Theo truyền thống phụng vụ, Chúa Nhật thứ Tư mùa Chay mang tên là “Laetare” (Mừng vui lên), lấy bởi động từ mở đầu bài ca nhập lễ, đánh dấu một nửa chặng đường của Mùa Chay. Với cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, chú trọng đến việc huấn giáo bằng Lời Chúa, các bài đọc Sách thánh được lựa chọn theo nhiều tiêu chuẩn. Năm nay, các Chúa Nhật trùng vào chu kỳ C, nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa, một đề tài then chốt của thánh Luca. Bài Tin mừng Chúa Nhật thuật lại dụ ngôn về người cha với hai đứa con, - xưa nay quen gọi là “dụ ngôn đứa con hoang đàng” - nói lên nỗi vui mừng của Thiên Chúa khi thấy người tội lỗi hoán cải. Ra như muốn diễn tả cụ thể sứ điệp đó, Vào lúc 9 giờ sáng ngày Chúa Nhật 18.3.2007, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm trại cải huấn dành cho các vị thành niên tại “Casal del Marmo”, ở mạn Đông Bắc thành phố, để gặp gỡ và dâng thánh lễ cho các em. Bài giảng là một lời mời gọi các em hãy chia sẻ niềm vui, giữa những thử thách, khi biết rằng Thiên Chúa luôn yêu thương con cái mình. Sau đó, trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, chủ đề suy niệm dựa theo tông huấn về bí tích Thánh Thể mới được công bố hôm thứ ba vừa rồi. Khỏi nói ai cũng được đoán được, đám đông các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô đã vỗ tay nồng nhiệt để chào mừng ngài nhân dịp lễ thánh Giuse bổn mạng, mừng kính hôm nay. Trước tiên, xin kính mời quý vị theo dõi buổi đọc kinh Truyền tin, sau đó là thánh lễ dành cho các thiếu nhi ở traị cải huấn.
Anh chị em thân mến,
Tôi vừa mới trở về từ trại cải huấn dành cho các thiếu niên phạm pháp ở Casal del Marmo. Tôi đến đó để viếng thăm nhân Chúa Nhật thứ Bốn mùa Chay, trong tiếng latinh gọi là Laetare, nghĩa là “Mừng vui lên”, do động từ mở đầu bài ca nhập lễ. Hôm nay phụng vụ mời gọi chúng ta hãy vui mừng, bởi vì đã gần đến lễ Phục sinh, ngày mà Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết. Nhưng tìm đâu được nguồn mạch của niềm vui Kitô giáo nếu không phải là từ bí tích Thánh Thể mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta như lương thực thiêng liêng trên cuộc lữ hành trần thế? Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng trong các tín hữu thuộc mọi thời đại niềm vui sâu xa, liên kết với tình thương và bình an, bắt nguồn từ sự thông hiệp với Thiên Chúa và với anh chị em.
Hôm thứ ba vừa rồi, tông thư hậu thượng hội đồng Sacramentum caritatis đã được giới thiệu, với tựa đề là “Thánh Thể nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Hội thánh”. Tôi đã soạn thảo dưa theo các kết quả của khóa hội thường lệ lần thứ XI của Thượng hội đồng Giám mục, diễn ra tại Vatican hồi tháng 10 năm 2005. Tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại văn kiện quan trọng này, nhưng ngay từ bây giờ tôi muốn nhấn mạnh rằng nó phát biểu niềm tin của Hội thánh hoàn vũ vào mầu nhiệm Thánh Thể, tiếp nối giáo huấn của công đồng Vaticanô II và các vị tiền nhiệm của tôi, đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Trong văn kiện này, tôi muốn nêu bật sự liên lạc với thông điệp Deus caritas est, vì thế tôi muốn chọn tựa đề là Sacramentum caritatis, lấy lại một định nghĩa tuyệt vời về Thánh Thể của thánh Tôma Aquinô (xc Summa Theologiae III, q.73, a.3, ad 3). “Bí tích của tình yêu”. Đúng thế, trong Thánh Thể, Chúa Kitô đã muốn trao ban cho chúng ta tình yêu của Người, tình yêu thúc đẩy Người hiến dâng mạng sống vì chúng ta. Trong bữa Tiệc ly, khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã trối lại cho chúng ta giới răn yêu thương: “Như Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con hãy thương yêu nhau như vậy” (Ga 13,34). Nhưng bởi vì điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta kết hiệp với Người như cành với thân cây nho (xc Ga 15,1-8), cho nên chính Người đã lựa chọn ở lại giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể, ngõ hầu chúng ta có thể ở lại trong Người. Vì thế, khi nhờ đức tin, chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Người, thì tình yêu của Người được chuyền thông cho chúng ta và cho chúng ta có khả năng để trao ban mạng sống mình cho anh em, chứ không khư khư nắm giữ mạng sống cho mình (xc 1Ga 3,16). Từ đó trào ra niềm vui Kitô giáo, niềm vui của tình yêu.
Đức Maria là “phụ nữ của bí tích Thánh Thể”, là người nữ của sự Tạ ơn, là công trình của ân sủng Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đã biến Mẹ nên “tinh tuyền trong tình yêu” (xc. Ep 1,4). Bên cạnh Người, Thiên Chúa đã đặt thánh Giuse, mà chúng ta sẽ mừng lễ vào ngày mai. Tôi đặc biệt cầu xin thánh cả, bổn mạng của tôi, ngõ hầu nhờ việc tin kính, cử hành và sống Mầu nhiệm Thánh Thể, toàn dân Thiên Chúa được ngập tràn tình yêu của Đức Kitô và lan truyên những hoa trái của niềm vui và an bình cho toàn thể nhân loại.
Như đã nói trên đây, lúc 9 giờ rưỡi sáng, Đức Thánh Cha đã đến thăm viếng trại cải huấn dành cho các thiếu nhi phạm pháp. Sau khi chào thăm các đại diện chính quyền, (đứng đầu là tổng trưởng bộ tư pháp và các cơ quan an ninh), cũng như các đại diện giáo quyền, (với đức hồng y tổng đại diện giáo phận Rôma, đức giám mục phụ tá của vùng, các vị tuyên uý các traị cải huấn), ngài đã tiếp xúc với các em thiếu nhi, và sau đó dâng Thánh lễ. Trong bài giảng ứng khẩu, ngài đã dừng lại suy niệm về tâm tình của người con thứ nói trong bài Phúc âm. Chàng ta không hài lòng về nếp sống đều đều và buồn tẻ trong nhà. Một ngày nọ, chàng ta bày tỏ ước muốn làm cuộc đời khác, tự do hưởng các vui thú, không còn bị lệ thuộc vào những luật lệ của gia đình. Người cha đã tôn trọng ý định của chàng, và để chàng tự hoạch định nếp sống của mình. Lúc đầu, chàng ta cảm thấy thoải mái, vì được tự do tung hoành. Nhưng chẳng bao lâu, chàng cảm thấy cuộc đời vô vị nhàm chán, và trống rỗng, và kể cả cái túi tiền cũng rỗng. Thế rồi, cuộc đời của chàng bắt đầu xuống dốc, xuống đến mức độ ngang hàng với súc vật. Trong cảnh hoạn nạn, chàng ta mới suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời: thế nào là tự do? Phải chăng tự do là tha hồ muốn làm gì thì làm? Phải chăng tự do là chỉ sống cho mình, chẳng cần để ý đến người khác? Cuối cùng, chàng ta nghiệm thấy rằng cái tự do đích thực là tự do của người con ở trong nhà, bởi vì chàng ta cũng được tham gia vào việc quản trị gia sản, góp phần vào việc kiến thiết gia đình. Từ đó, chàng đã đổi hướng, bắt đầu một cái nhìn mới về cuộc đời: chàng ta xác tín rằng niềm vui đích thực là được hưởng tình thương của người cha, biết cần cù làm việc, sống theo một nền nếp kỷ luật.
Đức Thánh Cha cũng không quên thêm rằng ngay cả người con cả cũng cần phải trở về, và ý thức được thế nào đời sống chân chính, trong mối tương quan yêu thương với cha mình và với em mình.
Trước khi ra về, ngài đã chào các bạn trẻ như sau: “Các bạn thân mến, hôm nay là một ngày lễ của các bạn, bởi vì có nhiều thượng khách đến thăm các bạn: đức giáo hoàng, đức hồng y tổng đại diện, ông tổng trưởng tư pháp. Thật là một ngày vui. Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta “hãy vui lên”. Nhưng thử hỏi: làm sao mà vui nổi khi mình bị đau khổ, khi mình mất tự do, khi mình bị bỏ rơi? Trong Thánh lễ, chúng ta đã nhớ rằng Thiên Chúa thương yêu chúng ta: đây chính là nguồn mạch của niềm vui. Dù có hết mọi sự trên đời đi nữa, đôi khi ta vẫn chưa được hạnh phúc. Ngược lại, có khi mình bị thiếu thốn mọi sự, kể cả tự do và sức khoẻ, nhưng lại có thể sống an vui nếu Thiên Chúa ở trong lòng ta. Bí quyết nằm ở chỗ đó: làm sao để cho Thiên Chúa đứng hàng đầu trong cuộc sống chúng ta. Trước khi từ giã các bạn, tôi cam đoan sẽ cầu nguyện cho các bạn, và các bạn luôn hiện diện trước mắt tôi mỗi khi cầu nguyện”.
Anh chị em thân mến,
Tôi vừa mới trở về từ trại cải huấn dành cho các thiếu niên phạm pháp ở Casal del Marmo. Tôi đến đó để viếng thăm nhân Chúa Nhật thứ Bốn mùa Chay, trong tiếng latinh gọi là Laetare, nghĩa là “Mừng vui lên”, do động từ mở đầu bài ca nhập lễ. Hôm nay phụng vụ mời gọi chúng ta hãy vui mừng, bởi vì đã gần đến lễ Phục sinh, ngày mà Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết. Nhưng tìm đâu được nguồn mạch của niềm vui Kitô giáo nếu không phải là từ bí tích Thánh Thể mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta như lương thực thiêng liêng trên cuộc lữ hành trần thế? Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng trong các tín hữu thuộc mọi thời đại niềm vui sâu xa, liên kết với tình thương và bình an, bắt nguồn từ sự thông hiệp với Thiên Chúa và với anh chị em.
Hôm thứ ba vừa rồi, tông thư hậu thượng hội đồng Sacramentum caritatis đã được giới thiệu, với tựa đề là “Thánh Thể nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Hội thánh”. Tôi đã soạn thảo dưa theo các kết quả của khóa hội thường lệ lần thứ XI của Thượng hội đồng Giám mục, diễn ra tại Vatican hồi tháng 10 năm 2005. Tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại văn kiện quan trọng này, nhưng ngay từ bây giờ tôi muốn nhấn mạnh rằng nó phát biểu niềm tin của Hội thánh hoàn vũ vào mầu nhiệm Thánh Thể, tiếp nối giáo huấn của công đồng Vaticanô II và các vị tiền nhiệm của tôi, đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Trong văn kiện này, tôi muốn nêu bật sự liên lạc với thông điệp Deus caritas est, vì thế tôi muốn chọn tựa đề là Sacramentum caritatis, lấy lại một định nghĩa tuyệt vời về Thánh Thể của thánh Tôma Aquinô (xc Summa Theologiae III, q.73, a.3, ad 3). “Bí tích của tình yêu”. Đúng thế, trong Thánh Thể, Chúa Kitô đã muốn trao ban cho chúng ta tình yêu của Người, tình yêu thúc đẩy Người hiến dâng mạng sống vì chúng ta. Trong bữa Tiệc ly, khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã trối lại cho chúng ta giới răn yêu thương: “Như Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con hãy thương yêu nhau như vậy” (Ga 13,34). Nhưng bởi vì điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta kết hiệp với Người như cành với thân cây nho (xc Ga 15,1-8), cho nên chính Người đã lựa chọn ở lại giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể, ngõ hầu chúng ta có thể ở lại trong Người. Vì thế, khi nhờ đức tin, chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Người, thì tình yêu của Người được chuyền thông cho chúng ta và cho chúng ta có khả năng để trao ban mạng sống mình cho anh em, chứ không khư khư nắm giữ mạng sống cho mình (xc 1Ga 3,16). Từ đó trào ra niềm vui Kitô giáo, niềm vui của tình yêu.
Đức Maria là “phụ nữ của bí tích Thánh Thể”, là người nữ của sự Tạ ơn, là công trình của ân sủng Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đã biến Mẹ nên “tinh tuyền trong tình yêu” (xc. Ep 1,4). Bên cạnh Người, Thiên Chúa đã đặt thánh Giuse, mà chúng ta sẽ mừng lễ vào ngày mai. Tôi đặc biệt cầu xin thánh cả, bổn mạng của tôi, ngõ hầu nhờ việc tin kính, cử hành và sống Mầu nhiệm Thánh Thể, toàn dân Thiên Chúa được ngập tràn tình yêu của Đức Kitô và lan truyên những hoa trái của niềm vui và an bình cho toàn thể nhân loại.
Như đã nói trên đây, lúc 9 giờ rưỡi sáng, Đức Thánh Cha đã đến thăm viếng trại cải huấn dành cho các thiếu nhi phạm pháp. Sau khi chào thăm các đại diện chính quyền, (đứng đầu là tổng trưởng bộ tư pháp và các cơ quan an ninh), cũng như các đại diện giáo quyền, (với đức hồng y tổng đại diện giáo phận Rôma, đức giám mục phụ tá của vùng, các vị tuyên uý các traị cải huấn), ngài đã tiếp xúc với các em thiếu nhi, và sau đó dâng Thánh lễ. Trong bài giảng ứng khẩu, ngài đã dừng lại suy niệm về tâm tình của người con thứ nói trong bài Phúc âm. Chàng ta không hài lòng về nếp sống đều đều và buồn tẻ trong nhà. Một ngày nọ, chàng ta bày tỏ ước muốn làm cuộc đời khác, tự do hưởng các vui thú, không còn bị lệ thuộc vào những luật lệ của gia đình. Người cha đã tôn trọng ý định của chàng, và để chàng tự hoạch định nếp sống của mình. Lúc đầu, chàng ta cảm thấy thoải mái, vì được tự do tung hoành. Nhưng chẳng bao lâu, chàng cảm thấy cuộc đời vô vị nhàm chán, và trống rỗng, và kể cả cái túi tiền cũng rỗng. Thế rồi, cuộc đời của chàng bắt đầu xuống dốc, xuống đến mức độ ngang hàng với súc vật. Trong cảnh hoạn nạn, chàng ta mới suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời: thế nào là tự do? Phải chăng tự do là tha hồ muốn làm gì thì làm? Phải chăng tự do là chỉ sống cho mình, chẳng cần để ý đến người khác? Cuối cùng, chàng ta nghiệm thấy rằng cái tự do đích thực là tự do của người con ở trong nhà, bởi vì chàng ta cũng được tham gia vào việc quản trị gia sản, góp phần vào việc kiến thiết gia đình. Từ đó, chàng đã đổi hướng, bắt đầu một cái nhìn mới về cuộc đời: chàng ta xác tín rằng niềm vui đích thực là được hưởng tình thương của người cha, biết cần cù làm việc, sống theo một nền nếp kỷ luật.
Đức Thánh Cha cũng không quên thêm rằng ngay cả người con cả cũng cần phải trở về, và ý thức được thế nào đời sống chân chính, trong mối tương quan yêu thương với cha mình và với em mình.
Trước khi ra về, ngài đã chào các bạn trẻ như sau: “Các bạn thân mến, hôm nay là một ngày lễ của các bạn, bởi vì có nhiều thượng khách đến thăm các bạn: đức giáo hoàng, đức hồng y tổng đại diện, ông tổng trưởng tư pháp. Thật là một ngày vui. Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta “hãy vui lên”. Nhưng thử hỏi: làm sao mà vui nổi khi mình bị đau khổ, khi mình mất tự do, khi mình bị bỏ rơi? Trong Thánh lễ, chúng ta đã nhớ rằng Thiên Chúa thương yêu chúng ta: đây chính là nguồn mạch của niềm vui. Dù có hết mọi sự trên đời đi nữa, đôi khi ta vẫn chưa được hạnh phúc. Ngược lại, có khi mình bị thiếu thốn mọi sự, kể cả tự do và sức khoẻ, nhưng lại có thể sống an vui nếu Thiên Chúa ở trong lòng ta. Bí quyết nằm ở chỗ đó: làm sao để cho Thiên Chúa đứng hàng đầu trong cuộc sống chúng ta. Trước khi từ giã các bạn, tôi cam đoan sẽ cầu nguyện cho các bạn, và các bạn luôn hiện diện trước mắt tôi mỗi khi cầu nguyện”.