Độc thân linh mục và Ơn Gọi Tình Yêu
Lược trích bài phỏng vấn với Bác Sĩ kiêm Thần Học Gia
PAMPLONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Vấn đề độc thân linh mục một lần nữa được nổi trội lên.
Chủ đề này được bàn tán xôn xao tại Tây Ban Nha, là nơi mà một mục sư Tin Lành Anh Giáo đã có gia đình, sau đó cải đạo sang Công Giáo và được thụ phong linh mục. Trong lúc này, thì tại thành phố Wiesbaden, Đức Quốc, 80 cựu linh mục Công Giáo có gia đình trước kia đã khiếu nại lên Đức Giáo Hoàng đòi phải chấm dứt điều kiện về sự độc thân của giới tu sĩ.
Để trình bày về chủ đề này, hãng thông tấn Veritas đã có bài phỏng vấn Linh Mục Juan Ramón García-Morato, tác giả của cuốn sách vừa mới được xuất bản có tên “Được Tạo Dựng Bởi Tình Yêu, Được Chọn Lựa Để Yêu Thương” (Created by Love, Chosen to Love) do nhà sách EUNSA xuất bản.
Cha García-Morato, cũng còn là một bác sĩ kiêm thần học gia. Cha giảng dạy một khóa học chuyên về Lý Thuyết của Nền Văn Hóa tại Khoa Y của trường Đại Học Navarre. Và Ngài cũng còn là linh mục tuyên úy của trường Đại Học đó.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại sao Cha lại khẳng định độc thân chính là con đường để đưa đến sự hoàn thiện trọn vẹn của Kitô Giáo?
Cha García-Morato (T): Thưa, cả việc độc thân lẫn hôn nhân cũng đều là những con đường dẫn tới sự hoàn thiện trọn vẹn của người Kitô Giáo, hay nói ngắn đi, sự nên thánh.
Chúng ta được mời gọi để yêu thương, và mạc khải Kitô Giáo đã chỉ cho chúng ta hai cách để biết ý thức đầy đủ về ơn gọi này, chính là: hôn nhân và sự độc thân. Cả hai phương cách này đều đã được hoạch định trong mọi kế hoạch của Thiên Chúa. Cả hai cần đến nhau, để có thể hiểu nhau một cách rõ ràng hơn. Cả hai đều là một con đường của sự tận hiến. Và để tự hiến, người đó trước hết phải sở hữu lấy chính bản thân mình. “Phân nửa một trái cam,” như được hiểu trong ngôn ngữ đời thường, là không còn tồn tại nữa. Không có người nào “chính là phân nữa của người kia,” mà là phải là trọn vẹn.
Mỗi một người đều trở nên trọn vẹn trong chính bản thân của người đó. Chỉ có một người trọn vẹn mới có thể tự dâng hiến chính mình, cho chính Thiên Chúa hay cho người khác, với đầy đủ lý trí và sự chững chạc để tự do quyết định lấy chính mình.
Đó là lý do tại sao mà việc độc thân cũng là con đường dẫn đến sự hoàn thiện trọn vẹn của con người và của Kitô Giáo. Vì lẽ, đối với một Thiên Chúa tình yêu, để đáp lại lời mời gọi, như được ám chỉ bởi ân huệ đó, thì tất cả mọi chiều kích nhân loại con người phải tham dự vào, cũng tương tự đối với những ai là nam hay nữ, vì đó chính là một kiểu đời sống của Chúa Kitô, Đấng hoàn hảo, và Đấng Thanh Khiết - một cung cách sống không thể nào thay thế được trong lịch sử cứu chuộc.
(H): Thưa Cha, Cha có nghĩ rằng đó là chủ đề cần được xem xét lại về mặt thần học chăng? Liệu luật lệ về sự độc thân có thể được bãi bỏ không?
(T): Thưa, dĩ nhiên là việc độc thân không phải là một tín điều của đức tin. Đó chính là một cung cách sống trong Giáo Hội kể từ thế kỷ thứ hai.
Và trong mối tương quan này, phương thức kết nối giữa việc độc thân và đời sống linh mục không phải là điều chính yếu, mà điều quan trọng chính là sự tương hợp sâu sa giữa mầu nhiệm của Chúa Kitô và mầu nhiệm của việc tham dự phần vào các bí tích trong đời sống của người linh mục, do đó, có thể có một khả năng xét về mặt giả thuyết là có thể loại bỏ việc độc thân, cũng giống như các luật lệ khác của Giáo Hội, vốn không gián tiếp can dự vào luật lệ của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, việc nhận thức của Giáo Hội có liên quan đến sự tương hợp của đời sống linh mục cùng với sứ vụ của người chủ chăn thì không phải là một thuyết thực dụng hay theo tình huống, mà là dựa trên một ý nghĩa sâu sa.
Tôi nghĩ là cách giải thích trên cũng có thể được tìm thấy nơi đây là vì trong một bối cảnh văn hóa và xã hội học như trong thời đại ngày nay, với những khó khăn có liên quan đến ơn gọi-thì Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục tín thác vào việc Thiên Chúa không ngừng ban xuống ơn huệ độc thân trong số những người thanh niên trẻ tuổi và chính Ngài sẽ gởi đến những vị mục tử được thánh hiến nơi Giáo Hội của Ngài.
(H): Thưa Cha, với tư cách là một bác sĩ, Cha có nghĩ là việc độc thân chính là một “sự đè nén”, hoặc có thể dẫn đến những rối loạn về mặt tâm sinh lý không?
(T): Thưa, việc độc thân không có làm cho tính cách con người bị suy yếu hay nghèo đi cả. Mà trái lại, đó là một trong hai cách để dẫn đến sự ý thức trọn vẹn về ơn gọi tình yêu nơi chính người đó, và nó giúp làm cho phong phú thêm về con người đó. Tôi đã chứng kiến được điều này rất là nhiều lần, tạ ơn Chúa. Tuy nhiên, tôi cũng ý thức được rằng có những cá nhân luôn phải phân vân rằng sẽ là lành mạnh hơn về mặt tinh thần lẫn tình cảm khi có cặp vợ-chồng và một gia đình hơn là phải sống một đời sống độc thân.
Và như tôi đã chia sẽ ở trên, mỗi một người được trở nên trọn vẹn ngay trong chính bản thân của người đó, và trong mối quan hệ với những người khác. Nhưng không thể nào đem điều đó ra áp dụng cho tất cả mọi người, hay dùng vô số cơ hội để kết nối với người khác, mỗi một người được quyền tự do lựa chọn, phương cách nào là đúng đắng nhất đối với sự hoàn thiện về cá nhân.
Đối với tôi, vấn nạn trên không phải là vì cách sống độc thân. Trong cuộc sống, điều kinh khủng đối với sự hòa hợp bên trong và sức khỏe tâm thần của một người đàn ông hay đàn bà, không phải là chuyện người đó độc thân hay có gia đình.
Tính nan giải của vấn đề đó nằm ở chổ là sau khi đã được tự do chọn lựa hay đã chọn một điều gì đó ảnh hưởng đến sự sinh tồn của mình, rồi thì lại thèm muốn những gì mà mình đã không chọn ngay từ buổi ban đầu, để tự mang đến cho chính mình với nhiều nổi băn khoăn, ray rứt, hay nói cách khác, “được voi đòi tiên.”
Chính vì thế, việc cứ mãi tiếp tục tìm đến một kiểu cách sống, một trong những cách đó chính là đặt tay trên trán và cứ tiếp tục nghĩ về quá khứ, thì đó chỉ là một cách cho thấy sự thiếu chính chắn, vốn có thể hủy diệt và tàn phá đi những cam kết hiện tại và thậm chí khiến cho người đó không thể nào có đủ khả năng để thực hiện những cam kết trong tương lai.
Tất cả chúng ta phải học biết cách đưa ra các quyết định và hiểu rõ được điều trên, trong bất kỳ mỗi quyết định nào mà chúng ta chọn lấy; chúng ta đã loại bỏ biết bao nhiêu phương án, và cứ đinh ninh rằng đó có phải là một sự chọn lựa đúng đắn hay không. Đó là lý do tại sao mà những quyết định đó, khi diện đối với những vấn đề nền tảng của cuộc sống, phải được đưa ra nếu chúng ta biết ý thức và chuẩn bị để cho những quyết định đó, ảnh hưởng đến cả cuộc sống của chúng ta.
Nếu một quyết định được đưa ra, và những cá tính còn lại thì lại đi theo hướng khác, thì sẽ không thể nào tránh khỏi một tình huống rối loạn cao giữa sự hài hòa về cá nhân và sức khỏe tinh thần, trong cả đời sống độc thân, cũng như đời sống hôn nhân.
Lược trích bài phỏng vấn với Bác Sĩ kiêm Thần Học Gia
PAMPLONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Vấn đề độc thân linh mục một lần nữa được nổi trội lên.
Chủ đề này được bàn tán xôn xao tại Tây Ban Nha, là nơi mà một mục sư Tin Lành Anh Giáo đã có gia đình, sau đó cải đạo sang Công Giáo và được thụ phong linh mục. Trong lúc này, thì tại thành phố Wiesbaden, Đức Quốc, 80 cựu linh mục Công Giáo có gia đình trước kia đã khiếu nại lên Đức Giáo Hoàng đòi phải chấm dứt điều kiện về sự độc thân của giới tu sĩ.
Để trình bày về chủ đề này, hãng thông tấn Veritas đã có bài phỏng vấn Linh Mục Juan Ramón García-Morato, tác giả của cuốn sách vừa mới được xuất bản có tên “Được Tạo Dựng Bởi Tình Yêu, Được Chọn Lựa Để Yêu Thương” (Created by Love, Chosen to Love) do nhà sách EUNSA xuất bản.
Cha García-Morato, cũng còn là một bác sĩ kiêm thần học gia. Cha giảng dạy một khóa học chuyên về Lý Thuyết của Nền Văn Hóa tại Khoa Y của trường Đại Học Navarre. Và Ngài cũng còn là linh mục tuyên úy của trường Đại Học đó.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại sao Cha lại khẳng định độc thân chính là con đường để đưa đến sự hoàn thiện trọn vẹn của Kitô Giáo?
Cha García-Morato (T): Thưa, cả việc độc thân lẫn hôn nhân cũng đều là những con đường dẫn tới sự hoàn thiện trọn vẹn của người Kitô Giáo, hay nói ngắn đi, sự nên thánh.
Chúng ta được mời gọi để yêu thương, và mạc khải Kitô Giáo đã chỉ cho chúng ta hai cách để biết ý thức đầy đủ về ơn gọi này, chính là: hôn nhân và sự độc thân. Cả hai phương cách này đều đã được hoạch định trong mọi kế hoạch của Thiên Chúa. Cả hai cần đến nhau, để có thể hiểu nhau một cách rõ ràng hơn. Cả hai đều là một con đường của sự tận hiến. Và để tự hiến, người đó trước hết phải sở hữu lấy chính bản thân mình. “Phân nửa một trái cam,” như được hiểu trong ngôn ngữ đời thường, là không còn tồn tại nữa. Không có người nào “chính là phân nữa của người kia,” mà là phải là trọn vẹn.
Mỗi một người đều trở nên trọn vẹn trong chính bản thân của người đó. Chỉ có một người trọn vẹn mới có thể tự dâng hiến chính mình, cho chính Thiên Chúa hay cho người khác, với đầy đủ lý trí và sự chững chạc để tự do quyết định lấy chính mình.
Đó là lý do tại sao mà việc độc thân cũng là con đường dẫn đến sự hoàn thiện trọn vẹn của con người và của Kitô Giáo. Vì lẽ, đối với một Thiên Chúa tình yêu, để đáp lại lời mời gọi, như được ám chỉ bởi ân huệ đó, thì tất cả mọi chiều kích nhân loại con người phải tham dự vào, cũng tương tự đối với những ai là nam hay nữ, vì đó chính là một kiểu đời sống của Chúa Kitô, Đấng hoàn hảo, và Đấng Thanh Khiết - một cung cách sống không thể nào thay thế được trong lịch sử cứu chuộc.
(H): Thưa Cha, Cha có nghĩ rằng đó là chủ đề cần được xem xét lại về mặt thần học chăng? Liệu luật lệ về sự độc thân có thể được bãi bỏ không?
(T): Thưa, dĩ nhiên là việc độc thân không phải là một tín điều của đức tin. Đó chính là một cung cách sống trong Giáo Hội kể từ thế kỷ thứ hai.
Và trong mối tương quan này, phương thức kết nối giữa việc độc thân và đời sống linh mục không phải là điều chính yếu, mà điều quan trọng chính là sự tương hợp sâu sa giữa mầu nhiệm của Chúa Kitô và mầu nhiệm của việc tham dự phần vào các bí tích trong đời sống của người linh mục, do đó, có thể có một khả năng xét về mặt giả thuyết là có thể loại bỏ việc độc thân, cũng giống như các luật lệ khác của Giáo Hội, vốn không gián tiếp can dự vào luật lệ của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, việc nhận thức của Giáo Hội có liên quan đến sự tương hợp của đời sống linh mục cùng với sứ vụ của người chủ chăn thì không phải là một thuyết thực dụng hay theo tình huống, mà là dựa trên một ý nghĩa sâu sa.
Tôi nghĩ là cách giải thích trên cũng có thể được tìm thấy nơi đây là vì trong một bối cảnh văn hóa và xã hội học như trong thời đại ngày nay, với những khó khăn có liên quan đến ơn gọi-thì Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục tín thác vào việc Thiên Chúa không ngừng ban xuống ơn huệ độc thân trong số những người thanh niên trẻ tuổi và chính Ngài sẽ gởi đến những vị mục tử được thánh hiến nơi Giáo Hội của Ngài.
(H): Thưa Cha, với tư cách là một bác sĩ, Cha có nghĩ là việc độc thân chính là một “sự đè nén”, hoặc có thể dẫn đến những rối loạn về mặt tâm sinh lý không?
(T): Thưa, việc độc thân không có làm cho tính cách con người bị suy yếu hay nghèo đi cả. Mà trái lại, đó là một trong hai cách để dẫn đến sự ý thức trọn vẹn về ơn gọi tình yêu nơi chính người đó, và nó giúp làm cho phong phú thêm về con người đó. Tôi đã chứng kiến được điều này rất là nhiều lần, tạ ơn Chúa. Tuy nhiên, tôi cũng ý thức được rằng có những cá nhân luôn phải phân vân rằng sẽ là lành mạnh hơn về mặt tinh thần lẫn tình cảm khi có cặp vợ-chồng và một gia đình hơn là phải sống một đời sống độc thân.
Và như tôi đã chia sẽ ở trên, mỗi một người được trở nên trọn vẹn ngay trong chính bản thân của người đó, và trong mối quan hệ với những người khác. Nhưng không thể nào đem điều đó ra áp dụng cho tất cả mọi người, hay dùng vô số cơ hội để kết nối với người khác, mỗi một người được quyền tự do lựa chọn, phương cách nào là đúng đắng nhất đối với sự hoàn thiện về cá nhân.
Đối với tôi, vấn nạn trên không phải là vì cách sống độc thân. Trong cuộc sống, điều kinh khủng đối với sự hòa hợp bên trong và sức khỏe tâm thần của một người đàn ông hay đàn bà, không phải là chuyện người đó độc thân hay có gia đình.
Tính nan giải của vấn đề đó nằm ở chổ là sau khi đã được tự do chọn lựa hay đã chọn một điều gì đó ảnh hưởng đến sự sinh tồn của mình, rồi thì lại thèm muốn những gì mà mình đã không chọn ngay từ buổi ban đầu, để tự mang đến cho chính mình với nhiều nổi băn khoăn, ray rứt, hay nói cách khác, “được voi đòi tiên.”
Chính vì thế, việc cứ mãi tiếp tục tìm đến một kiểu cách sống, một trong những cách đó chính là đặt tay trên trán và cứ tiếp tục nghĩ về quá khứ, thì đó chỉ là một cách cho thấy sự thiếu chính chắn, vốn có thể hủy diệt và tàn phá đi những cam kết hiện tại và thậm chí khiến cho người đó không thể nào có đủ khả năng để thực hiện những cam kết trong tương lai.
Tất cả chúng ta phải học biết cách đưa ra các quyết định và hiểu rõ được điều trên, trong bất kỳ mỗi quyết định nào mà chúng ta chọn lấy; chúng ta đã loại bỏ biết bao nhiêu phương án, và cứ đinh ninh rằng đó có phải là một sự chọn lựa đúng đắn hay không. Đó là lý do tại sao mà những quyết định đó, khi diện đối với những vấn đề nền tảng của cuộc sống, phải được đưa ra nếu chúng ta biết ý thức và chuẩn bị để cho những quyết định đó, ảnh hưởng đến cả cuộc sống của chúng ta.
Nếu một quyết định được đưa ra, và những cá tính còn lại thì lại đi theo hướng khác, thì sẽ không thể nào tránh khỏi một tình huống rối loạn cao giữa sự hài hòa về cá nhân và sức khỏe tinh thần, trong cả đời sống độc thân, cũng như đời sống hôn nhân.