BẮC NINH --Ngày 12.1.2007, ngày thứ ba trong đợt thuyên chuyển các cha xứ của giáo phận Bắc Ninh. Có tới 5 cha đi nhận xứ mới trong ngày hôm nay. Hai cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh, linh mục Đại diện Nội vụ và cha Giuse Trần Quang Vinh, linh mục Đại diện Ngoại vụ giáo phận thay nhau đưa các cha đến nhận xứ mới.
9 giờ sáng, cha Giuse Phạm Đức Hậu sinh ngày 13 tháng 4 năm 1973 là linh mục trẻ tuổi nhất giáo phận đã tới nhận xứ Cẩm Giang. Giáo xứ Cẩm Giang có khoảng 1.500 tín hữu thuộc 5 họ đạo: Cẩm Giang, Dũng Vi, Vĩnh, Đồng Lạng, Trà Sơn nằm trong hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhà thờ xứ đã trên trăm tuổi xây dựng từ năm 1899 theo phong cách kiến trúc đậm nét Á đông với cung thánh bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Kể từ khi cha xứ Phêrô Nguyễn Văn Lộc qua đời năm 1969, giáo xứ không có cha xứ trực tiếp coi sóc. Trên vùng đất của giáo xứ có những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Đền Đô- nơi thờ 8 vị vua Nhà Lý, lễ Hội Lim sau tết âm lịch với những làn dân ca quan họ Bắc Ninh mượt mà đằm thắm. Đặc biệt, giáo xứ đã sản sinh ra một người con ưu tú trong trang sử đức tin hào hùng của Giáo hội Việt Nam: thánh tử đạo Đaminh Cẩm.
Cũng đúng 9 giờ sáng, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại, trưởng ban truyền giáo giáo phận, tới nhận xứ Thái Nguyên cách Tòa giám mục 80 km về phía tây bắc. Giáo xứ Thái Nguyên là giáo xứ rộng lớn nhất giáo phận trải rộng trên diện tích hàng ngàn km 2 gồm nhiều họ đạo: Thái Ninh, Oánh, Tam Giang, Tân Thành, Đồng Quang, Quan Triều, Lưu Xá, Nam Sơn, Huống Trung, Ngọc Lâm, Chợ Chu, Khe Cốc, Tân Bình I, Tân Bình II, Yên Thủy, Đình Cả thuộc tỉnh Thái Nguyên, và các họ đạo Bắc Kạn, Chợ Đồn, Nà Phặc, Na Rì thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đây là một giáo xứ rất đa dạng: có họ đạo ở thành phố, có họ đạo ở miền núi cao, vùng sâu vùng xa. Các họ đạo cách xa nhau hàng chục km và ở giữa hàng triệu người không Công giáo. Vì thế, cánh đồng truyền giáo trong giáo xứ quả là mênh mông, cánh đồng ấy đang rất cần thật nhiều những thợ gặt nhiệt thành.
10 giờ sáng, cha Đaminh Bùi Xuân Bính tới nhận xứ Thiết Nham kiêm nhiệm xứ Bỉ Nội và khu Thường Thắng. Giáo xứ Thiết Nham gồm các họ đạo Thiết Nham, Bích Sơn, Rèn, Trung Lai, Nghĩa Thượng và Bãi Bằng thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Giáo xứ Bỉ Nội gồm các họ đạo: Bỉ, Châu Sơn, Trũng, Ngọc Lĩnh, Ngọc Sơn, Thọ Điền, Nội và Yên Hà thuộc hai huyện Tân Yên và Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Khu Thường Thắng gồm các họ đạo: Hoàng Vân, Thường, Bến Đông thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
15 giờ cùng ngày, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân, quản lí Tòa giám mục, tới nhận xứ Xuân Hòa và kiêm nhiệm xứ Phượng Mao. Giáo xứ Xuân Hòa có khoảng 1.200 giáo dân thuộc các họ đạo: Xuân Hòa, Trại Đường, Trại Phán, Trại Ngà, Trại Hà, Xuân Bình và Bất Phí nằm trong huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Giáo xứ Phượng Mao là một giáo xứ nhỏ chỉ có khoảng 200 tín hữu. Giáo xứ Xuân Hòa đón nhận hạt giống đức tin rất sớm từ năm 1655. Nhà thờ giáo xứ là một ngôi nhà thờ cổ kính làm bằng gỗ lim với những hoa văn trạm trổ cầu kì, tinh xảo. Toàn bộ gian cung thánh rộng lớn được sơn son thiếp vàng với rất nhiều hình ảnh từ Kinh Thánh. Trong lòng nhà thờ đang lưu giữ thi hài của hàng chục vị tử đạo- những con người đã lấy dòng máu thắm làm chứng cho niềm tin yêu son sắt mãnh liệt của họ vào Thiên Chúa.
18g30 cha Gioan Baotixita Nguyễn Huy Long, cha văn phòng Tòa giám mục, đã tới nhận xứ Đạo Ngạn. Đây là một trong những giáo xứ ít giáo dân nhất của giáo phận. Hiện tại giáo xứ chỉ có vỏn vẹn có 310 tín hữu sống lẫn với hàng ngàn lương dân thuộc 4 họ đạo: Đạo Ngạn, Sen Hồ, Núi Hiểu, Hoàng Mai nằm trong huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Giáo xứ không có cha xứ trực tiếp coi sóc kể từ năm 1954. Trước năm 1954, giáo xứ có trường Tiểu chủng viện thánh Antôn Ninh nằm trên khu đất rộng hơn 26.000 m2. Năm 1954, cha xứ Khiêm, toàn bộ các cha giáo sư, rất nhiều chủng sinh và giáo dân trong giáo xứ di cư vào Miền Nam. Năm 1968 khu đất trường tiểu chủng viện bị chính quyền trưng dụng làm doanh trại quân đội. Năm 1982 nhà nước đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất phân lân trên khu đất này. Đã nhiều lần giáo xứ làm đơn yêu cầu chính quyền trả lại đất đai nhưng không có kết quả. Hiện tại giáo xứ có trụ sở nhà mẹ của Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất và Trung Tâm khám chữa bệnh từ thiện rộng lớn vừa mới khánh thành.
Vắng bóng cha xứ sau hàng chục năm trời, các giáo xứ hết sức vui mừng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Bề Trên giáo phận đã thương yêu sai các cha xứ đến với họ. Ngày đón nhận cha xứ mới tại các nơi đều như là ngày hội rực rỡ cờ hoa, kèn trống; niềm vui tràn ngập khắp xứ họ, hiện rõ lên những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan. Thánh lễ chào đón cha xứ nào cũng rất đông các cha đồng tế và đông đảo tín hữu tham dự chật kín nhà thờ. Có vị đại diện giáo xứ còn diễn tả "hôm nay là một ngày lịch sử trọng đại của giáo xứ". Từ nay tín hữu trong xứ đã có một địa chỉ gần gũi để lãnh nhận ơn Trời qua các bí tích, nhất là qua Thánh lễ.
Trong bài phát biểu cuối Thánh lễ, các cha xứ mới đã sánh ví ngày cha về nhận xứ như ngày "nàng dâu về nhà chồng" hay "ngày kết hôn với giáo xứ". Nàng dâu giờ đã chính thức là thành viên trong gia đình, là người con của giáo xứ để từ đó cùng chung chia vui buồn, sướng khổ có nhau. Cha xứ cùng nắm tay mọi thành phần phần dân Chúa trong giáo xứ chung sức đồng lòng xây dựng giáo xứ thực sự là những cộng đoàn sống Tin Mừng yêu thương và phục vụ noi gương Chúa Ki-tô.
Lễ nhận xứ thường cử hành phụng vụ lễ kính Chúa Thánh Thần. Và dấu chỉ chắc chắn để chứng tỏ Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong giáo xứ đó là khi giáo xứ là một cộng đoàn đức tin và yêu thương.
9 giờ sáng, cha Giuse Phạm Đức Hậu sinh ngày 13 tháng 4 năm 1973 là linh mục trẻ tuổi nhất giáo phận đã tới nhận xứ Cẩm Giang. Giáo xứ Cẩm Giang có khoảng 1.500 tín hữu thuộc 5 họ đạo: Cẩm Giang, Dũng Vi, Vĩnh, Đồng Lạng, Trà Sơn nằm trong hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhà thờ xứ đã trên trăm tuổi xây dựng từ năm 1899 theo phong cách kiến trúc đậm nét Á đông với cung thánh bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Kể từ khi cha xứ Phêrô Nguyễn Văn Lộc qua đời năm 1969, giáo xứ không có cha xứ trực tiếp coi sóc. Trên vùng đất của giáo xứ có những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Đền Đô- nơi thờ 8 vị vua Nhà Lý, lễ Hội Lim sau tết âm lịch với những làn dân ca quan họ Bắc Ninh mượt mà đằm thắm. Đặc biệt, giáo xứ đã sản sinh ra một người con ưu tú trong trang sử đức tin hào hùng của Giáo hội Việt Nam: thánh tử đạo Đaminh Cẩm.
Cũng đúng 9 giờ sáng, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại, trưởng ban truyền giáo giáo phận, tới nhận xứ Thái Nguyên cách Tòa giám mục 80 km về phía tây bắc. Giáo xứ Thái Nguyên là giáo xứ rộng lớn nhất giáo phận trải rộng trên diện tích hàng ngàn km 2 gồm nhiều họ đạo: Thái Ninh, Oánh, Tam Giang, Tân Thành, Đồng Quang, Quan Triều, Lưu Xá, Nam Sơn, Huống Trung, Ngọc Lâm, Chợ Chu, Khe Cốc, Tân Bình I, Tân Bình II, Yên Thủy, Đình Cả thuộc tỉnh Thái Nguyên, và các họ đạo Bắc Kạn, Chợ Đồn, Nà Phặc, Na Rì thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đây là một giáo xứ rất đa dạng: có họ đạo ở thành phố, có họ đạo ở miền núi cao, vùng sâu vùng xa. Các họ đạo cách xa nhau hàng chục km và ở giữa hàng triệu người không Công giáo. Vì thế, cánh đồng truyền giáo trong giáo xứ quả là mênh mông, cánh đồng ấy đang rất cần thật nhiều những thợ gặt nhiệt thành.
10 giờ sáng, cha Đaminh Bùi Xuân Bính tới nhận xứ Thiết Nham kiêm nhiệm xứ Bỉ Nội và khu Thường Thắng. Giáo xứ Thiết Nham gồm các họ đạo Thiết Nham, Bích Sơn, Rèn, Trung Lai, Nghĩa Thượng và Bãi Bằng thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Giáo xứ Bỉ Nội gồm các họ đạo: Bỉ, Châu Sơn, Trũng, Ngọc Lĩnh, Ngọc Sơn, Thọ Điền, Nội và Yên Hà thuộc hai huyện Tân Yên và Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Khu Thường Thắng gồm các họ đạo: Hoàng Vân, Thường, Bến Đông thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
15 giờ cùng ngày, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân, quản lí Tòa giám mục, tới nhận xứ Xuân Hòa và kiêm nhiệm xứ Phượng Mao. Giáo xứ Xuân Hòa có khoảng 1.200 giáo dân thuộc các họ đạo: Xuân Hòa, Trại Đường, Trại Phán, Trại Ngà, Trại Hà, Xuân Bình và Bất Phí nằm trong huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Giáo xứ Phượng Mao là một giáo xứ nhỏ chỉ có khoảng 200 tín hữu. Giáo xứ Xuân Hòa đón nhận hạt giống đức tin rất sớm từ năm 1655. Nhà thờ giáo xứ là một ngôi nhà thờ cổ kính làm bằng gỗ lim với những hoa văn trạm trổ cầu kì, tinh xảo. Toàn bộ gian cung thánh rộng lớn được sơn son thiếp vàng với rất nhiều hình ảnh từ Kinh Thánh. Trong lòng nhà thờ đang lưu giữ thi hài của hàng chục vị tử đạo- những con người đã lấy dòng máu thắm làm chứng cho niềm tin yêu son sắt mãnh liệt của họ vào Thiên Chúa.
18g30 cha Gioan Baotixita Nguyễn Huy Long, cha văn phòng Tòa giám mục, đã tới nhận xứ Đạo Ngạn. Đây là một trong những giáo xứ ít giáo dân nhất của giáo phận. Hiện tại giáo xứ chỉ có vỏn vẹn có 310 tín hữu sống lẫn với hàng ngàn lương dân thuộc 4 họ đạo: Đạo Ngạn, Sen Hồ, Núi Hiểu, Hoàng Mai nằm trong huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Giáo xứ không có cha xứ trực tiếp coi sóc kể từ năm 1954. Trước năm 1954, giáo xứ có trường Tiểu chủng viện thánh Antôn Ninh nằm trên khu đất rộng hơn 26.000 m2. Năm 1954, cha xứ Khiêm, toàn bộ các cha giáo sư, rất nhiều chủng sinh và giáo dân trong giáo xứ di cư vào Miền Nam. Năm 1968 khu đất trường tiểu chủng viện bị chính quyền trưng dụng làm doanh trại quân đội. Năm 1982 nhà nước đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất phân lân trên khu đất này. Đã nhiều lần giáo xứ làm đơn yêu cầu chính quyền trả lại đất đai nhưng không có kết quả. Hiện tại giáo xứ có trụ sở nhà mẹ của Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất và Trung Tâm khám chữa bệnh từ thiện rộng lớn vừa mới khánh thành.
Vắng bóng cha xứ sau hàng chục năm trời, các giáo xứ hết sức vui mừng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Bề Trên giáo phận đã thương yêu sai các cha xứ đến với họ. Ngày đón nhận cha xứ mới tại các nơi đều như là ngày hội rực rỡ cờ hoa, kèn trống; niềm vui tràn ngập khắp xứ họ, hiện rõ lên những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan. Thánh lễ chào đón cha xứ nào cũng rất đông các cha đồng tế và đông đảo tín hữu tham dự chật kín nhà thờ. Có vị đại diện giáo xứ còn diễn tả "hôm nay là một ngày lịch sử trọng đại của giáo xứ". Từ nay tín hữu trong xứ đã có một địa chỉ gần gũi để lãnh nhận ơn Trời qua các bí tích, nhất là qua Thánh lễ.
Trong bài phát biểu cuối Thánh lễ, các cha xứ mới đã sánh ví ngày cha về nhận xứ như ngày "nàng dâu về nhà chồng" hay "ngày kết hôn với giáo xứ". Nàng dâu giờ đã chính thức là thành viên trong gia đình, là người con của giáo xứ để từ đó cùng chung chia vui buồn, sướng khổ có nhau. Cha xứ cùng nắm tay mọi thành phần phần dân Chúa trong giáo xứ chung sức đồng lòng xây dựng giáo xứ thực sự là những cộng đoàn sống Tin Mừng yêu thương và phục vụ noi gương Chúa Ki-tô.
Lễ nhận xứ thường cử hành phụng vụ lễ kính Chúa Thánh Thần. Và dấu chỉ chắc chắn để chứng tỏ Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong giáo xứ đó là khi giáo xứ là một cộng đoàn đức tin và yêu thương.