi rất thích bức tượng ấy vì qua tin tức hằng ngày, tôi thấy hiện nay những gia đình trẻ ly hôn, ly dị quá nhiều. Rồi đây sẽ có một thế hệ trẻ em sống trong “gia đình khập khiễng” (thiếu cha hoặc mẹ), “single mom” khá nhiều, điều này đã và đang trở thành một hiện tượng tại Việt Nam; thế nên tượng thánh Giuse và Đức Mẹ cùng ở bên nhau, cùng bế người con làm tôi thấy vui lạ.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, tôi tham dự thánh lễ kỷ niệm 60 năm hôn phối của một cựu ông trùm trong xứ đạo. Bao nhiêu lời chúc mừng, khen tặng trong thánh lễ và tiệc mừng. Hai người đã làm cho dân Chúa thêm đông đúc khi có mười người con khôn lớn, dâu rể đề huề và đàn cháu không ít. Đối với tôi, hai người đã làm “vinh danh Chúa” trong đời sống hôn nhân, xem ra “bình thường thôi” nhưng lại là “quí hiếm” trong thời đại hiện nay. Bố mẹ tôi cũng chỉ có được 57 năm song hành trên dương thế rồi cùng qua đời trong năm 2007, thế nên tôi cảm thấy “thiện cảm” với con số 60 năm tròn trịa của ông bà trùm này.
Phải chăng ở thế kỷ trước người ta dễ chung thủy với nhau hơn? Hay phải chăng ngày xưa, khi đời sống số chưa có, công nghệ số chưa tiến bộ thì người ta dễ tha thứ cho nhau hơn? Hay có lẽ tiền bạc, sắc dục là những “vị thần” chi phối mạnh mẽ trong cuộc sống, đã chiếm “ngôi vị” của thứ tình yêu tinh khiết mà cha ông ngày xưa vẫn có.
Dù sống độc thân, tôi vẫn vui khi nghĩ rằng, dẫu có thế nào thì người Công Giáo hôm nay vẫn được “may mắn, an toàn” hơn người đời vì vẫn được “bảo vệ” bởi luật hôn nhân Kitô giáo, có đúng không?
Một chút tâm tình mùa hè tôi xin được chia sẻ.
Maria Vũ Loan
Tôi vừa có một vài ngày nghỉ dưỡng ở Phan Thiết; để trải nghiệm tôi đi và về bằng xe lửa. Thú thật, đã nhiều năm qua tôi không đi xe lửa nên muốn tìm hiểu lại phương tiện này với ý định cho các cộng tác viên cùng đi công tác tại một giáo phận mà vừa nắng nóng lại vừa ít mưa.
Xe lửa vẫn vậy! Chỉ khác một điều là bây giờ có máy lạnh. Cảm nhận đầu tiên của tôi là ngán ngẩm về thời gian: từ Sài Gòn ra Phan Thiết mất đến 5 giờ đồng hồ cho 200 cây số! Màu sắc bên ngoài của các toa xe không có gì làm phấn khởi cho hành khách, vẫn xanh xẫm, cũ xì. Còn nền xe là gỗ cũ kỹ; khá ồn ào trong toa lượt đi vì có nhiều trẻ em và một số người lớn nói chuyện thiếu ý thức.Tôi chạnh lòng, hơi buồn khi nhớ đến những lần đi xe điện ngầm ở Singapore, Hồng Kông hay Hàn Quốc.
Xem Hình
Nghỉ dưỡng ở một khu resort sang trọng cùng các cháu, cảnh đẹp gió mát, thế mà lòng tôi lại cứ miên man nghĩ đến một tu đoàn chuyên làm việc bác ái, do cố Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan sáng lập.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, việc một Đức Giám Mục, một linh mục hay một tu sĩ sáng lập một cộng đoàn dòng tu thì không có gì là lạ; nhưng ở tỉnh Bình Thuận này, trên đất Việt này, mà từ tám “hạt giống” ban đầu, Đức Cha đã làm cho tu đoàn triển nở thành hai nhánh nam và nữ, khá đông thành viên, có trụ sở ngày càng thêm bề thế, với những công việc bác ái ngày càng đa dạng trên địa bàn giáo phận... Lòng tôi cảm phục Ngài vì giữa vùng nhiều đồi cát hơn khu dân cư mà Ngài vẫn quan tâm về thân phận người cùng khổ và nỗi thao thức ấy đã thành hoa thành quả nhiều hơn khi Ngài đã về bên Chúa.
Dĩ nhiên, trong Giáo Hội, vị nào cũng thích là “Đấng sáng lập dòng tu” thì vườn hoa Hội Thánh chỉ có một gam màu, dẫu tươi đẹp nhưng cũng nhuốm một ít buồn tẻ; nên đã có những vị chọn “mục vụ viết” (như nguyên Đức Cha Gioan Baotixita ở giáo phận Long Xuyên); có vị nổi tiếng về “mục vụ giảng thuyết”; có vị ngoài công việc chính lại “bay bổng” trong những nốt nhạc mà phục vụ dân Chúa hoặc có vị âm thầm trong Nghệ Thuật Thánh.... mà vì tôi quan tâm đến người nghèo nên “điểm nhấn” trong suy tư của tôi lúc này là vị giám mục “để người cùng khổ trong tâm tư”.
Tôi định thuê xe đến thăm tu đoàn để thỏa lòng ngưỡng mộ nhưng rồi các cháu không cho đi. Trong mắt chúng, tôi là “một người phụ nữ đã có tuổi”, nên không thể đi một mình như xưa. Đứng ở khuôn viên resort, tôi còn để lòng bay bổng đến một vài giáo họ (mới được nâng lên hàng giáo xứ thời gian gần đây), nằm ở rừng sâu, vùng giáp ranh giữa giáo phận Phan Thiết và giáo phận Đà Lạt, cách nơi tôi đứng xa hàng trăm cây số. Ngay lúc đó, tôi ước gì từ Sài Gòn ra Phan Thiết có đường bay. Thôi thì...hiệp thông âm thầm bằng lòng mến!
Tôi vẫn ao ước có nhiều tiền để làm những việc “lớn lao” hơn, nhưng có lẽ, trong hoàn cảnh của tôi, lòng mến không giới hạn thì biến thành lời cầu nguyện sẽ tốt hơn vì lòng mến “đi ra bên ngoài thánh ý Chúa” sẽ có thể biến thành lòng tham ẩn chứa nhiều tai họa.
Trong chuyến đi Hàn Quốc năm 2016, tôi gặp một vị đại gia rất giàu có, bà có một người con nuôi là sư thầy đang tu ở một chùa tại Sài Gòn. Vị sư trẻ nói với tôi: “Mình đang chờ nhận một triệu đô-la (ở thời điểm đó là 22 tỷ VN đồng), mong là sẽ “xuôi chèo mát mái” để xây dựng nhà dưỡng lão cho người già”. Sau đó, không biết sư thầy có thực hiện được ý muốn của mình hay không, tôi cũng không điện thoại để hỏi thăm, nhưng sự việc đó khiến tôi nghĩ rằng, bất cứ ai có điều kiện về chức vụ, hoàn cảnh, tài năng, sức trẻ... thì cứ mau mắn thực hiện hoài bão của mình vì thời gian không chờ, không đợi ai... như vị giám mục Phaolô của giáo phận Phan Thiết, giờ đã nghỉ yên trong Chúa mà “công trình sống” của Ngài là một Tu Đoàn Bác Ái xã hội rất sinh động, đang triển nở trong lòng mến từ Đức Kitô.
GẶP GỠ
Một buổi sáng, chúng tôi nhận được lời mời đi uống cà phê vào buổi chiều. Không ngỡ ngàng nhưng thật bất ngờ vì đó là lời mời của một linh mục; cha về Việt Nam có việc riêng nhưng vẫn dành cho chúng tôi chút thời gian.
Cách đây mười năm, cha là một người đã gần cuối tuổi thanh niên, vì quí mến việc bác ái đã tìm cách gặp gỡ chúng tôi. Mức độ thân thiết với chúng tôi hơn khi cha và một vài anh em trong cộng đoàn dòng tu cùng đi công tác bác ái, đến nhà thăm chúng tôi. Đến nay, những anh em cùng cộng đoàn đó đều đã trở thành linh mục, đang phục vụ nhiều nơi. Đối với chúng tôi, mối quan hệ này là một món quà Thiên Chúa ban tặng vì trên đường đời chông gai, chúng tôi đã từng gặp một số người không tốt, thậm chí là quá tồi tệ!
Về Việt Nam lần này, cha đã ở tuổi trung niên, vóc dáng đậm đà và khuôn mặt “sáng đẹp”, mà chúng tôi suy đoán có lẽ “đẹp vì nhân đức”. Cha nói năng nhẹ nhàng, ăn uống từ tốn. Cha kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của cộng đoàn; đó là những vui tươi, hờn dỗi giữa những người nam giới sống đời tận hiến; sự bình đẳng giữa giáo dân và linh mục trong đất nước tân tiến mà cha đang sống... Trước những thông tin đầy tội ác ghê rợn ở Việt Nam, chúng tôi thấy phảng phất đâu đây, cha mang hình bóng của một vị thánh nào đó.
Quen biết cha đã mười năm, thế mà lần gặp gỡ này, chúng tôi mới biết cha giảng dạy sinh viên trong trường đại học của dòng tu và phục vụ người nghèo mà mang bệnh, đến nỗi chỉ còn một lá phổi hoạt động.
Tôi trộm nghĩ, trên thiên đàng hẳn là có nhiều vị thánh mà người đời không biết, mà Giáo Hội chỉ kính chung. Nếu ai đã từng được sống trên trần gian, mà không cố gắng sống tốt để “lọt vào” thiên đàng mà hưởng nhan thánh Chúa, mà gặp gỡ, cùng vui sống với những con người tốt lành thì....đáng tiếc biết bao!
Những vị ân nhân trong công việc xã hội của chúng tôi thì mỗi người một vẻ, đan vào lòng chúng tôi sự kính trọng, yêu mến đậm đà, nhưng mối quan hệ với vị linh mục này luôn nhắc nhở chúng tôi phải sống tốt, sống đẹp vì một Nước Trời mai sau.
BỨC TƯỢNG
Một chiều Chúa Nhật, tham dự thánh lễ tại “xứ nhà”, tôi thấy có sự thay đổi trên cung thánh: tượng thánh Giuse dắt tay Chúa Giêsu ở thời điểm Chúa ba tuổi, được đặt trên cung thánh qua “ba đời cha xứ”, đã không còn đặt ở chỗ cũ; tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu ở phía sau cũng không còn mà thay vào đó là tượng thánh Giuse và Đức Maria cùng chung tay ẵm bồng Chúa Giêsu khoảng một tuổi. Một sự thay đổi làm tôi đong đầy cảm xúc!
Tôi rất thích bức tượng ấy vì qua tin tức hằng ngày, tôi thấy hiện nay những gia đình trẻ ly hôn, ly dị quá nhiều. Rồi đây sẽ có một thế hệ trẻ em sống trong “gia đình khập khiễng” (thiếu cha hoặc mẹ), “single mom” khá nhiều, điều này đã và đang trở thành một hiện tượng tại Việt Nam; thế nên tượng thánh Giuse và Đức Mẹ cùng ở bên nhau, cùng bế người con làm tôi thấy vui lạ.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, tôi tham dự thánh lễ kỷ niệm 60 năm hôn phối của một cựu ông trùm trong xứ đạo. Bao nhiêu lời chúc mừng, khen tặng trong thánh lễ và tiệc mừng. Hai người đã làm cho dân Chúa thêm đông đúc khi có mười người con khôn lớn, dâu rể đề huề và đàn cháu không ít. Đối với tôi, hai người đã làm “vinh danh Chúa” trong đời sống hôn nhân, xem ra “bình thường thôi” nhưng lại là “quí hiếm” trong thời đại hiện nay. Bố mẹ tôi cũng chỉ có được 57 năm song hành trên dương thế rồi cùng qua đời trong năm 2007, thế nên tôi cảm thấy “thiện cảm” với con số 60 năm tròn trịa của ông bà trùm này.
Phải chăng ở thế kỷ trước người ta dễ chung thủy với nhau hơn? Hay phải chăng ngày xưa, khi đời sống số chưa có, công nghệ số chưa tiến bộ thì người ta dễ tha thứ cho nhau hơn? Hay có lẽ tiền bạc, sắc dục là những “vị thần” chi phối mạnh mẽ trong cuộc sống, đã chiếm “ngôi vị” của thứ tình yêu tinh khiết mà cha ông ngày xưa vẫn có.
Dù sống độc thân, tôi vẫn vui khi nghĩ rằng, dẫu có thế nào thì người Công Giáo hôm nay vẫn được “may mắn, an toàn” hơn người đời vì vẫn được “bảo vệ” bởi luật hôn nhân Kitô giáo, có đúng không?
Một chút tâm tình mùa hè tôi xin được chia sẻ.
Maria Vũ Loan