Cũng như những năm trước đây, Nơi Hoàng Tử của Hòa Bình đã được hạ sinh lại phải “sống trong những điều kiện chết chóc với bức tường ngăn cách, và với xung đột vẫn diễn ra trên phần đất này cũng như trong các tâm hồn”. Người ta có thể nghe rõ tiếng thở dài của Đức Thượng Phụ Michel Sabbah, Công Giáo nghi lễ La Tinh, trong lời mở đầu thông điệp Giáng Sinh 2006 của ngài.
Mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích vòng lẩn quẩn trong chính sách của Do Thái, Đức Thượng Phụ viết: “Vẫn còn đó nỗi sợ hãi và bất an dù họ tiếp tục chiếm đóng và từ khước tự do”. Đức Thượng Phụ cũng không quên lên án khuynh hướng khủng bố của một số người Palestine: “Gaza vẫn là một nhà tù khổng lồ, một nơi chốn chết chóc và xung đột giữa người Palestine với nhau. Ngay cả trẻ con cũng bị giết.”
Trước tình hình đó “mọi người, kể cả cộng đồng quốc tế, vẫn bất lực không tìm ra được con đường đúng đắn cho hòa bình và công lý. Nỗi sợ hãi khi nhìn về tương lai bao trùm toàn khu vực: Iraq, Li Băng, Syria, Ai Cập và Jordan. Chủ nghĩa khủng bố thế giới được nuôi dưỡng bởi vết thương đang mở ra này”.
Đức Thượng Phụ tiếp tục: “Đây là hiện tình Giáng Sinh của Bethlehem dù cho thông điệp Giáng Sinh là sự sống, hòa bình và công lý. Tại Bethlehem và trong vùng này, đời sống trở nên khó chịu đựng nổi dù cho có những biểu lộ của tình liên đới tại địa phương và từ nhiều nơi trên thế giới. Vâng, chúng tôi cần tình liên đới và chúng tôi biết ơn tất cả những sứ điệp huynh đệ chúng tôi nhận được từ khắp thế giới. Nhưng những nhu cầu căn bản của chúng tôi là hòa bình, công lý và sự chấm dứt chiếm đóng. Trước điều này, thế giới gần như bất lực. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta, bao gồm cả các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, có một tiềm năng cho yêu thương, cho giải thoát, và cho cuộc sống. Nhưng để điều đó xảy ra họ cần phải hoán cải, từ cái chết đến sự sống, từ một tầm nhìn xem những kẻ khác là kẻ thù và là một tên sát nhân đến viễn kiến coi người ấy là anh em, là kẻ đem lại sự sống”.
Trích dẫn đoạn Phúc Âm nói về những người lính hỏi thánh Gioan Tẩy Giả xem họ phải làm gì, Đức Thượng Phụ viết: “các nhà lãnh đạo chính trị nên hỏi thánh Gioan Tẩy Giả ‘chúng tôi phải làm gì’ để giải thoát cho chính chúng tôi và cho những người mà số phần của họ trong tay chúng tôi?” Câu trả lời chắc chắn giống như thánh Gioan Tẩy Giả đã đưa ra: “Đừng tra tấn, đừng cáo gian ai, và hãy hài lòng với lương bổng của mình”.
“Hãy để họ lắng nghe tiếng nói của những người bị áp bức tại Thánh Địa, tiếng nói của những người đã khuất và những người còn sống đang bị đe dọa bởi chết chóc và lăng nhục, tiếng nói của những người mà họ nghĩ là họ phải áp đặt chết chóc và lăng nhục ngõ hầu bảo đảm cho an ninh”.
“Giáng Sinh mang đến niềm vui cho nhân loại và loan báo cho toàn thể mọi người rằng ơn cứu độ đã gần đến, đặc biệt với những ai đang sống tại Bethlehem và trong vùng này, người Palestine và người Do Thái ‘Nào ta hãy sang Bethlehem để xem điều gì đã xảy ra như Chúa đã báo cho chúng ta” (Lc 2:15).
“Bức tường này bảo cho chúng ta điều gì? Những cư dân Bethlehem ngày nay nói với chúng ta điều gì? Chúng ta hãy sang Bethlehem để lắng nghe các thiên thần loan báo hòa bình trên trái đất, hòa bình cho những người thiện chí, hòa bình cho tình huynh đệ thật sự chống lại mọi hận thù và đố kỵ, để nhìn ra trong sự hòa giải giữa hai dân tộc an ninh, chấm dứt chiếm đóng và tự do”.
Cuối cùng, Đức Thượng Phụ viết: “Với tất cả anh chị em, tôi xin Thiên Chúa cho anh chị em có thể nghe và sống sứ điệp Giáng Sinh, một sứ điệp của hòa bình, yên vui và cuộc sống mới”.
ĐTP trong buổi họp báo |
Trước tình hình đó “mọi người, kể cả cộng đồng quốc tế, vẫn bất lực không tìm ra được con đường đúng đắn cho hòa bình và công lý. Nỗi sợ hãi khi nhìn về tương lai bao trùm toàn khu vực: Iraq, Li Băng, Syria, Ai Cập và Jordan. Chủ nghĩa khủng bố thế giới được nuôi dưỡng bởi vết thương đang mở ra này”.
Đức Thượng Phụ tiếp tục: “Đây là hiện tình Giáng Sinh của Bethlehem dù cho thông điệp Giáng Sinh là sự sống, hòa bình và công lý. Tại Bethlehem và trong vùng này, đời sống trở nên khó chịu đựng nổi dù cho có những biểu lộ của tình liên đới tại địa phương và từ nhiều nơi trên thế giới. Vâng, chúng tôi cần tình liên đới và chúng tôi biết ơn tất cả những sứ điệp huynh đệ chúng tôi nhận được từ khắp thế giới. Nhưng những nhu cầu căn bản của chúng tôi là hòa bình, công lý và sự chấm dứt chiếm đóng. Trước điều này, thế giới gần như bất lực. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta, bao gồm cả các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, có một tiềm năng cho yêu thương, cho giải thoát, và cho cuộc sống. Nhưng để điều đó xảy ra họ cần phải hoán cải, từ cái chết đến sự sống, từ một tầm nhìn xem những kẻ khác là kẻ thù và là một tên sát nhân đến viễn kiến coi người ấy là anh em, là kẻ đem lại sự sống”.
Trích dẫn đoạn Phúc Âm nói về những người lính hỏi thánh Gioan Tẩy Giả xem họ phải làm gì, Đức Thượng Phụ viết: “các nhà lãnh đạo chính trị nên hỏi thánh Gioan Tẩy Giả ‘chúng tôi phải làm gì’ để giải thoát cho chính chúng tôi và cho những người mà số phần của họ trong tay chúng tôi?” Câu trả lời chắc chắn giống như thánh Gioan Tẩy Giả đã đưa ra: “Đừng tra tấn, đừng cáo gian ai, và hãy hài lòng với lương bổng của mình”.
“Hãy để họ lắng nghe tiếng nói của những người bị áp bức tại Thánh Địa, tiếng nói của những người đã khuất và những người còn sống đang bị đe dọa bởi chết chóc và lăng nhục, tiếng nói của những người mà họ nghĩ là họ phải áp đặt chết chóc và lăng nhục ngõ hầu bảo đảm cho an ninh”.
“Giáng Sinh mang đến niềm vui cho nhân loại và loan báo cho toàn thể mọi người rằng ơn cứu độ đã gần đến, đặc biệt với những ai đang sống tại Bethlehem và trong vùng này, người Palestine và người Do Thái ‘Nào ta hãy sang Bethlehem để xem điều gì đã xảy ra như Chúa đã báo cho chúng ta” (Lc 2:15).
“Bức tường này bảo cho chúng ta điều gì? Những cư dân Bethlehem ngày nay nói với chúng ta điều gì? Chúng ta hãy sang Bethlehem để lắng nghe các thiên thần loan báo hòa bình trên trái đất, hòa bình cho những người thiện chí, hòa bình cho tình huynh đệ thật sự chống lại mọi hận thù và đố kỵ, để nhìn ra trong sự hòa giải giữa hai dân tộc an ninh, chấm dứt chiếm đóng và tự do”.
Cuối cùng, Đức Thượng Phụ viết: “Với tất cả anh chị em, tôi xin Thiên Chúa cho anh chị em có thể nghe và sống sứ điệp Giáng Sinh, một sứ điệp của hòa bình, yên vui và cuộc sống mới”.